Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

DU LỊCH AI CẬP

Fr: Loan Phan
Theo dấu chị Nguyện Thị Bạch Phương (Phố Nắng) đi thăm Ai Cập một tuần trước ngày cách mạng bùng nỗ.
DU LICH PHAN 1
Cairo và vài nét về sinh hoạt của người dân Ai Cập
Ai Cập (Arab Republic of Egypt) là một nước ở bắc Phi châu, diện tích khoảng 1 triệu km², dân số khoảng 80 triệu người.  Đây là quốc gia đông dân nhất Phi châu và vùng Trung đông.
80 triệu người Ai Cập sinh sống trên một vùng đất khoảng 40,000 km² (4% của cả nước), dọc theo sông Nile và tập trung tại thủ đô Cairo.  Dân số của Cairo là 20 triệu người, đông bằng dân số cả nước Úc.  Các bạn thử hình dung dân chúng của cả nước Úc dồn vào ở một thành phố thì nó sẽ đông đúc đến cỡ nào.
<br/><a href="http://oi53.tinypic.com/i405j6.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Thành phố Cairo bên dòng sông Nile, nhìn từ khách sạn Grand Hyatt


<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/fymknp.jpg" target="_blank">View Raw
Image</a>
Khu thương mãi của old Cairo - nhà cửa kiến trúc theo kiểu Pháp
Thành phố Cairo nằm sát sa mạc lại thấp hơn mặt biển cho nên rất bụi bậm.  Vùng new Cairo nơi tập trung các sở bộ của chính phủ, trung tâm thương mãi, khu nhà giàu thì không nói chi, nhưng ra đến khu old Cairo và Giza (giáp ranh với Cairo về phía nam) thì nhà cửa cũ kỹ và dơ bẩn hết biết.
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/r91xco.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Nhà cửa ở old Cairo, xây bằng gạch bùn (mud bricks).  Một số nhà tường không có tô hay sơn phết gì cả.
Ở Giza có những nơi trong thành phố còn có cái gọi là “trash canal”, nghĩa là những con kênh rác ngay giữa đường.  Đây là những con kênh đào, không biết có từ bao giờ, mà luồng nước được dùng để chuyển tải rác từ thành phố ra biển!  Có lẽ gần đây chính phủ Ai Cập cũng thấy là những con kênh rác này không mấy hợp vệ sinh nên đã cho lấp bớt một số rồi, số còn lại sẽ ... từ từ... lấp tiếp.
<br/><a href="http://oi51.tinypic.com/b98689.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Kênh rác giữa đường phố Giza (té xuống đó là ... chít liền)!
Tôi nói “từ từ” là tại vì các bạn có biết là ở Ai Cập người ta chỉ làm việc có 5 giờ một ngày hay không?  Yeah, từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều.  Sướng chưa! 
Họ nói mùa hè nóng nực quá, nhiệt độ trên 38º C, có khi lên đến gần 50º C, làm việc nhiều không nổi.  Đồng ý là mùa hè nong nực, nhưng còn mùa đông thì sao?  Mùa đông Ai cập khí hậu mát mẻ, giống như mùa đông ở Brisbane, nhưng họ cũng vẫn làm việc 5 tiếng đồng hồ mà thôi!
Ngày nghỉ cuối tuần chính thức là ngày thứ Sáu.  Nếu bạn là người theo đạo Hồi thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và thứ Năm, nếu bạn theo đạo Thiên Chúa (Christian) thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và Chủ Nhật và nếu bạn theo Do Thái giáo thì bạn sẽ được nghỉ thứ Sáu và thứ Bảy.  Tôi không biết các sở  bộ  và  công ty sắp xếp nhân sự của họ ra sao but I’m not kidding, this is official!
