Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

WWW.TINTUCCAONIEN

BẢN TIN HÀNG TUẦN          
Số 12/2011   Ngày19/03/2011  
http://caonienbachhac.com/tintuccaonien12.html
                                
    --------            
  NỘI  DUNG
•    Tin tức lượm lặt
•    Kiếp làm dâu
•    Bản lãnh dân tộc Nhật nhìn qua thảm họa 11/3/2011
•    Công dụng của chất xơ
•    Nhật bản trước hiểm họa nổ lò phản ứng hạt nhân
•    Bức xạ phóng xạ và sự nguy hại đối với sức khỏe
•    Mây phóngxạ:mối lo ngại của cả thế giới
•    Phòng bệnh mất dần trí nhớ
•    Trí nhớ giảm sút phải làm sao?
•    Ánh nắng làm giảm tác động của thuốc
•    Biến đối khí hậu đe dọa sức khỏe con người
•    Phép”trẻsơ sinh-trị liệu”lần đầu tiên thực hiện tại Pháp
•    Bàn về trái đậu bắp trong việc trị liệu bệnh tiểu đường
•    Tạo ra bộ phận từ tế bào của bệnh nhân
•    Tiểu bang California có thể phải đối đầu với một trân bão khủng khiếp
•    Lan hạc trắng
•    Thượng mã phong và cao máu



TIN TỨC CAO NIÊN 12/2011
                                                                www.tintuccaonien.com

TINTỨC LƯỢM LẶT
clip_image002

Giáo sư Kai Vetter đang hướng dẫn cách đo phóng xạ tại UC Berkeley Theo Cơ quan Comprehensive Test Ban Treaty Organization vào thứ sáu 18/3 phóng xạ nguyên tử thoát ra từ các nhà máy điệnnguyên tử Fukushima đã lan tới California.Nhưng mức này rất nhỏ, thấp hơn mức có thể gây hại cho sức khỏe người dân hàng tỉ lần.
clip_image004

Trăng rầm vào ngày thứ bảy 19/3 sẽ to và sáng hơn bình thưởng vì ở vị trí gẩn trái đất nhất. Hiện tượng này rất hiếm vì lẩn cuối nó xẩy ra là vàotháng3năm 1993

clip_image006


Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép tiến hành các cuộc không kích nhằm ngăn chặn quân đội của tổng thống Libya trấn áp phe nổi dậy.Nghị quyết nói trên cho phép thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya, áp dụng "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân và áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội của tổng thống Libya Moammar Gaddafi.

Kiếp làm dâu...

Hoàng Thanh(bài do bạn  BaTran giới thiệu)
“Người mình thường hay than, ‘Khó như mẹ chồng’.
Nhưng đó là mấy bà mẹ chồng người Việt Nam, chứ chưa ai nếm mùi mẹ chồng người ngoại quốc như chị đâu, em à”. Chị Hương nói một hơi...
Tôi cười: “Mẹ chồng người Mỹ mà khó à? Em cứ tưởng người Mỹ mà lâu lâu gặp thì mình cứ ‘How are you?’ là xong ngay, vả lại thời buổi bây giờ đâu có ở chung đâu mà khổ, hở chị?”.
“Lầm to. Nhưng mẹ chồng chị đâu phải người Mỹ, mà là người... Nhật, vậy mới chết...”.
clip_image008

* Thưở ban đầu

Chị lấy chồng năm 1997. Chồng chị, anh Peter Ryoji Brown, là người Mỹ lai Nhật. Ba anh người Mỹ, mẹ người Nhật. Ban đầu chị để ý anh ở nét đẹp lai nửa Âu nửa Á. Khi hò hẹn, chị thích anh ở những điểm tốt mà người Mỹ và Nhật có được. Kiên nhẫn, tiết kiệm, dịu dàng, lo xa... của người châu Á. Óc cầu tiến, không gia trưởng, giúp đỡ vợ... của người Tây Âu. Chị tưởng rằng mình may mắn, nhưng có ai ngờ...
Khi chuẩn bị đám cưới thì anh nói: “Mẹ anh phản đối. Mẹ vui khi biết anh lấy vợ người châu Á, nhưng đến chừng biết em là người Việt Nam thì Mẹ không đồng ý”. Chị hỏi lý do. Anh kể: “Người chồng đầu tiên của Mẹ anh là người Việt Nam, nhưng sau năm năm chung sống thì hai người ly dị. Mẹ cứ nhắc hoài, ‘Đó là sai lầm lớn nhất trong đời Mẹ’. Mẹ nói: ‘Quen ông ấy, Mẹ đọc sách báo tìm hiểu về dân tộc và con người Việt Nam, Mẹ phục người Việt Nam lắm, họ anh hùng, chịu khó, cần cù, thông minh, đầy những đức tính tốt. Mẹ thương ổng cũng vì những điểm này. Thế mà khi lấy về hơn hai năm thì việc làm không suôn sẻ như trước, ông ta chán đời lao vào cờ bạc, rượu chè. Mẹ khuyên can dữ lắm, động viên chồng đứng lên làm lại. Ông ta có cố gắng, nhưng không may lại thất bại. Thế là ngựa quen đường cũ, ông lại rượu chè ngày đêm, về đòi tiền vợ. Mẹ không đưa, ổng đánh. Có lần về hạch tiền, Mẹ khóc đòi ly dị, thì ổng lớn tiếng, ‘Tôi thách bà, có đưa tiền không thì bảo?’, rồi ông ta tát tai Mẹ một cú như trời giáng. Sau này Mẹ hay nói với các con, Mẹ nhớ hoài cái tát tai đó. Giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Và Mẹ ly dị. Người Việt Nam  cho rằng người Tàu, người Nhật trọng nam kinh nữ, nhưng chính họ mới là những kẻ vũ phu nhất. Họ anh hùng trong chiến tranh, nhưng hèn nhát khi đối đầu với thất bại. Họ có thể đấu tranh đến cùng cho lý tưởng, nhưng lại mau bỏ cuộc buông xuôi khi sự đời không như ý. Hôm nay họ có thể bất khuất trước cái chết, nhưng ngày mai lại đầu hàng trước rượu chè, bài bạc...’”.
* Thuyết phục và thử thách

Anh Peter vì thương chị nên cố gắng thuyết phục Mẹ. Anh bảo: “Mẹ không thể vì một người mà quơ đũa cả nắm, đâu phải người Việt Nam nào cũng như ông ấy”. Mẹ nói: “Chẳng thà con lấy vợ Mỹ”, vì Ba anh - ông Michael Brown, chồng sau của Mẹ, người Mỹ, rất tốt và thương yêu Mẹ. Mất gần cả tháng năn nỉ ỉ ôi thì Mẹ nhượng bộ, nhưng với một điều kiện...
“Điều kiện gì vậy chị?”. Tôi tò mò hỏi ngay.
“Hết ý kiến”. Chị Hương lắc đầu. “Tại ảnh là con một, lại là trai, nên Mẹ ra điều kiện là chị phải sanh cháu trai cho bả, còn không thì anh phải bỏ chị, lấy vợ khác. Em coi, có bà mẹ chồng mà ác nhơn vậy không chứ. Nhưng tại anh chị thương nhau quá, nên cũng nhắm mắt đồng ý đại, cứ làm đám cưới rồi tính sau”.
“Thiệt tình”, chị Hương thở dài. “Đúng là ‘Con sâu làm rầu nồi canh’. Ông ‘sâu’ Việt Nam nào hồi đó quậy cho đã, giờ thì chị nhảy vô lãnh đủ nồi canh chua loét”.
* Nỗi lo của chồng

Nghĩ cũng tội cho ông xã chị. Anh Peter kể chị nghe nhiều về Mẹ anh lắm, anh chỉ mong là cơm sẽ lành, canh sẽ ngọt trong gia đình. Anh bảo: “Mẹ anh là mẫu người phụ nữ vừa cổ điển, vừa tân thời. Bà luôn gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp của người Nhật, đồng thời vẫn cố gắng học hỏi các điều hay của nước ngoài”. Chị bảo anh cho một ví dụ. Anh nói ngay: “Từ lâu lắm rồi, người phụ nữ Nhật sau khi kết hôn thì  không được giữ họ của mình nữa. Một cặp vợ chồng phải lựa chọn một họ duy nhất cho hai người, và theo phong tục Nhật Bản, thì đó phải là họ của người đàn ông. Phụ nữ Nhật luôn luôn bị xếp hạng thứ yếu trong kinh doanh, học thuật, chính trị, nói chung là trong mọi lĩnh vực, và phải làm hầu hết công việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Từ nhiều thập niên qua, ngày càng nhiều phụ nữ Nhật muốn có sự bình quyền, nên họ đã sử dụng tên họ thời con gái làm bí danh trong công việc. Mẹ anh là một trong những người đó. Khi lấy ba anh, Mẹ đã quyết định giữ họ của Mẹ - Nishimoto. Ba anh là người Mỹ, và ông không đặt nặng vấn đề này. Ông thường bảo: ‘Cái họ không quan trọng. Quan trọng là ở trái tim. Cho dù có thay đổi tên họ, nhưng có ích lợi gì chăng? Cái họ mới có thể làm người vợ không thay đổi tình yêu hay không?’. Và Mẹ anh rất thích những người chồng có được suy nghĩ như vậy”.
Kể xong rồi thì anh căn dặn chị: “Trên đời này, chỉ có hai người phụ nữ mà anh yêu thương nhất, đó là Mẹ và em. Thôi thì thương anh, em cố gắng vừa cổ điển, lại vừa tân thời cho Mẹ vui”. Chị cười phá lên: “Chèn ơi , anh muốn em trở thành con tắc kè hay sao chứ? Khi nào Mẹ anh xanh thì em cũng xanh, còn lúc nào Mẹ đỏ thì em phải ráng đỏ theo à?”. Ảnh cũng cười: “Thôi mà, ráng chút đi honey, anh sẽ thương nhiều...”.
* Gian truân khổ ải

Chị nhớ người mình có câu:
Dạy con từ thưở còn thơ
Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về...

Nhưng với chị, thì phải đổi là “Dạy dâu từ thưở bơ vơ mới về” mới đúng. Ngay từ những ngày đầu gặp mặt là bà Taiko Nishimoto - Mẹ chồng chị, đã làm khó dễ chị đủ điều. Chưa bao giờ bả cười với chị một lần. Tuy không ở chung, nhưng bà Taiko gọi phone cho chồng chị gần như mỗi ngày. Hai người luôn luôn nói với nhau bằng tiếng Nhật. Có lần chị nói lẩy là: “Hai mẹ con anh cố tình nói tiếng Nhật để nói xấu em chứ gì?”. Peter đáp: “Không đâu. Từ nhỏ Mẹ anh đã ra nội quy là người trong nhà, trong họ hàng đều phải nói với nhau bằng tiếng Nhật, dù rằng anh sinh ra tại Mỹ. Mẹ bảo đó là một trong các phương cách để bảo tồn văn hoá đất nước”. Nhưng chị để ý rằng có vài lần sau khi cúp phone, anh Peter cứ trầm ngâm. Chị hỏi thì anh bảo: “Không có gì”, nhưng linh tính cho chị biết là có. Có một lần anh hỏi: “Phụ nữ Việt Nam luôn luôn phục vụ, hầu hạ chồng phải không em?”. Chị hỏi lại: “Tại sao anh nói vậy?”. Ảnh đáp: “Mẹ nói là đàn ông Việt Nam là chúa gia trưởng, bởi vậy đàn bà Việt nam từ bao đời đã ngấm sâu vô máu sự nhẫn nhục, phục tùng và cam chịu. Mẹ muốn em phải phục vụ anh như ngày xưa ông chồng cũ đã bắt Mẹ vậy”. Chị bực mình gắt lên: “Mẹ anh khôn vừa thôi, phong tục cổ hủ của người Á Đông, sao Mẹ không giữ để hầu hạ chồng mình đi, mà lại bắt con dâu phải giữ kia chứ?”. Anh Peter thở dài...
Chưa hết, anh Peter bảo chị phải học làm sushi sao cho thiệt ngon để làm vui lòng Mẹ. Chị nói: “Thì mình cứ đi mua đem tặng Mẹ, nói là em làm, có sao đâu”. Ảnh cản: “Không được, Mẹ mà biết ra là từ mình luôn đó, người Nhật ghét nhất là nói dối. Thôi em ráng học đi, rồi hôm nào sang thăm Mẹ, em làm cho Mẹ vui”. Thương chồng nên chị học, nhưng khổ nổi chị không thích, mà cũng không ăn được món sushi, cá sống nó tanh làm sao ấy!
Giọng chị Hương đều đều: “Sinh nhật bà Taiko, anh chị đến thăm, và chị trổ tài làm sushi trước mặt Mẹ chồng. Ôi thôi, bả chê đủ điều. Nào là ‘Thế mà ai bảo là phụ nữ Việt Nam đảm đang, nấu ăn khéo? Có mỗi món cá sống cuốn mà làm còn không xong thì còn nấu được thứ gì?’. Ba chồng chị, ông Michael, xen vô vài câu bênh chị, bả gạt ngay, ‘Ông để tôi dạy my daughter-in-law’. Chị tức quá, bỏ ngang bữa tiệc sinh nhật, bước ra cửa đi về. Bả còn nói với theo: ‘Cô còn một cơ hội thôi đấy: Tôi đợi thằng cháu nội của tôi!’. Chị tức sôi gan. Anh Peter chạy theo chị. Tiếng bà Taiko: ‘Stop, Ryoji! She is your wife. I am your MOM, you hear that?’. Và thế là ảnh ở lại, chị về...”.
* Cũng may Trời thương


Chị giận không thèm nói chuyện với chồng cả một tuần. Peter cứ năn nỉ: “Người Nhật anh được dạy từ lúc nhỏ là ‘Vợ thì có thể nhiều , còn Mẹ thì chỉ một’, hơn nữa hôm đó là sinh nhật Mẹ, nên anh đành phải ở lại, mong em hiểu cho anh”. Chị lớn tiếng: “Thế thì anh chọn đi, tôi hay Mẹ anh?”. Ảnh gần khóc: “Anh chọn cả hai”. Lại thấy thương. Thế là làm lành. Và “cái đêm hôm ấy đêm gì?”. Ông Trời có mắt, nên chị có bầu thằng cu, chứ nếu không may là con gái, thì có lẽ bả bắt anh chị ly dị rồi...
Anh Peter mừng rỡ báo tin cho Mẹ. Dĩ nhiên là bả vui lắm. Thế là ngày nào Mẹ cũng gọi, kêu chồng chị mua thuốc thang đủ loại cho chị uống, mà toàn là thuốc cổ truyền của Nhật. Chị không uống, chồng chị cũng “dạ, dạ” cho Mẹ vui, nhưng không ép chị. Chưa hề bao giờ bà Taiko nói chuyện qua phone hỏi thăm chị lấy một tiếng. Chị tủi thân lắm, có bầu mà cứ khóc. Rồi thì bé John chào đời...
* Tức nước vỡ bờ

