Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

HÙ DOẠ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

TQ VỚI HÀNG KHÔNG MẨU HẠM VARYAG
1.Thế giới lao vào cuộc đua Hàng không mẫu hạm
Mặc dù xuất hiện tranh cãi ngày một lớn về chi phí và sự phù hợp của các tàu sân bay, nhưng hải quân các nước vẫn tiếp tục gia tăng đội tàu của mình với tốc độ chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Trình diễn sức mạnh
Mỹ - nước có số tàu sân bay nhiều hơn mọi quốc gia khác cộng lại - thiết lập được sức mạnh hải quân như Anh, Pháp và Nga đang theo đuổi. Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng không ngừng tăng tốc.
hkmh george washington 2 
HKMH washington (Hoa Kỳ)
 hkmh trung quoc
HKMH VARYAG ( Trung Quốc)

"Toàn bộ ý tưởng nhằm trình diễn sức mạnh, quyền lực”, phó Đô đốc Philippe Coindreau, chỉ huy đội đặc nhiệm của hải quân Pháp dẫn đầu cuộc không kích vào Libya từ 22/3, cho biết.

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: AP
"Một tàu sân bay hoàn toàn phù hợp với các kiểu xung đột này, và con tàu ấy đã chứng tỏ nó mỗi ngày”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle, mang sứ mệnh tấn công vào các lực lượng của lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi kể từ cuộc can thiệp của liên quân vào Libya bắt đầu ngày 22/3.
Tàu sân bay hạt nhân trọng tải 42.000 tấn đã cùng tham gia chiến dịch với một tàu nhỏ hơn - tàu Giuseppe Garibaldi của Italy 14.000 tấn. Không có tàu sân bay nào của Mỹ tham gia cho dù lực lượng Mỹ có mặt trong cuộc chiến này ở giai đoạn đầu tiên.
Hải quân Mỹ vẫn sở hữu 11 tàu sân bay hạt nhân, hầu hết là tàu lớp Nimitz có trọng tải lên tới 100.000 tấn. “Pháo đài nổi” trở thành xương sống sức mạnh biển của Mỹ sau Thế chiến II, trình diễn sức mạnh quân sự Mỹ trong các cuộc khủng hoảng khắp thế giới như Triều Tiên, Iraq, Kosovo và Afghanistan.
Theo Lee Willett, phụ trách chương trình nghiên cứu hàng hải tại Viện nghiên cứu Royal United Services có trụ sở ở London, cho hay, cuộc chiến tại Libya đã minh chứng cho tính hữu ích của các tàu sân bay.
Pháp và Italy, hai quốc gia thành viên NATO gần gũi nhất bờ biển Bắc Phi, đã chọn cách triển khai các tàu trong chiến dịch cho dù họ có các căn cứ không quân gần hơn, ông nhấn mạnh. "Trên khắp thế giới, những cường quốc hải quân hay lực lượng hải quân chưa lớn lắm đều tìm kiếm việc tạo lập sức mạnh không quân trên biển”, Willett nói. "Họ có thể không muốn là những cường quốc toàn cầu, nhưng chắc chắn mong muốn có sức mạnh trong khu vực”.
Căn cứ không quân di động
Rất khó xác định số lượng chính xác các tàu sân bay đang hoạt động trên khắp thế giới vì sự tồn tại của các tàu này được phân thành nhiều loại khác nhau như tàu chiến đổ bộ, tàu sân bay trực thăng hay tàu khu trục - nhưng tóm lại tàu sân bay được xem như là một căn cứ không quân di động có bãi đáp cho máy bay cất cánh, hạ cánh.
Trong số này, 8 tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp trọng tải 41.000 tấn của Mỹ. Tàu lớp Mistral của Pháp; HMS Ocean của Anh và Juan Carlos I của Tây Ban Nha đều được coi là các tàu sử dụng đa mục đích, có thể mang máy bay chiến đấu, trực thăng và hàng trăm lính thủy đánh bộ cho các chiến dịch đổ bộ. Thậm chí các tàu khu trục lớp Hyuga của Nhật cũng được coi là các tàu sân bay hiệu quả. Tàu này có thể mang nhiều trực thăng trên boong và có hầm chứa máy bay phía dưới.