Giao thông ở Cairo có lẽ giống Việt Nam, nghĩa là mạnh ai nấy chạy (họ cũng có truyền thống 6 ngàn năm “chen lấn”), không theo “lane” liếc gì cả.  Người bộ hành muốn qua đường thì cứ liều mạng mà qua, chứ chờ đến tết Ả rập thì cũng sẽ không có chiếc xe nào nhường cho đâu. Trên xa lộ người Ai Cập chạy xe khá nhanh, khoảng 70-80 km/giờ.  Sang lane thì vèo một cái là sang.  Còi thì cứ bóp in ỏi.  Đâu xe thì tự nhiên như người Hà Lội, nghĩa là đậu hàng hai hàng ba, bít đường ráng chịu!
Xe hơi thì đa số là xe của Pháp.  Trừ những chiếc xe xịn như Mercedes, BMW của các nhà triệu phú Á Rập là lành lặn, bóng loáng, còn phần lớn xe chạy trên đường là những xe cũ (cũ ơi là cũ) trầy trụa, móp méo và bụi bậm.  Ai Cập không có bảo hiểm xe cộ, cho nên chạy xe mà bị đụng thì... ráng chịu!
Xăng thì rẻ hơn... nước lã!  Một lít xăng unleaded giá 1 Egyptian pound, tương đương với 18 cents tiền Úc...  
Đồ ăn Ai Cập thì tôi chưa ăn và cũng không biết món nào để thử cả.  Ở trong khách sạn hay trên du thuyền, người ta dọn ăn toàn đồ Tây.
Hai thành phố khác mà tôi đi qua là Luxor và Aswan ở miền nam Ai Cập thì tương đối sạch sẻ và thoải mái hơn.
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/20774gj.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Thành phố Aswan ban đêm (chụp từ sân thượng của du thuyền)
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/212xpxe.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Thành phố Luxor ban ngày
Nếu các bạn muốn mở rộng tầm mắt hay muốn tìm hiểu về lịch sử thì Ai Cập là một nơi nên đi, còn như các bạn (nhất là các ông) muốn đi “ngắm ghệ” thì forget about Egypt đi, vì trên đường phố 99% là đàn ông, chỉ có 1% là đàn bà mà đa số là các bà già hay xồn xồn hoặc những phụ nữ trùm kín mít chỉ chừa cặp mắt mà thôi.  Không có những phụ nữ mặc y trang sexy kiểu Cleopatra à la Liz Taylor đi ngoài đường đâu mà ham!  He.. he... he ...
<br/><a href="http://oi54.tinypic.com/11jwzs4.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Phụ nữ Ai Cập đi chợ (không ăn mặc giống như Cleopatra Liz Taylor chút nào)
---------------------------------------------------------------------------------
DU LỊCH AI CẬP  (phần 2)
Kim tự tháp (Pyramids)
Có bạn hỏi tôi là không biết có tất cả bao nhiêu kim tự tháp ở Ai Cập. 
Xin thưa, có tất cả là 97 cái kim tự tháp LỚN.  Sở dĩ tôi nhấn mạnh ở chữ “lớn” là tại vì có nhiều nơi, cạnh một số kim tự tháp lớn, các bạn sẽ thấy có 3 kim tự tháp nhỏ.  Kim tự tháp lớn là lăng mộ của vua Ai Cập, còn 3 kim tự tháp nhỏ bên cạnh là của hoàng hậu và 2 đứa con (không cần biết vua có bao nhiêu người con, chỉ có 2 người là được có kim tự tháp riêng thôi).  Cho nên nếu tính luôn số kim tự tháp nhỏ đó thì con số sẽ lên đến mấy trăm.
<br/><a href="http://oi51.tinypic.com/hsui2q.jpg"
target="_blank">View Raw Image</a>
Kim tự tháp ở Giza (sát bìa bên mặt của hình có 3 kim tự tháp nhỏ nằm cạnh kim tự tháp lớn)
Kim tự tháp chỉ được xây cất cho vua và hoàng hậu vào thời Old & Middle Kingdoms mà thôi, sau đó người Ai Cập không xây kim tự tháp nữa. Kim tự tháp nổi tiếng nhất là 3 kim tự tháp ở Giza (nằm sát thủ đô Cairo), tiếng Anh gọi là "the Great Pyramids" hay "the Pyramids of Giza", được xây cất vào khoảng 2250 BC, tính đến nay cũng tròm trèm 4300 năm!!   