Bà Taiko không hề đến thăm chị ở nhà thương. Khi chị về nhà, bà đến thăm thường xuyên, nhưng vẫn cứ lạnh nhạt với chị. Hễ bước vào nhà là bà và Peter nói với nhau bằng tiếng Nhật, rồi bả cứ ẵm riết thằng cháu trai mà hôn hít, không thèm cám ơn người đã mang nặng đẻ đau đứa cháu đích tôn cho bà lấy một lời. Ngày lại, ngày qua, nằm trên giường dưỡng sức, chị suy nghĩ nhiều và hận lắm. Hận Mẹ chồng, hận người đàn ông Việt Nam nào đó mà chị chưa hề gặp mặt, hận luôn cả những hủ tục của người châu Á gồm cả Việt Nam và Nhật Bản. Chị cay đắng nhận ra rằng, “Ngay cả ở nước Mỹ tự do này mà vẫn còn có những nàng dâu đau khổ, nhưng nỗi lòng này biết tỏ cùng ai?”.
Có một hôm chị bệnh. Bà Taiko phone cho biết là bà sẽ tạt qua thăm thằng cháu nội và cho nó mấy món quà. Anh Peter nói là anh phải chở chị đi bác sĩ. Bà nói: “Sao, phụ nữ Việt Nam giỏi giang lắm mà, bao người trong chiến tranh một tay nuôi chồng, nuôi con, vậy mà không tự đi bác sĩ một mình được à?”. Rồi bà bảo chồng chị ở nhà để bà qua thăm John, kêu chị tự lái xe đi một mình đi. Khi nghe anh Peter kể lại, chị tức điên lên được. Chị nói to với chồng: “Mấy năm nay, tôi nghe lời anh, ráng ‘cổ điển’ mà chiều Mẹ anh. Giờ thì tôi ‘tân thời’ cho anh và Mẹ anh biết. Tôi làm tắc kè bao lâu đủ rồi. Mẹ anh muốn xanh thì tôi phải xanh sao? Rồi lúc bả đỏ thì tôi phải đỏ kia à? Giờ thì hễ bả trắng là tôi đen, còn bả đen thì tôi trắng”. Rồi chị đùng đùng lái xe đi, mặc cho ảnh chạy theo gọi ơi ới kêu chị lại.
* Dâu kỵ Mẹ, cháu chẳng thương bà


John ngày càng lớn. Từ nhỏ, cháu đã sớm nhận ra ngay là bà nội không thích Mẹ. Mỗi dịp đầu năm, Christmas, Lễ Tạ Ơn, sinh nhật... chị không muốn qua thăm gia đình chồng nữa. Anh Peter chở John đi thôi, chị ở nhà. Mà cứ về là John kể bô bô những gì bà nội nói không tốt về Mẹ nó. John nói được tiếng Mỹ, tiếng Việt và tiếng Nhật. Cháu khôn trước tuổi, và biết khi nào, những gì nên nói với Mẹ, với Ba, với bà nội, và bằng thứ tiếng nào. John kể: “Hễ con bênh Mẹ là Nội la con. Giờ con không thích Nội nữa. Con nói Daddy là mai mốt con không qua nhà Nội nữa đâu. Con thấy Daddy buồn...”. Chị cũng thấy lòng phân vân. Mẹ chị mất từ khi chị còn nhỏ. Chỉ có mỗi bà mẹ chồng, mà cứ cơm không lành, canh không ngọt, khổ cả đời chị một kiếp làm dâu.
* Giọt nước tràn ly

Tháng 12 năm ngoái là sinh nhật bà Taiko 70 tuổi. Ông bà làm tiệc rất lớn đãi mọi người, vì người Nhật cho rằng ai sống đến bảy mươi là người ấy đã làm nhiều việc phước đức mới được như vậy. Chị ráng vui vẻ cùng chồng con sang mừng tuổi Mẹ. Chị đi mua tất cả những thứ gì mà anh Peter biết là Mẹ thích. Khi tặng, chị đưa bằng cả hai tay, “For you, Happy Birthday, Mom”. Chị biết là chị đã làm hết sức. Bả cười nhẹ, nói gọn lỏn, “Thank you”, rồi quay sang mở những món quà khác của bạn bè, mà không hề ngó ngàng gì đến gói quà mà chị đã tốn cả ngày trời đi lựa. Chưa hết, bà sắp xếp cho mọi người ngồi ở bàn trên, cả bạn bè, họ hàng, anh Peter, và... cả thằng John, mới 9 tuổi. Còn chị, bà để chị ngồi bàn sau bếp với đám trẻ con, toàn là bọn con gái. John đòi chị lên ngồi cùng với cháu. Chị lắc đầu bảo: “Con cứ lên ngồi với Nội, vì con là con trai. Mẹ về”. Chị bỏ về ngang buổi tiệc, văng vẳng phía sau tiếng con khóc...
Tới nhà, cứ nằm trên giường mà chị không sao ngủ được. Chị quyết định sẽ nói với chồng rằng, “Một là mình ly dị, còn hai thì em thề sẽ không nhìn mặt Mẹ anh nữa”. Nhưng chờ mãi không thấy chồng và con về. Cuối cùng sốt ruột, chị gọi cell anh, không ai bắt. Linh tính có chuyện chẳng lành, chị cứ nằm cầu nguyện. Gần nửa đêm , Peter gọi, cho biết là anh và ba đang ở bệnh viện, vì Mẹ anh bị nhồi máu cơ tim. Anh nhờ chị đến đón con, vì cháu còn đang ở nhà bà nội với ông chú. Chị lo lắng lái xe đến chở con về. John kể: “Khi Mẹ bỏ về, con khóc và chạy lên phòng trên, con nói to với Nội, ‘Grandma, you're not nice to Mommy. I  don't love you anymore’. Tự nhiên Nội quay lại nhìn con, rồi Nội té xuống đất. Ai nấy xúm lại đỡ Nội, con sợ quá chừng. Daddy và Grandpa vô nhà thương với Nội, Daddy nói con ở nhà chờ Mẹ tới đón”.
* Tan biến mọi giận hờn

Tự dưng lúc ấy, chị quên hết mọi chuyện. Không còn nhớ gương mặt lạnh lùng của bà mẹ chồng mà chị từng ghét cay ghét đắng. Không còn nhớ hai tiếng “Thank you” khô khốc từ miệng bà. Sáng hôm sau, chị chở con vô bệnh viện. Bà vừa trải qua ca mổ tim. Bác sĩ bảo: “Rất may là người nhà đã chở bà vô kịp lúc, nếu không thì...”.
Anh Peter túc trực ở bệnh viện đêm ngày. Khi tỉnh lại, đôi mắt bà đờ đẫn, mỏi mệt. Bà ráng gượng cười với chồng, với con. Chợt nhìn thấy chị, một thoáng ngạc nhiên trên nét mặt, rồi bỗng dưng chị thấy mắt bà hoe đỏ. Hai mắt chị cay cay. Chị bước tới nắm tay bà, cái nắm tay lần đầu tiên sau 13 năm làm dâu. Chị lúng túng, chỉ mở miệng nói được một tiếng duy nhất “Mom”. Gian phòng bệnh viện im phăng phắc. Ông Michael mĩm cười. Anh Peter chảy nước mắt. Tiếng bé John vỗ tay: “Grandma, Mommy, I love both of you!”.
* Gia đình đầm ấm


Ngày rời bệnh viện, cả gia đình đến đón Mẹ. Bà yếu hơn trước nhiều, nhưng vẫn khá tỉnh táo. Bước vô nhà, ngồi vào ghế, Mẹ gọi chị lại và nói: “Helen, I'm sorry, forgive me”. Chị ôm bà và khóc. Hôm đó cả nhà dùng bữa cơm tối thật vui. Bà bảo chị không cần làm món sushi cho bà nữa, khi nào khoẻ hẳn, bà sẽ làm cho cả nhà ăn. Thường thì vốn liếng tiếng Anh của chị cũng đủ xài thôi, nhưng không hiểu sao lúc đó, chị lại muốn nói với bà vài câu tiếng Nhật mà anh Peter đã từng dạy, vậy mà chị quên sạch ráo. Chị buột miệng: “Taiko, Mom. I ... Japanese...”. Anh Peter hiểu ý nên anh hỏi: “Em muốn nói gì?”. Chị bảo: “Em mong Mẹ hiểu rằng dân tộc nào cũng người tốt, kẻ xấu. Nhưng dù là người Việt Nam hay Nhật Bản, thì trái tim con người vẫn luôn luôn còn chỗ để yêu thương và xóa bỏ những hiểu lầm”. Mẹ nghe anh dịch lại bằng tiếng Nhật, bà gật đầu. Rồi Mẹ cười, nụ cười dành riêng cho chị, mà mãi 13 năm chị mới có được...
Tôi có xin phép chị Hương chụp một bức ảnh gia đình chị. Chị hỏi chồng. Anh Peter hỏi Mẹ. Bà Taiko cười: “Thôi, tôi già rồi, và tôi có lỗi với con dâu tôi. Đừng đăng hình tôi lên báo, kẻo mọi người lại hiểu lầm là người Nhật nào cũng xấu như tôi”. Bà lại cười, lần này tôi thấy nụ cười của bà sao giống hệt nụ cười của Ngoại tôi khi xưa. Ngoại già và mất rồi, người Việt Nam, nhưng cũng khó tính không thua gì bà Taiko đâu đấy.
(Ghi theo lời kể của chị Helen Hương Phạm
Thứ Tư, 02 Tháng 3 Năm 2011 06:04


Bản lãnh dân tộc Nhật nhìn qua thảmhọa 11/3/2011

Từng đã làm cả thế giới phải thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến cả thế giới ngạc nhiên về tinh thần kỷ luật và tôn trọng luật pháp phi thường của họ Sau thảm họa đông đất và sóng thẩn khủng khiếp vừa qua, mọi người trên toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường đang diễn ra tại Nhật Bản : không hề có người hôi của mà ngược lại người dân Nhật tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự.

clip_image010
Người dân Nhật sống sót sau thảm họa tụ tập quanh đống lửa..
Thông thưởng sự hỗn loạn, trộm cắp luôn luôn xẩy ra sau các thiên tại như động đất, bão lụt và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn vắng mặt sau trận động đất mạnh 9 độ Richter tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều khẩu phần hạn chế thức ăn và nước uống .
clip_image012

Xếp hàng ngay ngắn bên ngoài một cửa hàng ở Sendai
Tại các trạm tẩu điện ngầm, dân chúng đứng chờ trong trật tự
clip_image014

CNN dẫn lời của Gregory Pflugfelder , một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia "Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản. Tôi không chắc từ ngữ đó có trong đầu người Nhật không nữa".
Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.
Trong khi đó, trong các thảm họa xẩy ra gần đây tại các nước khác ,như động đất năm ngoái ở Chile, lũ lụt năm 2007 ở Anh, hay bão Katrina ở Mỹ, tình trạng phạm tội và cướp bóc diễn ra táo tợn. Còn ở Haiti cho đến bây giờ-- một năm sau khi động đất xảy ra-- người ta vẫn còn ghi nhận các vụ hãm hiếp và cướp bóc tại những khu vực đổ nát mà chính phủ chưa thể dọn dẹp,
Ký giả Ed West của Daily Telegraph viết. "Có vẻ như điều ấn tượng hơn cả sức mạnh công nghệ của Nhật Bản là sức mạnh xã hội của quốc gia này., khi các siêu thị giảm giá và chủ cửa hàng còn mời mọi người nước uống khi tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót. Và ấn tượng hơn cả, không hề có chuyện hôi của "., Anh ta cho biết sự vắng mặt hành vi xấu xa này là hoàn toàn lạ lẫm trong xã hội loài người. Tình trạng hôi của tại Chile sau trận động đất năm ngoái tồi tệ đến nỗi quân đội phải nhập cuộc. Ngay tại Mỹ ở New Orleans cơn bão Katrina cũng gây nên tình trạng cướp bóc đến mức kinh hoàng.
Vậy đâu là lý do khiến Nhật Bản có được sức mạnh này? Các tờ báo lý giải điều này.
Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật
"Người Nhật đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn nhỏ - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn xâu vào tiềmthức bây giờ đã có hiệu quả".
Người Nhật đ ã được tôi luyện
Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.
Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt
"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy củ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.