"Nói chung, tàu sân bay trở nên phổ biến vì đây là những nền tảng rất linh hoạt có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ, không chỉ trong chiến tranh”, Nate Hughes, giám đốc phân tích quân sự tại tổ chức cố vấn Stratfor, Mỹ cho biết.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ giới thiệu Gerald R. Ford, tàu chỉ huy của nhóm ba 3 siêu tàu sân bay lớp mới, vào năm 2015. Mỗi chiếc có trị giá khoảng 9 tỉ USD.
Các nước khác trong NATO đang bổ sung thêm cho hạm đội tàu sân bay của họ gồm Anh, hiện đang đóng hai chiếc, và Pháp đang cân nhắc mua tàu sân bay hạt nhân thứ hai. Tây Ban Nha và Italia vừa đưa ra hai tàu sân bay mới.
Trung Quốc và Ấn Độ đều trong quá trình nâng cấp các tàu sân bay xây dựng thời Liên Xô. Ấn Độ cũng đang phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên. Nga sẽ hiện đại hóa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong năm tới để gia tăng thời hạn hoạt động của tàu sau năm 2030 và lên kế hoạch tậu các tàu lớp Mistral của Pháp.
Brazil đã hoàn tất quá trình nâng cấp tàu sân bay Foch gần đây mua từ Pháp, giờ đổi tên là Sao Paolo. Con tàu này giờ đây trở thành tàu đô đốc của Hải quân Brazil. “Hải quân các thành viên BRIC đặc biệt chú tâm tới tàu sân bay”, Willett nói.
Một số chuyên gia quân sự vẫn tiếp tục tranh cãi về sự phù hợp của tàu sân bay. Theo các người phê bình, khái niệm căn cứ không quân trên biển giờ đây đã lỗi thời. Họ lập luận rằng, tiến bộ trong các vũ khí chống hạm khiến cho tàu sân bay trở nên quá tốn kém và rủi ro cao trong một cuộc chiến.
Trong khi các tàu sân bay mang máy bay, tên lửa được xem là “pháo đài bất khả chiến bại”, thì thực tế là, kể từ Thế chiến II, phần lớn chúng được sử dụng trong các cuộc xung đột với những đối thủ yếu hơn nhiều. Chúng chưa từng chạm mặt những lực lượng hải quân hiện đại với tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay”, siêu ngư lôi hay tên lửa siêu thanh.
"Những công nghệ mới khiến cho các vũ khí hiện đại dễ dàng hơn trong tiếp cận mục tiêu tàu sân bay từ khoảng cách lớn hơn nhiều”, Benjamin Friedman, nhà nghiên cứu tại Viện CATO ở Washington nói. "Công nghệ ấy có khả năng tấn công nhanh hơn việc phòng thủ, nghĩa là trong hai thập niên tới, tàu sân bay có thể không tồn tại”.
  • Thụy Phương (Theo AP)- Vietnam.net
2. NGƯỜI TQ MUỐN HKMH DÙ CÓ CHẠY ĐUA VÕ TRANG 
Rất nhiều người Trung Quốc ủng hộ kế hoạch hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của nước này, cho dù phần lớn cũng tin rằng, nó có thể khơi nguồn cho một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, kết quả thăm dò của một tờ báo Trung Quốc đưa ra hôm 5/5 cho biết.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, gần 80% người được hỏi trong cuộc thăm dò mong muốn Trung Quốc có HKMH, mặc dù 56,5% coi đây là động thái làm gia tăng nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á hoặc giữa Trung Quốc với các nước khác, gồm cả Mỹ.