Nói đến kim tự tháp Giza thì không thể bỏ qua the Great Sphinx, tượng đầu người hình sư tử, biểu tượng cho sức mạnh và sự khôn ngoan.
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/oh0k8p.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
The Great Sphinx of Giza
<br/><a href="http://oi53.tinypic.com/wqzw5e.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Du khách sắp hàng vào xem hầm mộ (tomb chamber) của vua bên trong kim tự tháp. 
So sánh những du khách với kim tự tháp và the Great Sphinx trong hình, các bạn có thể thấy những kiến trúc này to lớn và hùng vĩ cỡ nào!
Nhưng “ấn tượng” nhất đối với tôi và Carolyn (con gái tôi) là cái màn cỡi lạc đà trên sa mạc Giza!  What an experience! 
Những con lạc đà này có thể nhịn ăn uống nhiều ngày liên tiếp và có khả năng thích ứng với khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.  Trước đây, người Ai Cập dùng chúng để chuyển tải hàng hoá. Nói thật khi ngồi trên lưng lạc đà, tôi cứ lo là con vật nổi hứng chạy nhanh thì tôi không biết làm sao cho nó ngừng,  cũng không chừng nó mới chạy mấy bước thì mình đã bị rớt ... phịt xuống đất rồi! 
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/32zt9ns.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Trên lưng lạc đà...
Đoàn du lịch của tôi gồm 23 người, 21 là người từ Úc và 2 người từ Anh quốc. Trong số 21 người ở Úc thì có 5 người ở Brisbane (Qld), đó là tôi và Carolyn, 2 cô gái trẻ và ...guess who else?  It’s Annastacia Palaszczuk! 
Các bạn ở Brisbane, nhất là ở khu người Việt, thì chắc ai cũng biết Annastacia Palaszczuk cả.  Cô ấy là dân biểu tiểu bang đơn vị Inala và là Bộ tưởng Đa Văn Hoá Sự Vụ và Dịch Vụ Người Khuyết Tật Queensland.
Đúng là “tha hương ngộ cố tri”!!  
<br/><a href="http://oi51.tinypic.com/2wguij9.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Annastascia Palaszczuk và Bạch Phượng
Vì là "friends" nên chúng tôi nhập bọn với nhau trong cuộc hành trình. Tuy nhiên đến thứ Ba 11/01/11 thì Annastascia Palaszczuk đã phải rời đoàn du lịch và trở về Úc gấp vì trong vai trò dân biểu và Bộ trưởng, cô có trách nhiệm cùng với chánh phủ tiểu bang ứng phó với cơn lụt đang kéo tới Brisbane. 
Trở lại với kim tự tháp thì kim tự tháp cổ xưa nhất của Ai Cập là kim tự tháp có nấc (tiếng Anh gọi là Step Pyramid of Djoser) ở Saqqara.  Saqqara nguyên là một nghĩa điạ thời cổ xưa, nằm ở phía nam của thủ đô Cairo.  Step Pyramid được xây cất vào khoảng 2600 BC và do tể tướng Imhotep kiến trúc.  Người Ai Cập phục tài của Imhotep và sau đó đã phong thần cho ông.  Tính đến nay thì Step Pyramid cũng được khoảng 4800 tuổi!!
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/2u8app4.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Toàn cảnh Step Pyramid và đền Saqqara Temple (Step Pyramid đang được trùng tu)
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/9an5as.jpg"
target="_blank">View Raw Image</a>
Mặt tiền của Saqqara Temple
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/14946rq.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Mặt sau của Saqqara Temple, dẫn ra một quảng trường rộng lớn trước Step Pyramid
Tất cả những kiến trúc Ai Cập cổ xưa đều được xây bằng đá.  Từ nền nhà, tường, cột và nóc đều bằng đá hết. Những tảng đá nặng cả tấn được chồng chất lên nhau, không dùng xi măng hay bất cứ loại keo hồ nào, những vẫn dín chặt vào nhau qua hàng ngàn năm mặc cho bao mưa nắng, thăng trầm ...