Đứng về mặt tôn giáo, giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco cho biết đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Theo ông Nelson thì “khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”
Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa. Giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN. “Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ”–

Công dụng của chất xơ
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức ( bài do các bạn SungTrương-TruongLe giơi thiệu)
clip_image016
Chất xơ - Carbo-Fiber
Chất xơ là một hỗn hợp carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật.
Có 2 loại chất xơ:
-Loại không hòa tan trong nước có trong các loại hạt nguyên trạng, vỏ các loại hạt, rau, trái cây. Các chất này hút rất nhiều nước.
-Loại hòa tan trong nước có trong rau trái, gạo đỏ, yến mạch oats, lúa mạch (barley).
Nói chung, chất xơ có nhiều trong:
-Lá xanh của các loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ;
-Thực vật tươi, không chế biến
-Vỏ các loại hột và vỏ rau trái cây;
-Hạt nẩy mầm ( giá đậu).
Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào thì chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều người tin theo và khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ý.
clip_image018
1-Chất xơ với táo bón.
Vì không hòa tan trong nước và khi được ăn với nhiều nước, chất xơ có thể là môn thuốc an toàn và hữu hiệu để phòng tránh bệnh táo bón. Nó làm mềm và tăng lượng phân để bộ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khi vào đến ruột già, nó được vi sinh vật tranh nhau ăn, tạo ra nhiều hóa chất có hơi (gas) . Các hơi này kích thích ruột già làm người ta mót “đi cầu”. Một nhận xét cụ thể là trâu bò ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ nên phẩn rất to và mềm
2- Chất xơ với bệnh viêm túi ruột già:
Trên vách ruột già thường nổi lên những túi nhỏ tý tẹo, mà theo bác sĩ Lauren V. Ackerman của đại học Nữu Ước thì hầu như người lớn nào cũng có. Mỗi khi thức ăn bị ngưng đọng trong những túi đó thì gây ra tình trạng viêm túi ruột già (diverticulosis).
Vì không hòa tan trong nước, chất xơ có thể ngăn ngừa sự thành hình các túi nhỏ đó bằng cách giảm thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng của ruột già trong việc tống khứ chất phế thải.
Tại Western General Hospital bên Ái Nhĩ Lan, người ta có thể ngăn ngừa sự tái phát ở bệnh nhân mới giải phẫu bệnh viêm túi ruột bằng cách cho ăn nhiều chất xơ.
3- Chất xơ với ung thư ruột già:
Ung thư ruột già hiện giờ đứng hạng thứ nhì trong các loại ung thư ở Mỹ và gây tử vong cho nhiều chục ngàn người mỗi năm. Dinh dưỡng đã được nhắc nhở đến như một cách để phòng ngừa bệnh này.
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế công tư khác chủ trương và khuyến khích bằng cách giảm tiêu thụ chất béo và tăng thực phẩm có chất xơ. Các khuyến cáo này được kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ.
Có hàng chục cuộc khảo sát đã chứng minh chất xơ có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư ruột già. Một cuộc nghiên cứu ở bệnh viện Nữu Ước năm 1989 cho thấy là chất xơ ngăn chận sự xuất hiện của các mụn thịt thừa (polyp) ở ruột già và hậu môn. Những mụn này có khuynh hướng phát triển thành bướu ung thư.
Năm 1992, tờ công báo của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cũng thông báo kết quả một cuộc khảo sát rộng lớn cho thấy chất xơ giúp ngăn chận sự sinh trưởng của các mụn tiền ung thư (precancerous polyp).
Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ, Hội Ung Thư Hoa kỳ khuyên nên dùng từ 25- 30 gr chất xơ mỗi ngày.
4-Chất xơ với bệnh tim mạch:
Bác sĩ James Anderson của Đại Học Y khoa Kentucky, Hoa Kỳ đã dành nhiều chục năm nghiên cứu công dụng chất xơ với bệnh tim mạch và tiểu đường..Theo ông ta, chất xơ nhất là từ lúa mạch, giảm cholesterol bằng cách làm gan bớt chế tạo mỡ béo LDL và tăng HDL.
Nghiên cứu của bác sĩ Hugh Trowell, Anh quốc, thấy là bệnh tim mạch ở quốc gia này tăng đều cho tới năm 1939 rồi giảm trong thời kỳ chiến tranh, khi mà vì hạn chế thực phẩm dân ăn nhiều lúa mỳ có nhiều chất xơ. Sau thế chiến bệnh tim mạch lại gia tăng.
Một nghiên cứu khác cho người tình nguyện ăn nhiều bơ thì cholesterol lên rất cao, nhưng khi thêm chất xơ vào khẩu phần thì cholesterol giảm xuống tới 20%. Cholesterol cao trong máu đã được coi như nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch và là đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học cũng như câu chuyện để nói khi mọi người gặp gỡ.
5-Chất xơ với bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một nhóm bệnh trong đó đường glucose ở máu lên cao. Bệnh này do hoặc thiếu Insulin hoặc giảm tác dụng của Insulin trong cơ thể. Bệnh rất phổ biến và đưa đến nhiều điệu không tốt cho sức khỏe, khả năng làm việc, phẩm chất đời sống con người. Nó cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia vì số bệnh ngày càng gia tăng, người bệnh hoạn nhiều, rất tốn kém cho sự chăm sóc lâu dài.
Ngoài dược phẩm, hướng dẫn dinh dưỡng và thay đổi nếp sống có thể giúp giữ bình thường đường glucose trong máu. Dinh dưỡng rất công hiệu lại rẻ tiền, an toàn.
Theo kết quả các nghiên cứu của các bác sĩ James W. Anderson, thực phẩm có chất xơ có nhiều khả năng bình thường hóa đường trong máu, giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của Insulin. Theo ông ta, loại chất xơ hòa tan trong nước rất công hiệu vì nó tạo ra một lớp keo (gel) lỏng ngăn không cho đường hấp thụ vào ruột và có thể làm giảm đường trong máu tới 30%.
Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay bị chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Bác sĩ Anderson cho hay chất xơ có thể làm giảm loại mỡ này và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL.
6-Chất xơ với bệnh mập phì
Người bị phì mập thường vì ăn nhiều, nhất là chất mỡ, mà lại không sử dụng, nên năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Tiết chế ăn uống là điều cần thiết để giảm ký.
Phần nhiều thực phẩm giàu chất xơ đều nghèo chất béo, không có chất dinh dưỡng cho nên là món ăn lý tưởng cho những người muốn xuống cân.
Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ cần thời gian lâu hơn để ăn nhai, không được tiêu hóa và hấp thụ ở bao tử, thường làm người ta no mau và no lâu, do đó giảm nhu cầu ăn nhiều, một điều kiện để khỏi mập phì.
Chất xơ thiên nhiên có công hiệu hơn viên chất xơ.
7-Chất xơ với bệnh ung thư vú
Một nghiên cứu mới đây của Hội Sức Khỏe Mỹ Quốc (American Health Foundation) ở thành phố Nữu Ước cho thấy là cám lúa mì (wheat bran) rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước, có khả năng giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Từ đó người ta suy đoán rằng chất xơ trong cám lúa mì có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Các khảo sát về vấn đề này đang còn tiếp diễn
Kết luận
Mặc dù chất xơ được coi như món quà thiên nhiên mà Thượng Đế tặng cho loài người để tăng cường sức khỏe, như lời bác sĩ Denis Burkitt nói cách đây từ hơn 30 năm, nhưng hầu như chúng ta không tận dụng món quà đó.
Theo các nhà chuyên môn, mỗi ngày nam giới nên tiêu thụ 30gr, nữ ít hơn: 21gr chất xơ. Tuy nhiên nhiều người chỉ ăn rất ít. Có lẽ nhiều người thấy rằng sự ích lợi của chất xơ mới chỉ được biết tới qua kết quả quan sát cách ăn uống của dân chúng, trên các thử nghiệm chứ chưa được khoa học chứng minh.
Trong khi đó, theo thống kê, quý vị lão trượng dường như biết tới công dụng của chất xơ cho sức khỏe nên rất năng dùng. Đó là nhờ ở kinh nghiệm của tuổi già. Cho nên các vị này dùng nhiều rau, trái cây để có nhiều chất xơ ngõ hầu sức khỏe được tốt lành hơn.
Mấy điều nên nhớ khi định dùng thêm chất xơ:
-Coi xem mình cần ăn bao nhiêu mỗi ngày rồi tăng dần dần chứ không nên ăn quá nhiều ngay từ lúc ban đầu.
-Nhớ uống thêm nước vì chất xơ hút nước rất mạnh.
-Dùng vừa đủ với nhu cầu.
-Nên ăn nhiều loại chất xơ khác nhau.


Nhật bản trước hiểm họa nổ lò phản ứng hạt nhân sau vụ động đất và sóng thần


I- Sự nóng chảy hạt nhân (nuclear meldown)

Đây là một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng gây tổn hại đến tâm (core) của lò phản ứng (nuclear reactor) do quá nóng (overheating). Tai nạn này xẩy ra khi hệ thống làm lạnh (cooling system) tâm lò phản ứng bị hư hại quá nặng đến nỗi các thỏi nhiên liệu ( fuel rods)bị quá nóng và chảy ra. Tai nạn này được coi là hết sức nghiêm trong bởi vì các chất phóng xạ (radioactive materials) có thể thoát ra môi trường chung quanh. Ngoài ra sự nóng chảy cũng sẽ làm cho lò phản ứng trở thành bất ổn dịnh cho tới khi được sửa chữa mà công việc cạo và vứt bỏ cốt lõi của lò khá tốn kém
clip_image020

II- Làm sao ngăn chặn sự nóng chảy hạt nhân (How to Stop a Nuclear Meltdown)
Như ta đ ã biết do hậu quả của cơn địa chấn 8.9 và sóng thần, các lò phản ứng Fukushima (Nhật) đang ở trong tình trạng nguy hiểm có thể bị nóng chảy. Giải pháp cấp thời hiện nay là phải tái lập hệ thống điện. Mới nghe chắc bạn lấy làm ngạc nhiên vì tại sao một lò phãn ứng sản xuất ra điện bây giờ lại cẩn điện năng. Nhưng vấn đề tại lò số một của Trung tâm hạt nhân Fukushima Daiichi bắt nguổn từ nguyên nhân kép sau đây: cơn địa chấn 8.9 ngoài khơi Nhật bản vào ngày 11/3/2011 đã làm hư nguồn cung cấp điện chính của Trung tâm và sóng thần tiếp theo đã làm tê liệt nguổn cung cấp điện dư phòng (backup). Vì vậy Trung tâm hạt nhân này đã bị mất điện hoàn toàn, một tình huống mà các chuyên gia thống kê cho là khó xẩy ra…nhưng chẳng may đã xẩy ra cho Fukusima.
Vì mất điện nên lò số một của Trung tâm hạt nhân này không bơm đủ nước để làm nguội các thỏi nhiên liệu ở tâm lò –vì vậy vào sớm ngày chủ nhật 13/3 người ta đã quyết định cho tràn ngập lò với nước biển ( có sẵn vì Trung tâm gẩn biển) với hi vọng tránh được nạn nóng chảy hạt nhân.
Vấn để then chốt là phải làm sao sửa cho các máy phát điện ( cả AC lẫn diesel) tại Fukushima tái hoạt động hoặc đưa tới hiện trường những hệ thống đủ mạnh để bơm chất làm lạnh (coolant) vào trong lò hạt nhân với một tốc độ và một lưu lượng đủ để hạ bớt nhiệt trong lò

Nếu không thực hiện được điều này thì chỉ còn trông chờ vào sự phối hợp thời gian tốt (good timing) và sư may mắn.Sự phối hợp thời gian tùy thuộc vào các thỏi nhiên liệu mất nhiệt nhanh chậm ra sao. Sau trận địa chấn, lò hạt nhân đã ngưng hoạt động và như thế các thanh nhiên liệu đã bắt đầu nguội bớt. Lượng nhiệt phải làm ngưội rất lớn--tượng đượng với 50 megawatt—nhưng vì các thanh nhiên liệu uranium mất nhiệt theo dạng đường cong nên theo ước tính thì nếu các chuyên gia “cầm cự” được vài ngày thì có cơ may sẽ tránh được tai họa
Trong tình huống này , rắc rối ở chỗ là mọi việc tùy thuộc vào sư can dự của các sự cố xẩy ra. Báo cáo về sự hiện diện của Cesium 127 gây lo ngại là vì sự có mặt của nguyên tố này bình thường là dấu hiệu tâm lò quá nóng ,dù là chỉ trong một khoảng khắc. Các vụn phóng xạ được sản xuất khi phẩn tâm lò ở phiá trên mức nước làm lạnh bị phơi bày và sau đó trở thành quá nóng. Thời gian phơi bày chỉ cần lâu chừng 20 tới 50 phút cũng đủ để tạo đủ nhiệt để phóng thích cesium 127. Một trong những sản phẩm phụ khác của sự quá nóng là hidrogen, được sản xuất khi vỏ bọc zirconium của các thỏi uranium có phản ứng hóa học với nhiệt và hơi nước. Chính hydrogen này được cho là nguyên nhân của vụ nỗ tại Fukushima vào ngày thứ bảy 12/3 gây lo ngại cho các cộng đồng thế giới
clip_image022

Điều xẩy ra tiếp theo tùy thuộc vào sự kiện là liệu số lượng chất làm lạnh (coolant) đưa vào trong lò có đủ hay không hoặc liệu các thỏi uranium tự nó có nguội đủ nhanh hay không để tránh hiểm họa nóng chảy hạt nhân. Điều này cũng còn lệ thuộc vào sự mới cũ của các thỏi nhiên liệu: thỏi nhiên liệu càng mới thì càng nguội nhanh, thỏi nào càng cũ thì càng lâu nguội. Vì lẽ đó các lò hạt nhân tại Fukushima gặp rắc rối vì chúng đã được thiết kế từ cả nhiểu thập niên và theo báo cáo lò số một đã được dự trù từ trước là sẽ ngưng hoạt động vào cuối tháng 3 này
Nếu các thỏi uranium đủ nóng và phẩn ở trên mức cẩn thiết của chất làm lạnh (coolant) bị phơi bày thì những thỏi này sẽ bắt đầu nóng chảy..Nếu sự kiện này --được gọi là slumping—không được chặn đứng thì vật liệu sẽ tràn xuống sàn ngăn chặn (containment floor) và có thể ăn mòn sàn này để rồi phát tán ra môi trường chung quanh. Trong trường hợp này người ta vẫn còn có thể đưa đủ chất làm lạnh vào để ngăn chặn sự thiệt hại nhưng vì hình dáng các thỏi nhiên liệu đã mất vì nóng chảy nên khả năng bao quanh và làm nguội vật liệu phóng xạ của nước bị giảm nhiều. Điều xẩy ra là chúng ta có môt lượng lớn chất lỏng ở phiá trên đám bùn “nguy hiểm chết người” nhưng không bao quanh hoàn toàn nên đám bùn này vẫn tiếp tục ăn mòn ở phía dưới.
Tất cả những điều nói trên có thể xẩy ra chỉ trong vài ngày.Tại Fukushima—và trên khắp nước Nhật khi mà các toán cứu cấp đang nỗ lục tỉm kiếm người sống sót sau trận động đất và cơn sóng thần--- vấn đề chỉ còn là thời gian
III- Nhật Bản cố tránh ác mộng nóng chảy hạt nhân

http://www.youtube.com/watch?v=hPSV3l5ekF8

Sau vụ nổ khí hydrogène ở lò số một ngày thứ bảy 12/3, kịch bản tương tự đã xảy ra vào sáng thứ hai 14/3 với lò số ba của trung tâm hạt nhân Fukushima số 1 cách Tokyo 250 cây số về phía bắc, thải ra không khí bụi phóng xạ Cesium 127. Mặt khác, hệ thống làm nguội của lò phản ứng số hai được thông báo ngưng hoạt động vì bị hỏng. Những sự kiện bi quan trên đây cho thấy tình hình chưa kiểm soát được. Thông tin do chính phủ Nhật và ngành khai thác điện hạt nhân đưa ra rất rời rạc gây ra nhiều cách diễn giải khác nhau về mức độ hiểm nguy.
clip_image024
Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011.