Hình ảnh tàu sân bay Varyag mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998 đã xuất hiện trên trang web của Tân Hoa xã. Ảnh: THX
Theo các nguồn tin quân sự và chính trị Trung Quốc, Bắc Kinh có thể hạ thủy tàu sân bay đầu tiên trong năm nay, bằng việc nâng cấp con tàu cũ thời Liên Xô. Đây sẽ là bước đi đầu tiên, mở đường cho nỗ lực hướng tới sở hữu một hạm đội tàu sân bay.
"Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống đỡ những cuộc xâm lấn trên biển trở thành lý do hàng đầu để Trung Quốc phát triển tàu sân bay (77,8%)”, tờ báo cho biết.
Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ ước tính rằng, Varyag - con tàu do Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998 với giá 20 triệu USD, sẽ được hạ thủy để tạo nền tảng cho việc đào tạo vào khoảng năm 2012, và Trung Quốc sẽ có tàu sân bay phát triển trong nước sau năm 2015.
Với việc hạ thủy Varyag, Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ ba tại châu Á có tàu sân bay sau Ấn Độ và Thái Lan. Trong khi việc hạ thủy một con tàu sân bay có rất ít ảnh hưởng chiến lược lập tức, thì nó sẽ làm gia tăng lòng tự hào quân sự trong nước và khiến bên ngoài lo lắng.
Trong cuộc thăm dò qua điện thoại với 1.166 người ở bảy thành phố của Trung Quốc, 14,2% người được hỏi nói rằng, một con tàu sân bay Trung Quốc tạo ra khả năng chạy đua vũ trang “cực kỳ cao”, 42,3% nói đó là “khả năng rõ ràng”.
Tàu sân bay sẽ là “cột trụ cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc”, 81,3% người ủng hộ khẳng định như vậy, trong khi 50,9% người tham gia cuộc thăm dò nói nó sẽ là đối trọng với Mỹ.
Trong tháng 3, giới quân sự Trung Quốc cho hay, họ đang đối mặt với một khu vực châu Á “ngày càng bất ổn” khi Mỹ mở rộng “dấu chân chiến lược”.
Đầu tháng 4, Tân Hoa xã đưa ra những hình ảnh về một tàu sân bay đang trong quá trình khôi phục và gần như sắp hoàn thành. Đoạn chú thích các bức ảnh cho thấy, công việc sẽ sớm kết thúc và con tàu có thể hạ thủy vào cuối năm nay.
Các hình ảnh về tàu sân bay Varyag, mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998, đã xuất hiện trên trang web của hãng Tân hoa. Đây là lần đầu tiên, hãng này đưa ra bằng chứng trực quan của dự án tàu sân bay vốn được xem là cốt lõi của tham vọng hiện đại hóa quân sự và hải quân của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đã xác nhận việc thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên.
Rất nhiều chuyên gia quân sự tin tưởng, chi tiêu thực tế cho quân đội Trung Quốc với 2,3 triệu người là cao hơn nhiều những gì chính phủ nước này báo cáo. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - thường xuyên chỉ ra rằng, ngân sách quốc phòng của họ còn kém xa so với Mỹ và nỗ lực hiện đại hóa quân sự chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ.
  • Thái An (Theo Reuters)(Vietnam.net)