-----------------------------------------------------
DU LỊCH AI CẬP  (phần 3)
Đi thuyền trên sông Nile (cruise on the Nile)
Ngoài việc tham quan những di tích lịch sử như kim tự tháp, lăng mộ và đền đài, du khách đến Ai Cập không thể nào bỏ qua việc đi thuyền trên sông Nile. 
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/28umuc5.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Những con tàu chở du khách xuôi ngược trên sông Nile
Này nhé, các bạn hãy tưởng tượng mình vừa tắm nắng vừa nhâm nhi ly cocktail trên sân thượng của du thuyền. Bạn ngắm cảnh thôn quê êm đềm và những thị trấn nhỏ dọc theo bờ sông Nile. Xa xa có vài cánh chim bay lượn.  Bầu trời trong xanh, không khí thật yên tĩnh, trong lành, chỉ có tiếng rù rì của máy tàu vẹt sóng...
Hay khi chiều buông xuống, bạn ngồi bên tách cà phê, nhìn những tia nắng cuối cùng của hoàng hôn sắp tắt lịm ở chân trời, phản chiếu trên những gợn sóng nhỏ nhấp nhô của sông Nile, mà quên hết những phiền muộn của cuộc đời...
It’s sooooooo relaxing, vô cùng thoải mái và thơ mộng..... 
Những tàu chở du khách trên sông Nile là loại “thuyền khách sạn”.  Có khoảng 1400 con thuyền như vậy ngược xuôi trên sông.  Số tàu nhiều đến nỗi khi cặp bến phải đậu hàng ba hàng tư, nghĩa là bạn phải đi xuyên qua các tàu khác trước khi đến tàu của bạn.
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/352ogus.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tàu Ms Farah
Con tàu mà tôi đi có tên là Ms Farah (tàu nào cũng là Ms hay Miss hết). Ms Farah có 4 tầng, không tính hầm máy,  với khoảng 50 phòng trọ (double rooms) cho khách: 
   - tầng 1 là phòng ăn
   - tầng 2 là reception desk và quán cà phê
   - tầng 3 là phòng trọ cho khách và shops bán nữ trang, đồ souvenirs và quần áo
   - tầng 4 là phòng trọ cho khách, phòng tập gym và phòng massage 
   - và trên hết là sân thượng với quán rượu và cà phê, có hồ bơi và ghế để du khách tắm nắng.
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/md2veh.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tầng 3 - shops trên tàu
<br/><a href="http://oi54.tinypic.com/1y4gag.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Phòng trọ trên tàu - từ cửa sổ có thể nhìn thấy cảnh vật trên bờ sông Nile
Quán rượu và cà phê trên sân thượng của tàu Ms Farah
Đa số những cruise chỉ đi từ Luxor đến Aswan hay ngược lại mà thôi (không có đi tới Cairo).  Khoảng cách giữa thành phố Luxor và Aswan chỉ chừng 300 km, chạy xe hơi thì vài tiếng đồng hồ là tới, nhưng Ms Farah thì tà tà lướt trên sông, có lúc chạy ban đêm, có lúc chạy ban ngày, và ngừng ở thị trấn Edfu, nơi có một ngôi đền nổi tiếng cho du khách tham quan.
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/2nqyy4x.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cặp bến ở thị trấn Edfu
Từ Luxor đến Aswan, tàu phải đi qua một cổng đập.  Mỗi con tàu đi qua cổng đập mất khoảng 30 phút, cho nên vào mùa du lịch cao điểm số du thuyền nhiều đến nỗi có khi phải chờ cả mấy tiếng đồng hồ mới qua được. 
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/mj577.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cổng đập trên sông Nile
Trong lúc những con tàu chở du khách ngừng lại trước cổng đập thì dân làng chèo thuyền nhỏ ra để bán hàng. Bạn sẽ thấy những người đàn ông mặc quốc phục Ai Cập (again không có đàn bà) lớn tiếng rao hàng (tôi nghĩ vậy chớ chẳng hiểu họ nói cái gì). Họ giơ hàng lên cho du khách xem (thường là quần áo, khăn quàng cổ hay đồ mỹ nghệ).  Du khách trên tàu có thể trả giá (mệt!) và sau khi ngã giá xong xuôi thì người bán bỏ hàng vào bọc nhựa và ... quăng lên thuyền.  Du khách bỏ tiền vào bọc và ...quăng xuống cho họ! 