http://video.foxnews.com/v/4584713/navy-crew-exposed-to-radiation-in-japan/?playlist_id=86857#/v/4584615/how-do-nuclear-plants-work/?playlist_id=86857
Sứ quán Pháp tại Tokyo kêu gọi kiều dân di tản về phía nam thủ đô để đề phòng bất trắc. Theo thẩm định của bộ trưởng năng lượng Pháp Eric Besson, tình hình tại Nhật « đáng lo ngại » vì đã có « rò rỉ phóng xạ ». Chính quyền Nhật cho nổ khí hydrogène để làm giảm áp suất bên trong nhà máy và để bảo vệ lớp bê tông bọc quanh lò phản ứng. Nếu vỏ bê tông không bể thì tình hình chỉ « nghiêm trọng », còn nếu như lò phản ứng bị nóng chảy làm tan cả vỏ bọc thì không tránh khỏi « thảm họa ».
Vấn đề là hiện nay không ai biết là liệu các biện pháp bơm nước biển để làm nguội các lò phản ứng có mang lại kết quả hay không. Đây cũng là trường hợp của lò số hai ngay tại trung tâm Fukushima.
Theo đúng phương án an toàn hạt nhân tại Nhật, 14 trên tổng số 55 lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc đã tự động ngưng vận hành trong lúc mặt đất bị rung chuyển vào ngày thứ sáu 11/3 khi trận động đất 8.9 xẫy ra.. Nhưng « tắt máy » một lò hạt nhân rất phức tạp, đòi hỏi thời giờ và phải có một hệ thống làm giảm nhiệt . Nếu không thì nhiệt độ lò phản ứng tăng dần, thiêu hủy vật liệu bảo vệ lò phản ứng và nổ tung như một quả bom nguyên tử . Đây là cơn ác mộng đã xảy ra tại Tchernobyl năm 1986 mà Nhật Bản và cả thế giới muốn tránh bằng mọi giá.
(xem vdeo : các tại họa hạt nhân tệ hại nhất.)
Vấn đề là trong số 14 lò phản ứng tại vùng Đông Bắc Nhật Bản tập trung tại 4 trung tâm hạt nhân, một số đã bị hỏng hệ thống làm lạnh(cooling system). Tại Fukushima, dưới áp suất của khí hydro, hai trong số 6 lò phản ứng đã bị nổ. Lò thứ ba đang được làm giảm nhiệt bằng nước biển nhưng chưa có kết quả. Tập đoàn Tepco dự trù đục lỗ đẻ làm giảm áp suất khí hydro bên trong nhà máy. Trong khi đó, trung tâm Onagawa, nơi xảy ra hỏa hoạn vào buổi đầu thiên tai, nay đã được đặt trong tình trạng báo động vì có lượng phóng xạ cao bất thường. Cuộc điều tra đang tiến hành để xem nguồn gốc phóng xạ này đến từ đâu, do bị rò rỉ hay đến từ Fukushima ? Cuối cùng là trung tâm Tokai, chỉ cách Tokyo có vài chục cây số, cũng bị ngưng hệ thống làm lạnh.
Mặc dù vận rủi liên tục xẩy ra cho quần đảo Nhật Bản, chính phủ tìm cách trấn an dân chúng. Bộ trưởng bộ chiến lược quốc gia Koichiro Gemba tuyên bố là hoàn toàn không có khả năng xẩy ra một vụ ''Tchernobyl''.
Không lâu trước giữa trưa 14/3, một vụ nổ được cho là nổ khí hydro đã làm vỡ các bức tường bên ngoài của tòa nhà chứa lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima làm 6 công nhân bị thượng. Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yukio Edano cho hay vụ nổ này tương tự với vụ nổ xảy ra tại lò số một của nhà máy hôm thứ Bảy 12/3. Các giới chức cũng báo cáo hệ thống làm lạnh ở lò số hai của nhà máy này bị ngưng hoạt động hoàn toàn, làm tăng mối lo ngại là sẽ xảy ra thêm một vụ nổ. Các giới chức nói rằng khối sắt bọc lò số 2 còn nguyên và không có nhiều rủi ro phát tán phóng xạ trên diện rộng, nhưng cư dân gần đó được lệnh ở trong nhà.
Gần 200.000 người xung quanh các nhà máy điện hạt nhân mà hệ thống làm nguội gặp trục trặc đã được di tản. Hàng không mẫu hạm USS Ronal Reagan của Mỹ, đang hoạt động ngoài khơi cách bờ biển Nhật khoảng 160 kilo mét để trợ giúp các nỗ lực cứu trợ. Viên chỉ huy mẫu hạm này cho biết các chiếc tàu của Mỹ đã tránh xa nhà máy Fukushima sau khi 17 binh sĩ hải quân bị nhiễm phóng xạ ở mức thấp. Ông nói thêm rằng số phóng xạ đó có thể được rửa sạch một cách dễ dàng

http://video.foxnews.com/v/4584713/navy-crew-exposed-to-radiation-in-japan/?playlist_id=86857
Bức xạ phóng xạ và sự nguy hại đối vi sc khỏe
Sau vụ cháy xảy ra tại khu nhà chứa lò phản ứng sô 4 tại Trung tâm hạt nhân Fukushima cách Tokyo 240km về phía Bắc vào ngày thứ tư 16/3 mức phóng xa thấp đã được đo thấy tại Tokyo gây hoang mang cho dân chúng thủ đô và làm thế giới càng quan tâm lo ngại. Các chuyên gia cho biết các thỏi nhiên liệu dùng rồi chứa trong bể ” làm nguội” tại lò phản ứng số 4 đã bị ảnh hưởng của vụ cháy và đã phóng thích thêm bụi phóng xạ vào khí quyển.
Theo các viên chức tại Tokyo, mức độ phóng xạ tại Tokyo có lúc đã lên tới gấp 10 lần mức bình thuờng nhưng không có nguy hại gỉ tới sức khoẻ của 13 triệu dân thủ đô. . Vào ngày thứ năm, Thũ tướng Naoto Kan khuyến cáo khoảng 140,000 cư dân ở trong chu vi 30km (18 miles) quanh Trung tâm Fukushima nên ở trong nhà , đóng các cửa sổ và tránh đừng hít thở không khí không trong sạch
Vào sớm ngày thứ tư 15/3 gió thổi qua Trung tâm về hướng bắc dọc theo bờ biển Thái bình dượng rồi sau đó từ tây bắc ra biển trong ngày.
Vì lo sợ bụi phóng xạ sẽ vượt qua Thái bình dượng nên dân chúng tại vùng Tây Bắc Thái bỉnh dương Hoa kỳ v à Canada đã hối hả đi mua thuốc potassium iodide để uống phòng chống ung thư, mặc dẩu chính quyền đã khuyên cáo là như vậy họ có thể phải đối diện với những vấn đề sức khỏe khác.
Để giúp qúi vị hiễu thêm vễ bức xạ phóng xạ và ảnh hưng cũa bức xạ này lên sức khoẻ chúng tôi xin tóm lược dưới đây một só điều căn bản

1- Bức xạ là gì ?

Năng luợng truyển đi dưới dạng sóng điện từ (electromagnetic wave) được gọi là bức xạ

Có hai loại bức xạ: bức xạ khôngg ion-hóa ( non-ionizing) và bức xạ ion hóa(ionizing)

Các loại bức xạ điện tử

Loại bứcxạ

(type of radiation

Tác dụng

(effects)

Nguồngốc

(source)

clip_image026

clip_image028

Bức xạ có đủ năng lượng để di chuyển các nguyên tử (atom) trong một phân tử (molecule) hoặc làm các nguyên tử rung động, nhưng không đủ năng lượng để bứt các điện tử (electrons ) ra khỏi nguyên tử được gọi là bức xạ không ion-hóa .Thí dụ: sóng âm,(sound wave) ánh sáng mắt thấy đuợc(visible light), và sóng vi ba (microwave)
clip_image030
clip_image032
Nguyên tử gồm có một nhân(nucleus) ở chính giữa và một hay nhiều điện tử mang điện âm(electrons) xoay quanh nhân như trái đất xoayquanh mặt trời. Trong nhân có proton(mang điện dương) và neutron (không mang điện). Bình thường số điện âm (do electron) và số điện dượng (do proton) trong một nguyên tử bẳng nhau.
Thành phần nguyên tử của mổi nguyên tố (element) mỗi khác. Tĩ dụ nguyên tử cũa nguyên tố hydrogen thường (protium) có một electron và một proton.
Nguyên tử của mổi loại nguyên tố có số nhất định electron và proton, nhưng có thể có số neutron trong nhân khác nhau.
Tĩ dụ các nguyên tử của nguyên tố hidrogen đểu có một proton trong nhân và một electron xoay quanh nhân, nhưng có thể có số neutron trong nhân khác nhau: 0 neutron, 1 neutron , 2 neutron. Nguyên tử hydrogen có 0 neutron là nguyên tử hydrogen thường (protium) còn các nguyện tử có 1 hay 2 neutron là nguyên tử của hai dạng khác của nguyên tố hidrogen .Ta bảo nguyên tố hidrogencó tổng cộng ba đồng vị (isotope): protium, deuterium và tritium
Các đổng vị cũa một nguyên tố có thể bển hay không bền (unstable). Thí dụ như hai đổng vị protium và deuterium của hidrogen thì bền nhưng đổng vị tritium lại không bền. Đồng vị này tự hủy biến theo thời gian để trở thành helium-3 và phóng thích tia beta. Tritium được gọi là đồng vi phóng xạ (radioisotope) của hidrogen
Bức xạ ion hoá là loại bức xạ có đủ năng lượng để bứt ra ngoài các điện tử (electrons) đang bị ràng buộc chặt chẽ bên trong nguyên tử để tạo ra ion. Danh từ “radiation” thường dùng để chỉ loại bứcxạ này. Các nhà khoa học lợi dụng tính chất của loại bức xạ này để sản xuất điện, hủy diệt tế bào ung thư và ứng dụng trong nhiểu tiến trình sản xuất
clip_image034
Electron bị bắn ra ngoài nguyên tử tạo thành một căp ion và đổng thởi bức xạ cao năng được phóng thích
Trong bảng trên đây các bức xạ từ bức xạ tử ngoại (ultraviolet) trở lên đều là bức xa ion hóa và có đủ năng lượng để bẻ gẫy các nối hoá học. Các tia X và tia gamma có năng lư ợng cực kỳ lớn nên có thể “tước lột “các điện tử của nguyên tử hoặc hơn nữa phá vỡ nhân (nucleus) của các nguyên tử
2- Tiến trình ion hóa
Sự ion hoá là tiến trình theo đó một phẩn mang điện của một phân tử.(thông thường là một electron) được cung cấp đủ năng lương để thoát ra khỏi nguyên tử. Sự cố này dẫn đế việc tạo thành một cặp hạt mang điện hay ion : phân tử đã mất electron ( mang điện dương) và electron tư do (mang điện âm)
.
clip_image036
Phân tử (molecule) do các nguyên tử (atoms) của những nguyên tố (elements) kết hợp lại với nhau
do nối hoá học (chemical bond) Hỉnh trên biễu diển phân tử nước do 2 nguyên tữ hydrogen kết hợp
với 1 nguyên tữ oxigen
Mỗi quá trình ion hóa phóng thích khoảng 33 electron-volt (eV) năng lượng.Vật chất bao quanh nguyên tử hấp thu năng lượng này. So sánh với các loại bức xạ khác có thể được hấp thu thì bức xạ ion hóa “ xả” một lượng lớn năng lượng trên một diên tích nhỏ. Thật vậy năng lượng 33eV của một lần ion hóa cũng quá đủ để bẻ gãy nối hóa học giữa hai nguyên tử carbon.Tất cả các bức xạ ion hóa đểu có khả năng đánh bật electron ra khỏi hầu hết các phân tử, một cách trực tiếp hay gián tiếp
Có ba loại bức xạ ion hóa chính:
· Các hạt alpha, mỗi hat alpha có 2 proton và 2 neutron
· Các hạt beta là những electron cao tốc
· Tia gamma và tia X thuẩn tuý là năng lượng (photon)
3- Bức xạ và sức khỏe
Các chất phóng xạ (đồng vị phóng xạ) khi tự hủy sẽ phóng thích bức xạ ion hóa, bức xạ này có đủ năng lượng để bứt các electron ra khỏi các nguyên tử (tạo thành những cặp ion) hoặc bẻ gẫy một số nối hóa học. Bất cứ mô sống nào trong cơ thể con ngưởi có thể bị tổn thương bởi bức xạ ion hóa , Cơ thể tỉm cách sửa chữa các tổn thượng, nhưng đôi khi tổn thương không thể sửa được hoặc quá trẩm trọng hay đã lan rộng trong cơ thể.Ngoài ra những lẩm lẫn trong quá trình sửa chữa tự nhiên có thể tạo sinh những tế bào ung thư.
Các bức xạ phóng xạ chính là tia alpha (α ), tia beta ( β), tia gamma ( γ) và tiaX
Vậy thì khi chúng ta hứng chiụ bức xạ phóng xạ ( bị phơi xạ) thì ảnh hưởng trên sức khỏe sẽ ra sao?
Nói chung,luợng bức xạ phóng xạ và thời gian phơi xạ (exposure) ảnh hưởng tới tính cách nghiêm trong hoặc loại tác dụng của bức xạ lên sức khoẻ. Có hai trường hợp chính sau đây:
Trường hợp mức độ phơi xạ thấp trong thời gian dài (cả nhiều năm). Mức đô phơi xa càng cao thì nguy cơ gây tác dụng lên sức khoẻ càng lớn, nhưng loại tác dụng (effect) hay tính cách nghiêm trọng của tác dụng không chịu ảnh hưởng. Có hai tác dụng chính : đó là gây ung thư và làm biến đổi gen
Ung thư đươc coi là tác dụng chính của sự phơi xạ (radiation exposure). Nói một cách đơn giản ung thư là sự tăng trưởng hỗn loạn cũa các tế bào. Thông thường, tiến trình tự nhiên kiểm soát suất tăng trưởng và tự thay thế của các tế bào .Tiến trình này cũng kiểm soát quá trình theo đó cơ thể sửa chữa và thay thế các mô bị tổn thương. Các tổn thương xẩy ra cho tế bào hay phân tử có thể làm gián đoạn tiến trình kiểm soát nói trên, và để cho các tế bào tăng trưởng hỗn loạn dẫn đến bệnh ung thư. Chính vì khả năng bẻ gãy các nối hóa học của các nguyên tử và phân tử mà bức xạ ion hóa (phóng xạ) trở thành những tác nhân gây ung thư mạnh
Bức xạ ion hóa còn có thể làm biến đổi DNA tức là biến đổi bản thiết kế (blueprint) bảo đảm việc sửa chữa tế bào theo đúng bản sao của tế bào nguyên thủy.Các biến đổi này của DNA được gọi là đột biến (mutation) Đôi khi cơ thể thất bại trong việc sửa chữa các đột biến này hoặc tạo ra các đột biến trong khi sửa chữa. Các đột biến có thể đột biến sinh quái tượng (teratogenic)hay đột biến di truyền (genetic) Các đột biến sinh quái tượng xẩy ra khi thai nhi trong tử cung bị chiếu xạ và chỉ ảnh hưởng lên cá nhận bị chiếu xạ. Đột biến di truyền thì truyển cho con cháu
Không có thềm phơi xạ (exposure threshold) cho trường hợp này, nghĩa là không có mức độ phơi xa tối thiểu nào mà dưới đó chằc chắn tác dụng gây ung thư hay đôt biến không xẩy ra
Trường hợp mức độ phơi xạ cao hơn và thời gian phơi xạ ngắn hơn nhiểu (chừng vài phẩn của giây tới vài chục ngày) Phơi xạ ở mức độ cao và trong thời gian ngắn gọi là phơi xạ cấp tính (acute exposure)
Trong trường hợp này, nếu mức độ phơi xạ (exposure level) dưới mức độ thềm ( exposure threshold) thì không thấy có tác dụng lên sức khoẻ. Tính cách nghiêm trọng của tác dụng lệ thuộc vào liều lượng phơi xạ (exposure dose)
Sau đây theo thứ tự từ nhẹ tới nặng là các tác dụng quan sát thầy trong trường hợp phơi xạ cấp tính (chronic exposure):
· hội chứng tạo huyết (hemopoietic syndrome) do tác dụng của bức xạ lên các mô sinh huyết
· hội chứng dạdày -ruột (gastrointestinal syndrome) –do tác dụng hủy hoại biểu mô (epithelium) dạ dày-ruột của bức xạ
· hội chứng hệ thần kinh trung ượng(central nervous system syndrome) do tác dụng gây tổn thưỡng vĩnh viễn của liểu lưỡng bức xạ rất cao lên hệ thần kinh trung ương
Các triệu chứng tác dụng cũa phơi xạ cấp tính là buốn nôn, ói mửa và toàn thân mệt mỏi, rụng tóc, phỏng da, suy thoái chức năng bộ phận cơ thể. Trong trường hợp hội chứng tạo huyết thỉ có thể cứu chữa được. Nạn nhân của hội chứng dạ dày-ruột phẩn lớn chỉ sống sót được vài tuần lễ, còn những ai bị hội chứng hệ thẩn kinh trung ương thì sẽ chết trong vòng vài giờ hay vài ngày.
Chú thích
1- Đơn vi mức độ phơi xạ
Mức độ phơi xạ cho biết lượng phơi xạ bẳng cách xác định số năng lượng (amount energy) để lại bởi bức xạ mà nạn nhận hứng chịu. Mức độ phơi xạ cơ bản được gọi là absorbed dose ( mức độ hấp thu) : đó là số năng lượng mà bức xạ để lại trong cơ thể chia cho trọng lượng của nạn nhân. Đơn vị đo lường là Gray ( 1 Gray = 1 joule per kilogram) .
clip_image038
Có những cách đo mức độ phơi xạ khác phức tạp hơn dựa khả năng gây tổn thượng tế bào của từng loại bức xa ( bức xạ alpha gây tổn thượng nhiều hơn bức xa beta và gamma) cũng như sự nhạy cảm khác nhau cũa từng loại mô đối với bức xạ . Một trong những mức độ phơi xạ cơ bản của các cách này là effective dose (mức độ thật sự). Mức độ thật sư được xác định bẳng cách so sánh với mức độ giới hạn (dose limits) . Đơn vị mức độ thật sự là sievert. Đối với dân chúng mức độ giới hạn là 0.001 sievert/năm) ,đối với công nhân nhà máy hạt nhân thì mức độ giới hạn là 0.02 sievert/năm)
2- Bức xạ thiên nhiên
Không phải chúng ta chĩ bị chiếu xạ khi có những sự cố như nổ bom nguyên tử hay nổ lò phản ứng như đang xẩy ra tại Nhật. Thật ra chúng ta luôn luôn bị bắn phá bởi các bức xạ ion-hóa (phóng xạ) mà nguổn gốc là
· mặt trời (tia vũ trụ)
· các đổng vị phóng xạ thiên nhiên có trong đất đá như uranium-238, thorium -232, potassium- 40
· các đổng vị phóng xạ có trong cơ thể chúng ta như potassium-40
· khí radon có trong nhà chúng ta
clip_image040
Mây phóng xa:mối lo của cả thế giới