3. TRUNG QUỐC LẲNG LẶNG "ĐE" LÁNG GIỀNG BẰNG HKMH VARYAG 

Tác giả: Kathrin Hille
Tại cửa hàng Ikea ở Đại Liên, thành phố phía đông bắc Trung Quốc, khách hàng chủ yếu là những phụ nữ trung tuổi, tới chọn lựa bộ đồ ăn và hàng dệt may.
Tuy nhiên, ở gian hàng bán đồ cho phòng ngủ, có những hoạt động xem ra khá khác thường. Một người đàn ông hướng chiếc máy quay đặt trên giá ba chân, cố xem hình ảnh một con tàu ở bến cảng: đó là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Được Trung Quốc mua lại năm 1998 từ Ukraine, tàu sân bay Varyag mang thiết kế thời Liên Xô đang trong giai đoạn hoàn tất như hãng Tân hoa đưa tin. Đầu tháng 4, Tân Hoa xã đưa ra những hình ảnh về một tàu sân bay đang trong quá trình khôi phục lại và gần như sắp hoàn thành. Đoạn chú thích các bức ảnh cho thấy, công việc sẽ sớm kết thúc và con tàu có thể hạ thủy vào cuối năm nay.
Đây là lần đầu tiên, hãng này đưa ra bằng chứng trực quan của dự án tàu sân bay vốn được xem là cốt lõi của tham vọng hiện đại hóa quân sự và hải quân của Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn lời tạp chí phân tích quân sự tại Canada, Kanwa Asian Defense Review, cho hay, con tàu sẽ sẵn sàng hạ thủy trong năm nay. Trên thực tế, việc Tân Hoa xã sử dụng thông tin này cho một chú thích ảnh dường như đã chính thức chứng thực điều này.
Những tấm ảnh khác mà Tân Hoa xã đăng tải có nội dung như: "Con tàu chiến khổng lồ gần ra mắt, thực hiện giấc mơ tàu sân bay 70 năm của Trung Quốc", chú thích khác nói: "Chỉ vài ngày trước đây, các diễn đàn quân sự trực tuyến trong nước dồn dập đăng tải những hình ảnh về tàu sân bay Varyag đang được xây dựng lại tại xưởng đóng tàu Đại Liên. Từ những tấm hình này, chúng ta có thể thấy dự án đang tiến vào giai đoạn cuối cùng".
Con tàu sân bay dự kiến sẽ hạ thủy trong năm nay và mang tên Shi Lang, cái tên của một đô đốc Trung Quốc thế kỷ 17 là người đã chinh phục Đài Loan.
Kể từ khi con tàu xuất hiện từ xưởng đóng tàu vào năm ngoái, rất nhiều người đã tìm đường đến Đại Liên, mang theo kính thiên văn và máy quay đắt tiền. "Tôi đã từng tới xưởng đóng tàu hải quân Vũ Hán để xem tàu ngầm, nhưng điều này quả thực thú vị hơn", người đàn ông trẻ tuổi có chiếc máy quay đặt trên giá ba chân vui vẻ cho biết.
Con tàu có thể nhìn thấy được từ các nhà cao tầng, các trục đường giao thông tầng cao ở Đại Liên nhưng hai cửa thoát hiểm của Ikea ở tầng ba được coi là vị trí đắc địa.
Và tàu sân bay Trung Quốc đã thu hút sự chú ý vượt ra ngoài biên giới nước này. Robert Willard, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương gần đây tuyên bố, các nước láng giềng Trung Quốc theo dõi sát sao những diễn biến mới xung quanh con tàu này. "Các đối tác khu vực của chúng ta đánh giá đây là bước tiến đáng kể trong khả năng quân sự của Trung Quốc", ông nói.
Quan chức hải quân Mỹ và hải quân các nước Thái Bình Dương khác nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ cần nhiều năm nữa trước khi có thể hoạt động hiệu quả một tàu sân bay. "Sở hữu tàu sân bay là một vấn đề, vận hành nó thậm chí là cả một nhóm tàu lại là điều hoàn toàn khác biệt", một sĩ quan hải quân nước ngoài đánh giá.
Vì lẽ đó và vì việc hạ thủy tàu sân bay được cho là khá lâu, nên giới phân tích coi con tàu không đóng góp nhiều vào việc giúp Trung Quốc bắt kịp hải quân Mỹ - vốn là cường quốc hải quân chiếm ưu thế và cũng là "đối tượng" để hải quân Trung Quốc cuối cùng có thể tìm cách thách thức.
Trong thời gian này, một thách thức dường như hiển hiện hơn đến từ chương trình tên lửa đạn đạo chống hạm mà các chuyên gia quân sự Mỹ tin rằng sẽ giúp Trung Quốc chạm tới mục tiêu là các tàu sân bay Mỹ.
Những bình luận từ các quan chức chính phủ Trung Quốc cho thấy, nước này coi tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh đang trỗi dậy của họ. Trung Quốc cũng tin rằng, tàu sân bay có thể giúp lực lượng hải quân thực hiện sứ mệnh tốt hơn ở những khu vực cách xa bờ biển Trung Quốc khi các lợi ích kinh tế đất nước ngày một mở rộng.
Sứ mệnh chống hải tặc của Trung Quốc tại vịnh Aden đã nhấn mạnh một điều, hải quân nước này đã phải vật lộn để giúp các binh lính trên một con tàu được cung cấp đủ nước ngọt và lương thực. Một căn cứ nổi trên biển sẽ cho phép sự hạ cánh dễ dàng với các máy bay chiến đấu, trực thăng có thể góp phần giải quyết nhiều vấn đề, Bắc Kinh tin như vậy.
Các nguồn tin quân sự Trung Quốc tránh đề cập tới các tính năng chiến đấu có thể của một tàu sân bay, nhưng những nhà phân tích quân sự độc lập cho rằng, một tàu sân bay đi vào hoạt động sẽ đẩy Trung Quốc tiến gần tới mục tiêu chiếm ưu thế trên không.

Còn với quân đội Trung Quốc (PLA), đưa Shi Lang vào hoạt động sẽ chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường dài trước mặt. "Chiếc tàu sân bay đầu tiên sẽ chắc chắn hướng tới việc đào tạo huấn luyện để hải quân PLA sẽ có thể tiến tới các vùng biển lạ", Gary Li, một chuyên gia nghiên cứu hải quân Trung Quốc tại Exclusive Analysis, tổ chức cố vấn rủi ro chính trị ở London, khẳng định.
Bắc Kinh vẫn im hơi lặng tiếng về nơi Shi Lang sẽ được triển khai hoặc chính xác họ sẽ làm gì với con tàu này. Ông Li nói rằng, về mặt tương tác giữa con tàu với các khả năng hải quân hiện tại, thì căm cứ Hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam sẽ là chọn lựa tốt nhất. "Các tàu chiến, tàu khu trục hiện đại nhất cũng như tàu ngầm đã sẵn sàng ở đó và thêm một tàu sân bay sẽ dễ dàng cho phép một đội hình chiến đấu hình thành nhanh chóng nếu cần thiết", ông nói.
  • Thụy Phương (Theo FT)-Vietnam.net