Geez...  what a hell of a way of doing shopping!  Vậy mà trên tàu của tôi cũng có người mua hàng kiểu này đấy.
heo lời của người tour guide thì lối buôn bán này có từ lâu.  Xưa kia hàng hoá buôn bán kiểu này là những sản phẩm tốt của địa phương, nhưng ngày nay thì vàng thau lẫn lộn, du khách nên cẩn thận, nếu không mua lầm thì... ráng chịu!
Nhân viên trên tàu thì toàn là đàn ông (đã nói rồi, ở Ai Cập rất ít thấy phụ nữ ra đường, buôn bán hay làm việc ở công sở mà).  Mỗi ngày họ dọn ăn 3 bữa:  sáng, trưa và tối.  Ăn sáng và ăn trưa thì thường là buffet, có khi họ dọn BBQ cho bữa ăn trưa để gọi là “thay đổi không khí”.  Bữa tối thì là dinner à la carte gồm có entree, soup, main course và dessert.  Tôi thích dinner nhất.
Du khách thường rời tàu đi xem các di tích lịch sử vào buổi sáng, trong lúc đó thì nhân viên trên tàu sẽ dọn phòng, làm giường cho khách.  Chuyện này thì không có gì lạ.  Nhưng điều thú vị đối với du khách trên chiếc Ms Farah là mỗi ngày, nhân viên phục vụ đều “sáng tác” một “tác phẩm nghệ thuật” bằng khăn lông để tặng cho khách.  Xin mời các bạn xem vài hình ảnh dưới đây.
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/11b50n7.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tác phẩm "rắn"
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/20isw28.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tác phẩm "chó"
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/2s9c40i.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tác phẩm "thiên nga"
<br/><a href="http://oi54.tinypic.com/2s8jl2h.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tác phẩm "nằm chơi xơi nước"
<br/><a href="http://oi55.tinypic.com/1z6bg2c.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Tác phẩm "hai cô gái" -  Tác phẩm này nhân viên phục vụ sáng tác để tặng 2 cô gái Úc trẻ ... (hình này chụp trong phòng 2 cô)
Một buổi tối Ms Farah có tổ chức Egyptian dress disco cho khách.  Nhiều ông tây bà đầm trên tàu cũng chịu khó ăn mặc đồ Ai Cập coi cũng vui lắm.  Tôi thì quá mệt mỏi vì cả ngày đi bộ nên về phòng xem TV tin tức lụt lội ở Brisbane rồi ....phêêêê luôn, không có tham dự disco!
<br/><a href="http://oi51.tinypic.com/rszlth.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Anyone wants to try an Egyptian dress?
-------- -------------------------------------------------------
DU LỊCH AI CẬP  (phần kết)


Những đền đài cổ xưa tại Ai Cập
Vai trò của người hướng dẫn viên du lịch (tour guide) rất quan trọng, nhất là khi bạn đi xem những di tích lịch sử cổ xưa như Ai Cập.
Tour guide của đoàn du lịch của tôi tên là Saleeb.  Anh này là một Egyptologist (chuyên gia Ai Cập học) và cũng là một nhà khảo cổ (archeologist) đã từng du học ở Mỹ và Đức. Saleeb nói tiếng Anh hết sức lưu loát, không có accent Ả Rập nặng nên rất dễ nghe, và đặc biệt là anh ấy có lối giải thích những di tích lịch sữ hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, nghe hoài không chán. 