1-Mây phóng xa, bóng ma đe dọa toàn cầu
Cả thế giới đang dõi theo từng « hơi thở » của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản. Những công nhân quả cảm tại nhà máy này đang ngày đêm liều sinh mạng của mình để ngăn chặn khôngcho tai họa hạt nhân lớn xẩy ra. Tuy nhiên cho đến nay tình hình đã rất khẩn trượng, phóng xạ đã rò rỉ.
http://www.foxnews.com/world/2011/03/18/japan-reaches-race-clock-avert-nuclear-disaster/
Những đám mây phóng xạ , không phân biệt được ranh giới quốc gia, bắt đầu theo chiều gió bay tới đe dọa nhiều nước trên thế giới
http://www.theprovince.com/Cars/Video+Nuclear+fallout+spreads+abroad/4450782/story.html
clip_image042
Một đám khói lớn thoát ra từ Trung tâm hạt nhân Fukushima Daiichi. Ảnh chụp lúc 10 giờ sáng (02h00 GMT), ngày 16/3/ 2011

Những sản phẩm phân rã hạt nhân thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bao gồm khí và bụi. Khí này rất dễ  phát tán. Trong hỗn hợp khí đó người ta thấy có chất phóng xạ i-ốt và nhiều loại khí hiếm khác như kryton hay xénon. Độc hại nhất là chất phóng xạ i-ốt, nó có thể gây bệnh ung thư tuyến giáp. Còn trong bụi thì có chất plutonium, uranium, césium…Thế nhưng thật khó mà xác định chính xác thành phần cấu tạo của hỗn hợp phóng xạ này.
Liên quan đến tình hình tại nhà máy hạt nhân Fukushima, người ta chỉ có thể khẳng định được hiện tượng tăng hàm lượng chất phóng xạ xung quanh nhà máy, chứ chưa thể xác định chính xác những nhân tố phóng xạ hiện diện. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể đưa ra giả thuyết dựa trên thành phần nhiên liệu hạt nhân được sử dụng ở nhà máy Fukushima. Một trong những lò phản ứng ở đây sử dụng nhiên liệu hỗn hợp MOX ( một loại hỗn hợp của uranium nghèo và plutonium) và uranium giàu.(enriched uranium)
Theo các nhà khoa học, thành phần cấu tạo của mây phóng xạ phụ thuộc vào việc nhiên liệu hạt nhân (uranium) đã được nạp vào lò lâu hay chưa. Trong lò phản ứng vừa đề cập, những thanh đốt MOX chỉ được nạp vào lò hồi tháng 10 vừa qua. Vì thế, nó còn mới và chứa ít chất phân rã phóng xạ.
Cũng giống những đám mây bình thường, mây phóng xạ bay trong bầu khí quyển. Một khi thoát ra khỏi lò, những chất cấu tạo nên đám mây này sẽ phát tán trong không khí. Vận tốc và hướng bay của mây phóng xạ lệ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ cao của nó. Nếu mây phóng xạ ở độ cao 1 000m, nó có thể bay khắp thế giới.
Tưởng nên nhắc lại là mây phóng xạ trong thảm họa hạt nhânChernobyl (Ukraine) đã lan tới Châu Âu chỉ trong vài ngày.Thêm vào đó, nếu phân tử phóng xạ càng nóng, thì nó sẽ bay lên càng cao và càng nhanh. Khi có mưa hay có tuyết rơi, bụi phóng xạ sẽ lẫn vào trong nước để rơi xuống đất và sông biển.
(xem: các tại họa hạt nhân tệ hại nhất.)
Từ tối hôm thứ ba (15/3) tại Fukushima hướng gió thổi về phía Thái Bình Dương với vận tốc từ 20 đến 30km/h. Theo dự báo của đài khí tượng Pháp, hiện tượng này sẽ kéo dài trong những ngày tới. Một nhà khoa học cho rằng, Tokyo cách nhà máy Fukushima đến 250 km, vì thế nếu có mây phóng xạ, thì bầu khí quyển cũng có thời gian phát tán và làm yếu những phân tử phóng xạ trong không khí. Khi đó, dù có chạm đất, thì độ phóng xạ cũng đã giảm đi nhiều.
Còn về mức độ ảnh hưởng của Fukushima đối với thế giới, các chuyên gia đánh giá, hiện tại gió chỉ đạt 30 km/h, vì thế nếu có mây phóng xạ thì cũng phải mất nhiều ngày mới tới bờ bên kia Thái Bình Dương để đi vào lãnh thổ Canada và Hoa Kỳ. Khi việc đó xảy ra thì hệ thống máy dò phóng xạ của hai nước này sẽ lập tức phát hiện.
2- Hoa kỳ theo dõi mây phóng xạ

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (EPA) đã cho đặt thêm nhều máy dò phóng xa tại miển Tây Hoa kỳ và các lãnh thổ Thái Bình Dượng kể từ khi khủng hoảng hạt nhân xẩy ra tại Nhật sau trận động đất và sòng thần làm hư hại hệ thống làm lạnh lò phản ứng tại Fukushima.
Video: Giải thích tại sao lò phản ứng Nhật bị nguy cơ nóng chảy?
Từ trước tới nay công tác dò phòng xạ vẫn được thường xuyên thực hiện tại các vùng trên đây trong khuôn khổ mạng luới RadNet . Mạng lưới này theo dõi mức phóng xạ trong không khí, nước uống, sữa và nước mưa.
Riêng tại Calfornia hiện đang có 12 máy đo mức phóng xạ trong không khi. Cơ quan EPA cũng còn có dự trữ 40 máy dò phóng xa lưu động sẵn sàng di chuyển tới những vùng có nhu cầu khẩn cấp. Được biết Hawai đã có thêm 2 máy dò và Guam cũng 2 máy. Ngoài ra máy dò phóng xạ cũng đang được ráp đặt tại Dutch Harbor, Nome and Juneau.
http://asheham.wordpress.com/2011/03/14/california-dept-of-health-monitoring-radiation-fallout/
Các chuyên viên cho biết dù là mây phóng xạ có bay tới Hoa kỳ thì mức phóng xạ khí quyển tại đây cũng không gây nguy hai gì cho sức khỏe dân chúng vì Fukusima ờ cách Hoa kỳ những 5.000 miles.
3- Bản đồ tiên đoán đưng bay của mây phóng xạ

Tổ chức Comprehensive Test Ban Treaty Organization của Liên Hiệp Quốc có thiết lập bản đồ dự đoán hướng bay của mây phóng xạ gây ra bởi các lò phản ứng bị hư hại tại Fukusima. Dự đoán này dựa vào gíó và điểu kiện thời tiết
http://www.nytimes.com/interactive/2011/03/16/science/plume-graphic.html?ref=science
Theo dự đoán mây phóng xạ sẽ bay qua Aleutian Islands vào ngày thứ Năm 17/3 trước khi đụng Nam California vào buổi chiều ngày thứ sáu, rồi sau đó bay về hướng Tây Nam Hoa kỳ bao gồm Nevada, Utah và Arizona
Các chuyên gia nhấn mạnh là bức xạ phóng xa của đám mây sẽ yếu dẩn trong khi vượt qua Thái bình dượng và trong trường hơp tồi tệ nhất cũng chỉ có hậu quả hết sức nhỏ đối với Hoa kỳ dù là mức phóng xạ có thể dò được đi chăng nữa. Đây cũng tượng tư như trong vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl ( Ukraine) vào năm 1986 phóng xạ đã lan tràn khắp thế giới và đã tới miển Tây Hoa kỳ trong vòng 10 ngày với một mức phóng xạ dò đo được nhưng hết sức nhỏ.
4- Phải làm gì khi mức phóng xạ trở thành đáng kể

Nếu rủi ro phóng xạ tăng môt cách đáng kể, chính phủ sẽ phân phát thuốc potassium iodide để ngăn ngừa không cho cơ thể chúng ta hấp thu đổng vị phóng xạ iodine-131 , vì đổng vị này khi vào trong cơ thễ sẽ tụ trong tuyến giáp và bức xạ ion hóa nó phóng ra có thể gây ung thư. Bạn có thể uống một viên potassium iodide (130mg) ngay tức thời khi có báo đông mây phóng xạ, rồi cứ mổi 24 tiếng lại uống một viên.
http://www.youtube.com/watch?v=hckVSf2XQew\
Thay vì uống potassium iodide bạn cũng có thể ăn rong biển (seaweed), những thức ăn giầu i-ốt hoặc dùng kem i-ốt bôi khắp ngưởi
Các bụi phóng xạ có thể xâm nhập vào trong cơ thể qua đường hô hấp hay ăn uống. Chuyên gia Peter Weish cho biết theo kinh nghiệm vụ thảm họa hạt nhân Cherbonyl tốt nhất là nên dùng băng keo bít kín các kẽ hở trong phòng, che miệng với khẩu trang hay khăn ướt, tránh tiềp xúc với nước mưa.
Bạn có thể tẩy rửa phóng xạ bám trên người bẳng cách tắm với nước Clorox pha loãng ( 1 cup Clorox cho một bổn nước thật nóng), ngâm mình trong nước càng lâu càng tốt sau đó để nguyên không xối nước rửa. Bạn cũng có thể dùng thuốc tẫy trắng (bleach) đẻ loại những chất làm nhơ ra khỏi các nguổn cung cấp nước. Muối Epsom cũng có thể dùng cho nước tắm nhưng kém hiệu nghiệm. Đất sét Bentonite dùng ngoài da (như túi bùn) hay uống (pha loãng trongnước) có thể tẩy độc cơ thể miễn là đất sét không chứa nhiều aluminum ,lý do là vì đất sét bám dính vào các kim loại nặng.Ban cũng có thể dùng than củi như thantán vụn dùng làm chất lọc nước bổn cá .Bạn còn có thể dùng rong biển (seaweed) hay pha pectin vào nước mà uống.
Dưới đây là hai videos trình bày nguyên tắc cơ bản trong việc chống bụi phóng xạ(fall out)
http://www.youtube.com/watch?v=1lBtjnQfuy4
http://www.youtube.com/watch?v=QG7IqEly1Q4&NR=1
Phòng Bệnh Mất Dần Trí Nhớ