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/20r38dh.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Saleeb, hướng dẫn viên du lịch, đang giải thích về di tích lịch sử tại một ngôi đền
Tại Ai Cập, ngoài các kim tự tháp, tôi được đi xem những nơi như sau:
  - Bảo tàng viện Cairo:  nơi cất giữ vô số cổ vật và mấy ngàn xác ướp của Ai Cập
   - Valley of the kings (thung lũng của các vua):  nơi đây là chỗ lăng mộ của vô số vua, hoàng hậu và hoàng thân (như các vua Ramses, Thutmes và Tutankhamun (vào thời những triều đại này người Ai Cập không xây kim tự tháp nữa nhưng họ đào những lăng mộ hiểm hốc sau dưới lòng đất, cũng nhiều công phu không kém)
   - tượng Colossi of Memnon
   - các đền thờ nổi tiếng như:
       . đền thờ của nữ hoàng Hatshepsut , Karnak Temple và Luxor Temple tại Luxor
       . Edfu Temple, Kom Ombo Temple tại Edfu
       . Philae Temple tại Aswan
       . Abu Simbel Temple cách Aswan 290km về phía tây nam
   - Đập nước High Dam tại Aswan
   - The Hanging Church, St George Church và đền Salah Al Din tại Cairo (những kiến trúc này thì “mới” hơn chỉ vài trăm năm thôi).
Có những nơi người ta không cho chụp hình chẳng hạn như trong bảo tàng viện hay tại Valley of the kings.  Có thể là vì lý do an ninh, cũng có thể là vì người ta muốn giữ độc quyền phổ biến các hình ảnh những nơi này.
Tại những ngôi đền, du khách sẽ thấy vô số hình ảnh và ghi chú bằng hierogliph (chữ cổ Ai Cập) trên khắp các bức tường. Saleeb, anh chàng tour guide,  giải thích rằng không phải tất cả các vua của Ai Cập đều là pharaoh.  Chỉ có một số vua là được phong pharaoh thôi, có nghĩa là ông ấy vừa là vua vừa được xem như là thần (god).  Muốn biết vua Ai Cập nào được phong pharaoh thì căn cứ vào hình vẽ trên các vách đá hay tượng: có râu, áo có cái đuôi, đội mão, và đặc biệt là đi chân không và trong tư thế đứng thì luôn luôn chân trái bước tới trước.   Những vua không phải là pharaoh thì hình vẽ có mang dép (sandals) và hai chân đứng ngang nhau.  Interesting?
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/2nqh7hv.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Hình vẽ tiêu biểu của một pharaoh và tượng của pharaoh Ramses II tại Abu Simbel (đi chân không và chân trái bước về phía trước)
Vị vua Ai Cập mà nhiều người biết đến nhất có lẽ là Tutankhamun.  Không phải vì nhà vua này có nhiều công trạng với Ai Cập (vua này lên ngôi lúc 9 tuổi và chết lúc 19 tuổi) mà là vì lăng mộ của ông còn nguyên vẹn, không bị cướp bóc hay phá hoại, khi các nhà khảo cổ phát hiện ra vào năm 1922 tại Valley of the kings.
<br/><a href="http://oi51.tinypic.com/2moz7kz.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Cổng vào Valley of the kings - qua khỏi đây du khách không đuợc chụp hình
Mặt nạ vàng khảm ngọc của Tutankhamun (cũng như rất nhiều báu vật khác của vua này), hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Cairo, đã trở thành biểu tượng của Ai Cập cổ xưa giống như hình ảnh của kim tự tháp vậy. 
Hình internet vì trong bảo tàng viện không cho chụp hình. 
Ở ngoài mặt nạ (death mask) của vua Tutankhamun cũng đẹp như trong hình
Xác ướp của vua Tutankhamun vẫn còn để trong hầm mộ của ông tại Valley of the kings, cho mọi người xem.
Cũng hình internet vì trong lăng mộ không cho chụp hình.
Ở ngoài xác ướp của vua Tutankhamun cũng y như vậy.
Những tài liệu về Cleopatra VII được ghi khắc trong đền Kom Ombo.  Tại đền này người ta cũng tìm thấy những tài liệu nói về những dụng cụ y khoa dùng vào thời đó.
<br/><a href="http://oi56.tinypic.com/2epk20i.jpg"
target="_blank">View Raw Image</a>
Hình của Cleopatra VII được khắc trên vách của đền Kom Ombo. 
Cleopatra được người Ai Cập phong pharaoh, việc này được biểu tượng qua hình bà không có mang dép và chân trái bước về phía trước.
Những ghi chú về dụng cụ y khoa dùng vào thời cổ được ghi khắc trên tường.  Thời đó đàn bà sanh con thì ngồi trên một loại ghế thấp.
Philae Temple và Abu Simbel Temples mà du khách đến xem hiện nay xưa kia vốn không phải ở vị trí này.  Sau khi chính phủ Ai Cập cho xây đập nước High Dam tại Aswan vào năm 1960, thì nguy cơ nước ở lake Nasser sẽ dâng lên và làm ngập nhiều ngôi đền cổ.  Chính phủ Ai Cập lúc bấy giờ rất nghèo (hậu quả của việc theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của tổng thống Nasser sau khi Ai Cập được độc lập), cho nên Unesco đã bỏ tiền ra để dời 8 ngôi đền lên chỗ cao hơn. 
Trong số 8 ngôi đền được “cứu” thì Philae Temple và Abu Simbel Temples là nổi tiếng nhất. 
Công trình dời Philae Temple kéo dài 10 năm.
<br/><a
href="http://oi55.tinypic.com/2qs3pqq.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Philae Temple được dựng lại trên một hòn đảo ở Aswan
Abu Simbel Temples là những ngôi đền được khoét và khắc trong núi, cho nên muốn dời 2 ngôi đền này, người ta đã phải cắt cả một khoảnh núi chưá những ngôi đền đó thành từng tảng, mỗi tảng trung bình nặng 20 tấn, và dời đến một vị trí mới cao hơn 65m và cách sông Nile 200m và ráp lại đúng theo phương vị nguyên thuỷ.   Công trình này kéo dài từ 1964 đến 1968 mới hoàn tất.  Thật đúng là dời non lấp biển!
<br/><a href="http://oi52.tinypic.com/55hz6p.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Abu Simbel Temples:  bên trái là đền của pharaoh Ramses II và bên phải là đền thờ của vợ ông, hoàng hậu Nefertari.
Đền thờ Ramses II được thiết kế đặc biệt, mỗi năm vào ngày 22 tháng Hai và ngày 22 tháng Mười, ánh sáng ban mai của mắt trời
sẽ rọi xuyên suốt ngôi đền và chiếu sáng 4 bức tượng của ông, đặt trong miếu thờ tận trong cùng của đền.
<br/><a href="http://oi54.tinypic.com/mlrw20.jpg" target="_blank">View Raw Image</a>
Dưới chân pharaoh Ramses II
Có đến tận nơi, nhìn tận mắt bạn mới cảm nhận được sự hùng vĩ của những di tích lịch sử nói trên.  Bỗng nhiên tôi cảm thấy bùi ngùi và nhớ đến những câu hát trong bài Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên (xin đổi 3 chữ cho thích hợp với Ai Cập) :
“Người xưa đâu, mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu,
Lầu các đâu, nay thấy chăng ‘đồi hoang kia’ một màu...”
--o0o--
So với Ai Cập có 6000 ngàn năm lịch sử, thì nước Úc chỉ là một em nhỏ mới hơn 100 tuổi mà thôi.  Nhưng so với người dân Ai Cập thì người dân Úc sung sướng hơn gấp trăm lần.  Người dân Úc được ấm no, được học hành, được công bằng cơ hội, được tự do và dân chủ, trong khi người dân Ai Cập thì giàu nghèo quá cách biệt (nhất là dân ở làng quê rất nghèo) và chưa hoàn toàn được tự do và dân chủ.
Ai Cập như thế thì chắc Việt Nam cũng không hơn gì (tôi chưa trở về VN từ khi vượt biên tỵ nạn).
Đã nhận nước Úc là quê hương, cho nên đi đâu thì đi, tôi vẫn muốn trở về nhà ... 
I still call Australia home and I’m happy to be back!!  Smile
(hết)






                                         anh dep nguoi dep hung hoa