BS Mehmet Oz và Michael Roizen -ài
Nguyễn Minh Tâm dịch (b
(( (baKim
Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn ,,,,,nnhh
KiKimAnh
Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ (supplements) , hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh mất dần trí nhớ, bệnh lú lẫn . Đây là căn bệnh nhiều người già bị vướng phải, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ronald Reagan.
clip_image044

Nhưng nếu chúng ta đọc thật kỹ phúc trình của chính phủ, để ý đến những dòng chữ nhỏ, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều thông tín hữu ích trong việc gìn giữ những tế bào chất xám trong đầu không bị lão hoá.
Sự thực được báo cáo này đưa ra cho chúng ta thấy là không có hồ sơ chứng liệu nào cho biết thuốc chữa bệnh, hay thuốc bổ đem lại ích lợi cho việc chống lại căn bệnh quái ác này. Nhưng ngược lại, phúc trình đó lại đưa ra những bằng chứng rõ ràng là nếu chúng ta chịu khó tập thể dục, tỏ ra năng động, ăn uống lành mạnh, giữ cho áp huyết thấp để máu có thể đưa lên não dễ dàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa được bệnh mất trí nhớ.
Bản phúc trình không gỉai thích vì sao. Nhưng chúng tôi sẽ phân tích cho độc giả biết rõ: Không phải mọi hiện tượng sa sút trí tuệ- dementia- đều trở thành bệnh Alzheimer. Nhưng đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng gộp của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, vì mạch máu bị tắc nghẽn, hay bị hở, gọi chung là vascular dementia..Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, sự suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).
Nhiều bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng sasút trí tuệ mạch --vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà các cụ già gặp phải phần lớn vì máu không đưa lên đầu dễ dàng. Chúng ta có thể ngăn ngừa những rắc rối này, hay sửa chữa những trục trặc đó bằng cách giữ cho mạch máu dẫn máu lưu thông lên não bộ đuợc thông tuông dễ dàng.
Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng.
1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước đi: Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu. Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc chân, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro vướng bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: Đi bộ, Làm Vườn, hay Khiêu vũ.
2- Ăn thục đơn có nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp: Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn ngừa độc tố. Trong một cuộc nghiên cứu nhóm đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho, có nhiều chất flovonoids . Họ thường có não bộ hoạt động tốt hơn người không dùng rau quả tươi. Và sự suy sụp của não bộ tránh được tới 10 năm. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả, sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ để thay thế rau, sẽ giúp tăng sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3.5 tuổi.
3- Hay ăn thực đơn của dân Địa Trung Hải: ăn uống hàng ngày giống thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt.
Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48%.
Cương quyết từ bỏ những thói hư, tật xấu như hút thuốc lá, và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%.
clip_image046

4- Đừng uống rượu mạnh quá độ. Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer. Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi. Đàn ông đuợc uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu.
5- Ráng duy trì huyết áp ổn định ở mức thấp: Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75 - bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập. Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn. Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não.
6- Tránh đừng để bụng phệ: Vòng bụng ở tuổi trung niên to báo hiệu trước có thể bị vướng bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy cái bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim, và máu lên đầu. Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông.
Chỉ có một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn. Đó chính là não bộ của bạn..
(bài do bạn KimAnh giới thiệu)


Trí nhớ giảm sút phải làm sao?

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.
Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ.
Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ.
Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ.

Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.
clip_image048

Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác...
Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ oxy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các "khớp thần kinh" (synase) được bảo tồn.
Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson...
Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả:
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là căng thẳng tâm thần (stress). Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress) làm tổn thương vùng hippocampus.
Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.
1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.
2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng oxy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.
3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.
Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não".. Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh".
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.
Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.
Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.
Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.
4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck , Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.
5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.
6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.
Ánh nắng làm giảm tác dụng của thuốc
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết vitamin D mà cơ thể sản xuất khi tiếp xúc với nắng trong những tháng mùa hè sẽ đẩy nhanh tốc độ phá vỡ các loại thuốc.
clip_image050

Nghiên cứu đã xem xét 70.000 mẫu máu từ các bệnh nhân ghép tạng đang phải uống 1 trong 3 loại thuốc chống đào thải trong 10 năm qua.
Các mấu máu lấy trong mùa đông được so sánh với các mẫu máu lấy trong mùa hè và kết quả cho thấy sự tập trung của thuốc phản ánh sự thay đổi của lượng vitamin D- một chất dinh dưỡng thiết yếu mà được cơ thể tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Khi lượng vitamin D trong máu cao nhất thì lượng thuốc chống thải ghép trong máu cũng thấp hơn 7-17% so với những tháng mùa đông.
Các nhà nghiên cứu tin rằng vitamin D làm tăng một loại chất do gan tiết ra, “bẻ gãy” tác dụng của thuốc.
Phát hiện dựa trên nghiên cứu 6.000 người này đã giúp bác sĩ có thêm hướng dẫn mới khi dùng thuốc: nên giảm liều một số loại thuốc trong những tháng mùa đông ảm đạm và tăng lượng này lên trong những tháng hè nắng chói chang.
Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này liên quan đến một nửa loại thuốc kê đơn nhưng cũng cảnh báo bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
(theo Minh Thu)
Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe con người

clip_image052
Khói mù từ một khu công nghiệp gần Tokyo. Ảnh chụp ngày 28/2/11.
Reuters
Hiện tượng trái đất bị hâm nóng có thể tác động xấu đến sức khỏe con người trong khoảng ba thập niên tới. Theo các mô hình được trình bầy ngày 19/02 vừa qua tại Washington, thì nhiệt độ trên trái đất tăng lên và độ ẩm ướt cao hơn có thể làm tăng các chất độc hại và vi khuẩn.
Các công trình nghiên cứu này, chủ yếu do Cơ quan Nghiên cứu Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ - NOAA tài trợ, cho thấy việc tăng nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta làm thay đổi các hệ sinh thái ở đại dương, tạo thuận lợi cho việc sinh sôi các loại tảo độc và những vi sinh vật độc hại.
Theo dự báo của một nghiên cứu được tiến hành bởi chuyên gia Stephanie Moore, ở Trung tâm các Đại dương và Sức khỏe Con người trực thuộc NOAA, loại tảo độc Alexandrium catocitenella ở cửa sông Puget, bang Washington, phía tây bắc nước Mỹ, sẽ có thời kỳ phát triển dài hơn. Hiện nay, thời gian sinh sản và phát triển của loại tảo độc này từ tháng 7 đến tháng 10. Theo tính toán, thì từ nay đến cuối thế kỷ 21, loại tảo này có thể xuất hiện sớm trước hai tháng và thời gian phát triển kéo dài thêm một tháng. Tảo độc sẽ tích tụ trong các loại trai, sò, hến. Khi ăn vào, sẽ gây ra bệnh đường ruột, thần kinh và thậm chí, trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Một nghiên cứu khác của chuyên gia Eric Lipp, đại học Georgie, phía đông nam nước Mỹ lại cho thấy, khí hậu nóng lên làm tăng khối lượng bụi sa mạc trong khí quyển, thúc đẩy sự phát triển các loại vi khuẩn nguy hiểm ở đại dương. Trong ba thập niên qua, khối lượng bụi sa mạc lắng đọng trong bầu khí quyển đã tăng cao. Hiện tượng này còn có nguy cơ trầm trọng hơn do khí hậu nóng, đẩy nhanh tiến trình sa mạc hóa, nhất là ở vùng Tây Phi. Bụi sa mạc là một trong những nguồn sắt chính của đại dương. Với nồng độ có giới hạn nhất định, sắt là nhân tố chính thúc đẩy phát triển các dạng của sự sống trên trái đất. Thế nhưng, hàm lượng sắt quá cao sẽ kích thích các loại trùng khuẩn nẩy nở, gây ra những bệnh đường ruột và nhiều loại bệnh viêm nhiễm khác. Ông Eric Lipp cho biết, 24 giờ sau khi hòa trộn bụi sa mạc đến từ Maroc với các mẫu nước biển, giới chuyên gia quan sát thấy khối lượng trùng khuẩn gây bệnh đường ruột đã sinh sôi nẩy nở cao hơn từ 10 đến 1.000 lần, trong đó có loại vi khuẩn gây ra bệnh bệnh thổ tả.
Từ năm 1996 đến nay, số trường hợp viêm nhiễm vi khuẩn do ăn các thủy sản bị nhiễm độc, đã tăng 85% tại Mỹ.
Theo giới khoa học, có thể là bụi sa mạc, nguồn bổ sung chất sắt cho đại dương, kết hợp với hiện tượng bề mặt nước biển bị hâm nóng, đã kích thích sự phát triển các loại vi khuẩn và đây là nguyên nhân giải thích các hiện tượng viêm nhiễm ở con người ngày càng gia tăng.
(theo Đức Tâm)
Phép “trẻ sơ sinh - trị liệu”lần đầu tiên thực hiện tại Pháp

clip_image054

http://singularityhub.com/2011/02/22/frances-first-baby-born-to-treat-siblings-with-genetic-disorder-video/
Để chữa bệnh nan y cho các người con lớn, một gia đình Pháp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận một giải pháp mà tiến bộ y khoa có cơ may thực hiện thành công mặc dù có nhiều bất trắc. Bé Ulmut ( Hy vọng) đã chào đời hôm 26/1/11 tại một bệnh viện ở ngoại ô Paris. Đây là một kỳ công của hai bác sĩ René Frydman và Arnold Munnich.
Giới y khoa gọi liệu pháp này là « trẻ sơ sinh- trị liệu » cho phép chữa trị bệnh nan y của một trong hai người anh của đứa em được sinh ra.
Hiện nay y khoa bó tay trước căn bệnh máu có tên là beta-thalassamia, nếu không có tế bào gốc thích ứng thì phải thay máu suốt đời. Bé Ulmut chào đời ở trong mục tiêu cứu một trong hai người anh mang bệnh nan y này.
Công việc thực hiện thụ thai nhân tạo bé Ulmut không phải là khó khăn. Nhưng trong trường hợp đặc biệt này các bác sĩ phải theo một trình tự phức tạp hơn. Trước hết phải chẩn đoán trước là trứng thụ tinh phải không có mầm bệnh di truyền bêta-thalassamie. Thứ hai, hài nhi tương lai phải là người « cho » máu thích ứng với người « nhận » là anh của mình. Các bác sĩ Pháp đã sử dụng máu trong cuống rún của bé Ulmut ghép cho một trong hai người anh.
Đây là lần đầu tiên Pháp thực hiện biện pháp trị liệu này. Tại Tây Ban Nha, phép « trẻ sơ sinh-trị liệu » đã chào đời năm 2008. Tế bào máu trong cuống rún của bé sơ sinh cho phép trị dứt bệnh ung thư máu bẩm sinh của anh trai.
(theo Tú Anh)

Bàn về trái đậu bắp trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Quỳnh Như, phóng viên RFA
Gần đây trên mạng Internet có phổ biến một tài liệu giới thiệu về công dụng của trái đậu bắp trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngay khi những thông tin này vừa được phổ biến, lập tức có rất nhiều người hưởng ứng và thực hành theo chỉ dẫn “chỉ cần uống nước ngâm của hai trái đậu bắp mỗi ngày, sau hai tuần sẽ chữa được căn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ hạ xuống mức bình thường.” 
Theo tài liệu nầy, lấy hai quả đậu bắp, cắt bỏ một tí ở khúc đầu và đuôi, rồi cắt đôi trái đậu bắp theo chiều dọc. Xong cho vào một ly nước uống để nguội đậy lại, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, vớt bỏ xác của hai trái đậu bắp, và uống hết ly nước ngâm đậu bắp trước khi ăn sáng.

Vấn đề này thực hư ra sao
Tác dụng của trái đậu bắp
Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.
clip_image056clip_image057

Trái đậu bắp có tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae, tiếng Anh còn gọi là Okra. Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm  những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng  chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặc biệt không có cholesterol.
Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ xưa trong dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng rễ, thân, lá, và quả non của đậu bắp để trị một số bệnh trong đó có chứng tiểu khó, ho khan, viêm họng, giúp tiêu hoá tốt chữa trị loét dạ dầy, giúp cơ thể bài trừ độc tố bảo vệ gan.
Lương Y Võ Hà, người có nghiên cứu một số cách chữa bệnh từ các loại hoa quả, thảo dược theo phương cách dân gian. Ông cho hay những thí nghiệm do Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược VN tiến hành trên chuột thí nghiệm hồi gần đây cho thấy, chất cao được chế biến từ thân và lá của đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột trắng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết.  Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên.

Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.
Từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người bệnh hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường.
Khi uống hàng ngày như vậy nên theo dõi lượng đường huyết để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Vì đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Ngoài ra, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp và gia giảm liều lượng với các loại thuốc tây đang dùng. 
Món thứ hai trong dân gian cũng hay dùng trong việc chữa trị bệnh Tiểu đường là Khổ qua, mà người Bắc còn gọi là mướp đắng. Lương Y Võ Hà cho biết nó cũng là một loại rau quả bổ dưỡng Với thành phần chất xơ, chất khoáng và chất chống oxy hóa cao, khổ qua là một loại thực phẩm tốt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện lượng mỡ trong máu, và bảo vệ màng tế bào trong các chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt, mướp đắng có thành phần của những hoạt chất mà người ta gọi là những insulin thực vật có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường, vì khổ qua vừa gia tăng sự xuất tiết insulin vừa làm tăng độ nhạy của tế bào cơ thể đối với insulin.
clip_image059

Nhà nghiên cứu Đông Nam dược này cũng giới thiệu một nghiên cứu được tiến hành trên 100 người mắc Bệnh Tiểu đường loại II ở Ấn độ từ 1999. Trong 2 ngày, người bệnh được thử độ đường lúc đói và sau khi được uống nước đường. Đến ngày thứ hai, những người nầy được cho uống từ 150 đến 200cc nước khổ qua ép. Kết quả thử nghiệm ngày thứ hai đã cho thấy 86% người tham gia thí nghiệm đã hạ đường huyết trung bình 14% so với lúc bình thường, cũng như sau khi dùng nước đường. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho biết khổ qua có thể nâng cao khả năng hấp thu đường glucose của tế bào và gia tăng việc xuất tiết insulin cũng như hiệu quả hoạt động của  loại hormon nầy. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ba hợp chất chính trong Khổ qua có liên quan đến việc cải thiện đường huyết là Charantin, Polypeptide P, Acid Oleanolic.
Hiệu nghiệm nhất thời
Tuy nhiên, Lương Y Võ Hà cũng rất dè đặt đưa ra kết luận về công dụng chữa trị bệnh tiểu đường của tất cả các loại thuốc dù thuốc Bắc, thuốc Tây, hay thảo dược đều chỉ có tác dụng giúp ổn định đường huyết trong nhất thời, mà không thể chữa dứt căn bệnh ngay tức khắc. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ, có gây ra những phản ứng phụ hay không, hoặc có đem lại tác dụng giúp cải thiện chức năng của các cơ quan, hoặc tăng cường sức đề kháng của cơ thể hay không. Việc chữa trị bệnh tiểu đường về lâu về dài cần phối hợp với việc thường xuyên vận động, sử dụng các thực phẩm tự nhiên có nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt và các loại thực phẩm chế biến sẳn.
Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả.
Đông Y sĩ Hải Thước đề cập đến thông tin về công dụng chữa trị bệnh tiểu đường của trái đậu bắp, Đông Y sĩ Hải Thước cho biết:
“Trước khi có đậu bắp, thì đã có cái gì?Trước đây không lâu thì người ta đồn với nhau là phải uống lá dưá, rồi trước lá dưá người ta đồn phải uống khổ qua, sau lá dứa và khổ qua thì người ta đồn phải uống hồ-lô-ba, đây là một loại hạt mà người Hy Lạp hay sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Trong mỗi thời khoảng khác nhau người ta sử dụng cái này hay cái kia do sự đồn đại, nói là uống vào sẽ hết Bệnh Tiểu đường.

Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả. Giả sử một bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường, nghe tôi bảo nấu khổ qua hoặc làm trà khổ qua uống, thì lượng đường trong máu có thể giảm xuống nếu họ đi Tây Y để đo lượng đường. Nhưng chỉ một thời gian sau thì cho dù có ăn bao nhiêu, uống bao nhiêu khổ qua thì lượng đường vẫn cứ lên cao. Rồi đến hạt hồ-lô-ba, có lẽ trước khi tới Okra (đậu bắp) thì nó là cây quế, loại quế cay. Họ cũng đồn như thế, cũng có người uống và cũng có người bớt. Nhưng hiệu quả, như tôi nói chỉ là nhất thời mà thôi.”  Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả.
Đông Y sĩ Hải Thước giải thích lý do của hiện tượng giảm đường huyết chỉ mang tính nhất thời, Lương Y Hải Thước cho biết:
“Vì trong cơ thể con người có một phản ứng tự nhiên, đó là sự co cụm của cơ thể, như khi chúng ta rờ đến một vật nóng hay lạnh tự nhiên chúng ta co lại. Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả. Thật sự, như tôi đã trình bày, khổ qua, lá dưá, hạt hồ-lô-ba của Đông Y, rồi cây quế, và bây giờ là Okra, tất cả chỉ là sự đồn đại. Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường.
Do đó muốn chữa Bệnh Tiểu đường, chúng ta phải nhìn thật rõ vào căn bệnh đó, xem xét nguyên nhân, có thể là do di truyền có thể là do ăn uống, rồi xem tạng phủ nào bị suy yếu thì chúng ta bồi bổ nó để quân bình lại cơ thể thì con người sẽ sống khoẻ mạnh. Chứ tôi không tin rằng, có một vị thuốc nào đơn độc để có thể chữa được một chứng bệnh mà cả Đông Y lẫn Tây Y đều đã gặp khó khăn trong việc chữa trị.”     

Cùng quan điểm với Đông Y sĩ Hải Thước, Lương Y Võ  Hà nhấn mạnh rằng, “chúng ta không nên có ảo tưởng về một loại thực phẩm chức năng, một loại thảo dược hoặc một bài thuốc gia truyền nào có thể chữa dứt căn Bệnh Tiểu đường mà không cần cải thiện lối sống." 
Kết luận
Cuộc sống công nghiệp bận rộn hiện nay, người ta có xu hướng hay sử dụng các thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, chất bột và chất béo, cung cấp dư thừa lượng calori cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó việc vận động luyện tập thể dục, thể thao cũng ít được chú ý, vì có ít thời gian do đó dễ khiến người ta mắc chứng bệnh tiểu đường. Bệnh này xảy ra ở người lớn tuổi và cả trung niên, thậm chí có khi là trẻ em nên đây là một vấn đề nan giải trong xã hội hiện nay. Ngoài vấn đề dinh dưỡng ra, yếu tố di truyền từ trong gia đình cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh Tiểu đường. Việc điều trị bệnh này rất tốn kém, và đòi hỏi phải có sự quyết tâm và kiên nhẫn rất lớn ở người bệnh.
Đông Y sĩ Hải Thước, hiện đang hành nghề tại Tiểu bang Virginia, Hoa kỳ giải thích bệnh tiểu đường theo quan niệm của y học cổ truyền như sau:
Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường.
“Bệnh Tiểu đường là một chứng bệnh mà theo Đông Y gọi là bệnh Tiêu khát, gồm 3 phần: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Chữ Tiêu ở đây có nghiã là tiêu huỹ, tiêu đốt sẽ làm cho người bệnh bị khô khát, nếu phần bị ảnh hưởng là ở phiá trên thì gọi là thượng tiêu, gồm tim, phổi, xuống đến phần trung tiêu thì sẽ làm cho người ta đói gồm có bao tử, tụy tạng, tới phần hạ tiêu ở phiá dưới là thận, bàng quang. Nếu thận, bàng quang bị suy yếu hoặc có sự xáo trộn thì người  ta sẽ bị đi tiểu nhiều lần.”   
Ông Hải Thước nói thêm:
“Thành ra để chữa bệnh tiểu đường không thể dùng một độc vị thuốc là có thể chữa khỏi được, mà phải xem nguyên nhân của bệnh thuộc về thượng tiêu,hay trung tiêu bị ảnh hưởng, hoặc có khi cả thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đều bị ảnh hưởng hết, có người bị dương suy, có người bị âm suy, không giống nhau, thì cách điều trị khác nhau, cho nên bệnh tiểu đường có người mập, người ốm.”

2011-02-25
Tạo ra bộ phận thay thế từ tế bào của bệnh nhân
Lẩn đầu tiên các bác sĩ Mỹ đã chế tạo thành công niệu đạo (urethra) từ các tế bào của chính bệnh nhân cho năm bé trai tuổi từ 10 tới 14 bị tại nạn tại Mexico. Đây là một bẳng chứng nữa cho thấy là một ngày nào đó các nhà khoa học có thể cấy những bộ phận thay thế cho cơ thể con người. Chuyên gia về kỹ thuật mô, Patrick Warnke, thuộc Đại học Bond (Úc) nói “Việc nuôi cấy các bộ phận thay thể cho cơ thể con người không còn là một khoa học giả tưởng nữa”
Niệu đạo (urethra) là một ống nhỏ thải nước tiểu trong bàng quang (bladder) ra ngoài; các tế bào của hai bộ phận này đều giống nhau. Thông thường các bác sĩ thực hiện việc tháp ghép mô (tissue grafts) nhưng tỉ lệ thành công chỉ dưới 50 phần trăm.
clip_image061

Trong phép trị liệu mới, sau khi cắt lấy từ bàng quang của bệnh nhân một miếng mô to bẳng con tem, các nhà khoa học đã bỏ các tế bào vào trong một hỗn hợp đặc biệt để gia tăng tốc độ tăng trưởng. Sau đó họ sử dụng cùng vật liệu dùng để làm các mũi khâu tan được (dissolvable stitches) trong giài phẩu để làm một ống nhỏ bé Tiếp theo, các nhà khoa học lần lượt trét lên ống này những tế bào cơ (muscle cells) ở mặt ngoài và những tế bào lót (lining cells) ở mặt trong. Cấu trúc mới này được để vào trong máy ấp (incubator) trong nhiều tuẩn lễ trước khi được tháp ghép cho bệnh nhân. Ống nhỏ bé dùng làm nồng cốt sẽ tự phân hủy để lại các tế bào của chính bệnh nhân như là niệu đạo mới. Giáo sư Anthony Atala thuộc Đại học Wake Forest (North Carolina) cho biết là sau sáu năm được ghép niệu đạo mới ,bộ phận này của các em nhỏ hoat động đẩy đủ,không gây tác dụng phụ quan trọng nào. Ông nói “ Bây giờ dường như niệu đạo là chính của các em vậy”
Theo gi áo sư Atala,kỹ thuật trên có thể áp dụng vào việc tạo ra những cấu trúc ống phức tạp hơn trong cơ th ể, như mạch máu chẳng hạn. Vào những năm gẩn đây, các bác sĩ đã chế tạo được khí quản bẳng cách dùng các tế bào gốc của chính bệnh nhân. Ngoài ra nhóm nghiên cứu của bác sĩ Warnke đã cấy được môt xương hàm thay thế và hiện đang thực hiện một con mắt.,
Theo bác sĩ Warnke phương pháp trên thích hợp nhất đối với các trẻ nhỏ vì chúng lành bệnh nhanh hơn người lớn,mặc dẩu điều này có thể dẫn đến những khó khăn vể đạo đức. Ông nói “ “Việc tái sinh mô nhanh hơn đối với trẻ nhỏ, nhưng tôi nghĩ không nên làm bởi vì nếu chúng ta phạm lỗi lẫm nào đó trên một trẻ nhỏ thì hậu quả sẽ hết sức khủng khiếp”
Những chuyên gia khác cho rằng sử dụng khoa học để tái tạo các phẩn cơ thể của con người chỉ là cứu cánh cuối cùngg. Giáo sư Chris Mason, trưởng khoa y học tái tạo tại Đai học University College London nói “ Khi một bộ phân hoặc mô bị tổn thượng không thể sửa lại được hoặc bị hủy hoại do chấn thương, sẽ chẳng có một lượng dược phẩm nào hoặc một thiết bị cơ khí nào có thể hoàn lại tình trạng bình thường cho bệnh nhân. Nếu mục đích là chữa lành bệnh thì các liệu pháp dưa vào tế bào là giải đáp?”

Scientists use cells to recreate ‘replacement parts’- AP- Mar 9,2011

Tiểu bang California có thể phải đối đầu với một trận bão lớn kinh hoàng

N.Y. Times * Đào Trường Phúc chuyển ngữ


Chẳng những đã từng và sẽ còn tiếp tục đối đầu với nguy cơ các trận động đất gây thiệt hại nặng nề, mà tiểu bang "nắng đẹp miền Tây" (nơi có trên nửa triệu người Việt Nam cư ngụ) sẽ còn phải gồng mình chịu đựng một trận bão lớn khủng khiếp có thể tàn phá vùng bờ biển, làm ngập úng khu vực nông nghiệp Central Valley, và thiệt hại có thể lên gấp bốn, năm lần mức thiệt hại do một trận động đất gây ra:

Đó là lời báo động của một nhóm khoa học gia tại buổi hội thảo hôm thứ Sáu 14/01/2011, với sự tham dự của các giới chức chính phủ liên bang Hoa Kỳ và chính quyền tiểu bang California, nhằm mục đích phối hợp sắp đặt kế hoạch đối phó với thiên tai kinh hoàng này.

Dưới tựa đề "FEMA Preparing California for Superstorm of "Leviathan" Proportions", nhật báo The New York Times viết về nguy cơ bão lụt tàn phá California như sau:

Sử dụng các dữ kiện thu thập được về bối cảnh lụt lội, dự phóng biến chuyển trên bầu khí quyển cùng với các dữ kiện địa chất về kinh nghiệm lụt lội trong lịch sử tiểu bang California, hơn 100 khoa học gia đã tính ra khả năng tàn phá của một trận bão lớn khủng khiếp (superstorm) sẽ mang theo hơi ẩm nhiệt đới từ vùng Nam Thái Bình Dương để trút xuống khoảng 10 feet (xấp xỉ 3 mét) nước mưa khắp tiểu bang.

"Ngoài động đất, lụt lội hiện cũng là một phần trong đời sống của người dân California", theo lời Tiến sĩ Lucy Jones, một trong các khoa học gia thuộc Cơ quan Nghiên cứu Địa chất của chính phủ liên bang (U.S. Geological Survey - USGS). Tiến sĩ Jones nói thêm: "Chúng ta có lẽ sẽ không đủ khả năng để đối phó với trận bão lớn cỡ này".

Cơ quan USGS dự đoán là một trận bão lớn có thể gây ra tới $300 tỷ Mỹ kim thiệt hại vật chất, chưa nói đến tổn thất nhân mạng. Dựa trên các mô hình, nhóm khoa học gia tiên liệu có tới gần một phần tư (1/4) số nhà cửa ở California sẽ bị hư hại nếu một trận bão lớn cỡ như vậy xảy ra.

Buổi hội thảo vừa nói do ba cơ quan USCS, FEMA (Federal Emergency Management Agency) và CEMA (California Emergency Management Agency) cùng tổ chức nhằm phối hợp hoạch định chiến lược mới chống để giảm bớt ảnh hưởng của thiên tai

Các khoa học gia về khí hậu từ nhiều năm qua cho hay việc bầu khí quyển trái đất gia tăng nhiệt độ sẽ nâng cao số năng lượng dự trữ và khiến cho nguy cơ có các trận bão lụt dữ dội dễ xảy ra hơn.

Người dân California lâu nay vốn đã biết phải sẵn sàng đối phó với động đất cũng giống như người dân Florida chờ đợi những trận bão hàng năm. Mới khoảng một tuần trước đây, một trận động đất nhỏ (4.1 trên địa chấn kế) đã xảy ra ở khu vực phía Nam Vịnh San Francisco.

Vì hệ thống thoát nước trong tiểu bang California rất hữu hiệu nên không ai để ý tới ảnh hưởng của các trận bão trung bình, theo lời Tiến sĩ Jones. Cũng chính vì vậy, mặc dù hầu hết dân chúng California đều biết là nơi họ sống hay làm việc có thể xảy ra động đất, nhưng rất ít người biết rằng California cũng có thể lãnh các trận bão lớn ngang cỡ các trận bão từng đánh vào vùng Vịnh Mễ Tây Cơ (như Katrina, Rita, Gustav... cách đây vài năm) hoặc vào vùng bờ biển phía đông nam Đại Tây Dương của nước Mỹ.

Theo sự trình bày của Tiến sĩ Marcia K. McNutt, Giám đốc USGS, khoảng 150 năm trước đây, vào mùa Đông năm 1861-1862, đã từng có trận mưa lớn kéo dài mấy tuần lễ, làm ngập úng một vùng Central Valley dài 300 miles (480 km) rộng 20 miles (32 km), suốt từ phía Bắc thủ phủ Sacramento đến thị trấn Bakersfield ở phía Nam, gần khu sa mạc phía Đông hiện nay. Cơ quan USGS mô tả: "Các trận bão đã xảy ra trong 45 ngày liên tiếp, tạo nên nhiều hồ nước trong sa mạc Mojave Desert và biến khu thung lũng Sacramento Valley thành một biển hồ, buộc tiểu bang phải "dời đô" từ thủ phủ Sacramento đến thành phố San Francisco trong một thời gian, và khiến Thống Đốc Leland Stanford phải chèo xuồng đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông".

Về thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nông phẩm và cung ứng lương thực, một trận bão cỡ "superstorm" sẽ gây ảnh hưởng tai hại chẳng kém gì động đất, chưa kể còn có thể pháhoại luôn cả hệ thống cấp nước từ miền bắc xuống miền nam tiểu bang California. Trả lời cuộc phỏng vấn sau buổi hội thảo, Tiến sĩ Jones xác nhận rằng kỹ thuật không ảnh vệ tinh được kiện toàn trong mấy năm qua đã cho phép các khoa học gia nhận diện hiện tượng mà họ mệnh danh là "dòng sông khí quyển" (atmospheric river, viết tắt A.R., nghĩa là luồng khí ẩm khổng lồ rộng 200 miles dài 2,000 miles) chảy từ các vùng nhiệt đới của Thái Bình Dương qua bờ biển phía Tây. Đó là lý do các nhà địa chất học đặt tên cho các trận bão sắp tới là "ARk Storms". (Xin coi mô hình của Sở Khí Tượng Quốc Gia - National Weather Service).

Nhóm khoa học gia tham dự buổi hội thảo ngày 14/01/2011 cũng nhắc thêm rằng, đừng quên trong lịch sử địa chất, nhiều trận bão rất lớn đã từng tấn công mảnh đất hiện mang tên là tiểu bang California vào những năm 212, 440, 603, 1029, 1418, và 1605.

(theo Caonienbachhac.com)

Lan Hạc Trắng còn gọi là Heron Orchid
clip_image063
clip_image065
clip_image067
clip_image069
clip_image071
clip_image073

Thượng mã phong và cao máu
Bác sĩ BS Võ Tấn Phát
Sinh lý học của sự giao hợp
Trong hoạt động làm tình có sự phối hợp của hai hệ thần kinh trực và đối giao cảm xảy ra.
Nhìn chung, chu kỳ của phản ứng tình dục nơi con người gồm có các giai đoạn sau:
1/
giai đoạn ham muốn tình dục (libido/ sexual drive):
- do can thiệp của hypothalamus và limbic system từ thần kinh trung ương.
- chịu ảnh hưởng bởi androgen ở hai phái. Mực testosterone trong máu thấp có thể làm phương hại tới sự ham muốn này. Chích testosterone không cải thiện được khả năng làm tình.
2/ giai đoạn kích thích (sexual arousal):
- kéo dài trung bình khoảng 10 phút cho hai phái (theo các khoa học gia tại McGill University Health Center,Montreal,Canada).
- kích thích có thề là phản xạ (reflexogenic) bởi sờ mó bộ phận sinh dục theo đường thần kinh đối giao cảm có trung tâm S2-S4 ở vùng thiêng tủy sống (sacral center), và làm dãn nở mạch máu bộ phận sinh dục.
- kích thích có thể từ tâm linh (psychogenic/ imaginative) do suy nghĩ, tưởng tượng, và nghe thấy (audio-visual stimuli) như xem phim tình dục có âm thanh. Nó đi xuống trung tâm trực giao cảm của tủy sống thân -lưng (thoraco-lumbar), đến các tiếp nhận đối giao cảm beta ( beta adrenoreceptors ) gây dãn nở mạch máu bộ phận sinh dục.
- đại để ở phái nam dương vật cương lớn và dài ra; phái nữ có mồng đốc (clitoris) trương phình, xung huyết các môi nhỏ (engorgement of labia minor), và âm đạo trương phình cùng bôi trơn ướt (vaginal ballooning and lubrication).
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng.
- các bắp thịt toàn thân cảm thấy căng (generalized muscle tension).
3/ giai đoạn kích thích cực điểm (plateau):
- kéo dài khoảng vài giây tới vài phút trước khi đạt đến tình trạng cực khoái.
- đặc trưng bởi sự cương to tối đa của bộ phận sinh dục.
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng cao thêm.
- bắp thịt căng thêm lên.
4/ giai đoạn cực khoái (orgasm/ release):
- cảm nhận qua vỏ não.
- kiểm soát bởi trung tâm trực giao cảm.
- ở phái nam có sự chảy tinh dịch vô niệu đạo (emission) kế tiếp theo là sự bắn tinh vọt ra ngoài đường thoát tiểu (ejaculation) đi kèm với cảm giác khoái lạc tột đỉnh.
- ở phái nữ không có sự bắn tinh , và cảm giác cực khoái xảy ra cùng lúc với những co thắt nhịp nhàng của bắp thịt của phần âm đạo gần phía ngoài (outer vagina) mà đương sự có thể không cảm nhận hoặc hay biết được.
- trong giai đoạn kích thích cực điểm và giai đoạn cực khoái, phái nam và nữ có thể phát ra tiếng nói (vocalization) như kêu la ( oh my God), rên thành tiếng, hay chửi thề văng tục.
- nhịp tim, nhịp thở, và áp huyết tăng cao tối đa; phái nữ có áp huyết và nhịp tim tăng cao hơn ở phái nam.
5/ giai đoạn xả nghỉ và không thể kích thích để có được thêm một cơn cực khoái kể liền nữa (refractory period/ resolution):
- bộ phận sinh dục mềm và nhỏ lại.
- ở giới trẻ phái nam, dương vật có thể cương cứng trở lại ngay sau khi xuất tinh, nhưng phải đợi 1 thời gian tối thiểu mới có thể đạt đến cơn cực khoái lần nữa.
- kiểm soát bởi luồng trực giao cảm phát ra (sympathetic outflow) từ trong giai đoạn cực khoái.
- thay đổi tùy theo cá nhân. Đàn ông trên 55 tuổi phải mất từ 8 tới 12 giờ mới có thể có được cơn cực khoái lần thứ hai kế sau lần thứ nhứt ; và ở tuổi trẻ phái nam chỉ chờ từ vài phút đến vài giờ.
- đặc biệt ở giới phụ nữ, có một số ít có thể có được nhiều cơn cực khoái liên tiếp (multiple orgasms) đến từ giai đoạn kích thích cực điểm (plateau) mà không kinh qua giai đoạn xả nghỉ như nam phái.
- các bắp thịt nghỉ xả dãn, nhịp thở, nhịp tim, áp huyết trở lại mức bình thường.
*
Tóm tắt về thay đổi thay đòi áp huyết và nhịp tim khi làm tình: a/ ở người trẻ:
- nhịp tim tối đa là 115-180 mỗi phút

- áp huyết thu tâm tối đa bằng hay nhỏ hơn 190 mmHg.
b/ ở người già:
- nhịp tim tối đa là 80-185 mỗi phút.
- áp huyết thu tâm tối đa bằng hay nhỏ hơn 150 mmHg.
Theo Drory và đồng nghiệp , họ thấy rằng ở người không có bịnh thiếu máu cơ tim (ischemic heart disease) thì nhịp tim cao nhứt trong giao hợp là 117 +- 21 một phút. Như vậy nó vẫn thấp hơn nhịp tim trong lúc tập thể dục là 150 +- 13 mỗi phút.
* Cái giá năng lượng phải trả cho sự giao hợp:


- Định nghĩa của 1 MET (metabolic equivalent): là số năng lượng phải tiêu xài của một người ngồi nghỉ yên và không làm gì cả.
1 MET = 3.5 ml oxygen/ kg/ mỗi phút.
- Nhìn chung, hoạt động làm tình bình thường không kiểu cách cần một số năng lượng mà trái tim phải làm việc để cùng cấp là khoảng 3 tới 5 METS. Đây là số năng lượng đòi hỏi từ 1 công việc tương đối nhẹ giống như khi cào lá rụng (raking leaves) trong làm vườn, hay lúc lau chùi cửa sổ nhà. Năng lượng cần cho giao hợp có thể tăng cao thêm 3 METS nữa (tổng công là 8 METS) nếu như nó xảy ra với người tình mới là hay bồ nhí, và trong môi trường khác lạ kích thích.
Khả năng của tim làm việc để cung cấp tối đa năng lượng (aerobic capacity; METS) thay đổi theo các nhóm như sau:
a/ người lớn khỏe mạnh (healthy adults): 10-12 METS.
b/ người bệnh tìm loại I và II ( theo phân loại của hội tim NY ) : 6-8 METS.
c/ lực sĩ có sức chịu đựng bền (endurance athlete): 15-20 METS.

Thượng mã phong (TMP)
clip_image074

Thượng Mã Phong (TMP, sudden coital death) đối với người Việt Nam được nghe nói và hiểu như là người đàn ông lúc đang làm tình bị chết đột ngột với tư thế vẫn nằm trên bụng người đàn bà. Ueno M tìm thấy hơn 1% của các cái chết bất ngờ (sudden death) tại Nhật Bản là do làm tình gây ra.
Theo Tây y , định nghĩa đột tử (sudden death) là cái chết bất ngờ xảy ra trong khoảng một giờ đồng hồ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Gần 90% các cái chết tự nhiên đột ngột (sudden natural death) có nguyên nhân đến từ tim mà 80% là do bệnh động mạch vành (coronary artery disease).
Như trên đã nói, hoạt động giao hợp là một công việc tương đối nhẹ đòi hỏi một số năng lượng tương đối thấp, và hầu hết cơ thể những người lớn tuổi khỏe mạnh (healthy, fit) đều dư khả năng  để cung cấp số năng lượng này. Quan sát cũng cho thấy rằng nhịp tim đập trong lúc làm tình thì tặng tương đương bằng với nhịp tim đập khi leo 2 cầu thang (flights of stairs). Phản ứng huyết lưu (hemodynamic response) trong lúc giao hợp gồm có sự tăng cao áp huyết và nhịp tim trong mức sinh lý. Sự tăng cao này trở nên bất bình thường và nguy hiểm cho tính mạng nếu như cơ thể có thêm bệnh về tim mạch ( như động mạch vành hay cao huyết áp ) đã phát hiện từ trước rồi hoặc chưa hề phát hiện.
Trong chứng cao huyết áp với tổn hại tim (target damage) có trước, người bị TMP đột tử có thể do cơn khủng hoảng áp huyết cao (hypertensive crisis) xảy ra đang lúc giao hợp và dẫn tới rồi
loạn nhịp chết người (lethal dysrythmias). Nó cũng có thể làm xuất huyết vùng chân não thấp (low brain stem ) gây tổn thương trung tâm thở và điều chỉnh tim mạch,hoặc làm tách dọc lớp giữa của vách động mạch (aortic dissection) dẫn đến cái chết bất ngờ đột ngột. Người có bệnh động mạch vành tim chết vì TMP bởi vì tim không chịu đựng nổi "stress" do tăng huyết áp và mạch khi làm tình, từ đó dẫn đến rối loạn nhịp chết người.
Dĩ nhiên các điều trình bày vừa qua chỉ là kịch bản giả thiết suy diễn tử sinh lý và bệnh lý tim mạch. Chỉ có sự khám nghiệm tại hiện trường và khám nghiệm tử thi thì mới biết được chính xác nguyên nhân của TMP.
Cũng có giai thoai nói về trường hợp TMP được cứu sống lại được là do người bạn gái trong cuộc biết hành động nhanh chóng như sau:
a/ vẫn để nguời bạn trai nằm yên trên bụng mình và tránh không xê dịch di chuyển;
b/ lấy cây trâm cài tóc (nếu có sẵn) đâm mạnh phần nhọn vào chỗ vùng xương cùng của người nam;
c/ hoặc lấy tay giựt mạnh các sợi lông quanh hậu môn.
Nếu TMP mà được cứu sống như nói trên, thì đây chắc hẳn là trường hợp ngất xỉu (syncope) mà nguyên nhân ở người lớn tuổi là thường do nhịp tim đập nhanh hay chậm (thường là do đập chậm ). Hành động đâm kim trâm cài tóc hay giật long quanh hậu môn có thể giải thích là nó tạo ra loại đau nhanh (fast pain) và kích thích "hệ thống mạng kích thích đi lên" (ascending reticular activating system) của "mạng lưới mạng" (reticular formation), và làm thức tỉnh người bị xỉu.
Ngoài ra cái đau này cũng kích thích hệ thần kinh giao cảm nữa.
Có một điều khó hiểu là tại sao TMP không nghe nói xảy ra ở phụ nữ trong khi mạch và áp huyết của họ tăng lên cao nhiều hơn ở phái nam khi làm tình.
Vài hướng dẫn về an toàn giao hợp cho người lớn tuổi:
a/ tránh ăn uống 1 giờ trước khi nhập cuộc.
b/ nếu đã ăn uống rồi, phải chờ 2 tới 3 giờ sau đó.
c/ tránh ăn quá độ hay uống quá nhiều rượu trước khi làm tình.
d/ khi làm tình với đối tượng mới hay bồ nhí, hoặc trong khung cảnh lạ hồi hộp kích thích, thì tim phải làm việc nhiều thêm lên. Do đó năng lượng cho cuộc mây mưa này lên tới 8 METS thay vì 5 METS như thường lệ.
e/ người bị nhồi máu cơ tìm mà không biến chứng (noncomplicated MI) có thể trở lại làm tình 6 tuần lễ sau biến cố này.
f/ lý tưởng nhứt là nếu có được thử nghiệm thể dục (exercise stress test) để biết rõ khả năng cung cấp năng lượng tối đa của tim là bao nhiêu. Nếu đạt được 5-7 METS mà không có triệu chứng gì thì có thể giao hợp trở lại.
g/ nếu không có phương tiện làm thử nghiệm trên , thì một loại thử nghiệm lâm sàng (clinical test) tự mình có thể làm được mà không cần qua bác sĩ như sau:
-đi bộ nhanh 10 phút (120 bước/ mỗi phút theo sau đó là leo 2 cầu thang (flight of stairs, chừng 22 bậc tổng cộng, mỗi bậc cách nhau 17 cm), bước 2 bậc cho mỗi giây.
- nếu không có triệu chứng khó thở hay đau ngực hay mệt thì có nghĩa là có thể sẵn sàng cho hoạt động làm tình.
h/ đối với người có b ệnh đau ngực kinh niên và ổn định do tim(chronic stable angina), nên uống nitroglycerine 15 phút, và một liều beta blocker có tác dụng ngắn hạn (short acting) 1 giờ trước khi làm tình (theo Braunwald's Heart Disease).