Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

NƯỚC PHÁP PHƠI TRẦN QUA NHỮNG “I- MEO”

Fr: Loan Phan

Kính thưa quí bạn,

Nhờ câu chuyện vui của ai đó viết nói về nước Pháp “quá tệ” cho nên chúng ta được dịp nghe quí bằng hữu ở tại Pháp lên tiếng nói rõ sự thật. Như quí bạn biết khởi đầu chỉ là chuyện vui thôi, nhưng từ đó đưa tới vài so sánh liên hệ tới nhiều quốc gia, nhờ vậy mà chúng ta được được nhiều chi tiết lý thú. Chuyện nầy hình như lan qua mấy nhóm email khác hơn là nhóm MTC của chúng ta.

Tôi muốn gởi đến quí bạn những email mới nhận được mà tôi biết là rất đúng đắn nói lên được hiện tình của người sống trong nước Pháp. Đề cho hấp dẫn tôi xin phép “chua” thêm vài lời bàn cho vui. Nhưng trước tiên để tạ lỗi đùa dai với bằng hữu và bà con chưa quen ở Pháp tôi xin gởi tới quí vị hai slide show tôi làm từ lâu rồi về Paris.

Mời quí bạn xem cảnh Paris và nghe bản nhạc Mùa Thu Paris do Thái Thanh hát mấy chục năm trước. Và cảnh Paris về đêm rất thơ mộng với bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng lời Việt do Thanh Lan hát. Hai slide show nầy tới nay được nhiều người xem. Xin đừng bỏ lên Youtube tôi nghiệp nó lắm.
Vu Khuc Paris_Thanh Lan.pps < -- click để download
Paris (Mua Thu Paris_Thai Thanh_v2).pps < -- click để download

=============

Dưới đây là email của một bằng hữu nói lên khá rõ, có cái nhìn nhiều mặt về đời sống tại Pháp, không chỉ có một mặt là vật chất và tiền bạc như mấy hôm nay.

From: Ph NG [mailto:

Sent: Sunday, July 10, 2011 4:02 PM

To: Huynh Chieu Dang

Subject: Re: FW: Lai noi chuyen nuoc Phap nuoc My, chuyen boycott Red China

Anh Đẳng thân,

Tôi có đọc qua cái bài viêt nói về nước Pháp nhưng vì nghĩ rằng đây là chuyện vui nên cũng không có phản ứng làm gì. Bây giờ nếu phải bình luận thì tôi cũng xin góp ý vì tôi là một người ở Pháp.

Trong cái bài viết đối với tôi thì có nhiều chuyện nói có hơi quá đáng (gọi là để cho vui...) và thật ra phần đông những người nghĩ như vậy là những người chưa bao giờ đến xứ Pháp cả, chỉ nghe người khác nói lại. Nếu chúng ta muốn so sánh đời sống giữa các quốc gia thì chúng ta ít nhất phải có viếng thăm quốc gia đó, nếu không nói là phải ở đó một ít lâu, để có thể có một khái niệm trung thực.


Cái điều có thể đúng trong bài viết là đời sống mắc mỏ ở Pháp và vì thế ít ai có thể nói là làm giàu được ở Pháp như ở cac xứ khác như Mỹ v.v... Thật ra lương ở Pháp (của một người kỹ sư như tôi chẳng hạn) thì cũng không thua gì mấy so với lương trung bình ở Mỹ (và với cái hối xuất thuận lợi giữa Euro và USD hiện nay) nhưng cái gì cũng mắc hơn so với Mỹ, từ thức ăn, nhà cửa, đến xăng nhớt... Nói ví dụ một người kỹ sư độc thân không thể nào mua nỗi một căn nhà khoảng 30 m2 dù phải mượn ngân hàng và trả trong 30 năm... Một lít xăng giá gần 1,5 Euro. Do đó ngay cả với lương kỹ sư của tôi đã làm việc gần 40 năm trong một hãng điện toán rất có tiếng tăm trên thế giới, đến cuối tháng lãnh lương xong, đóng thuế và để dành một chút cho con cái thì chẳng còn lại bao nhiêu.

Nhưng đối với tôi thì chúng ta không thề chỉ nói về tiền bạc vật chất để mà cho rằng ờ đâu thì sung sướng và hạnh phúc. Vì tùy theo mỗi người cái quan niệm hạnh phúc còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố như khí hậu, môi trường sinh sống, an sinh xã hội, văn hóa, luật pháp, tình người v.v... Do đó trong các thống kê sắp hạng các quốc gia trên thế giới, lúc thì cho xứ này nhất, lúc thi cho xứ nọ nhất, vấn đề này tùy thuộc vào tiêu chuẩn nào được cho là quan trọng. Ví dụ nếu lấy tiếu chuẩn văn hoá thì xứ Pháp là nhất, xứ Pháp có biết bao danh lam thắng cảnh để thu hút các du khách mỗi năm còn hơn xứ Mỹ... Ngoài ra xứ Pháp còn lừng danh về ăn uống, trang phục...

Phải nói là ai đã sống quen xứ nào thì vẫn thích ở xứ đó. Riêng tôi chẳng hạn, tôi đã có cơ hội qua Mỹ làm với lương gấp đôi ở Pháp nhưng tôi không đi vì gia đình tôi đã quen sống ở Pháp với những an sinh xã hội, giáo dục, luật lệ v.v...  Nói tóm lại, nói giàu có thì tôi chẳng hơn ai cả, nhưng tôi rất hài lòng với cuộc sống ở xứ Pháp. Nhưng đối với một người tỵ nạn thì không nên chọn xứ Pháp vì nếu không có bằng cấp, nghề nghiếp thì rất khó sống không như xứ Mỹ.

Bây giờ nếu công tâm mà nói thì tôi nghĩ những xứ mà đời sống tốt nhất vì tôi đã có đi qua là các xứ Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mach, Phần Lan, sau đó là Thụy Sĩ (tuy rằng các xứ này đời sống còn mắc hơn ở Pháp) và sau nữa là Canada và Úc (đây là tôi không chỉ chú trọng về tiền bạc).

Phước

Cám ơn anh Phước đã cho bà con ta có cái nhìn đa dạng hơn về đời sống tại Pháp. Ở Pháp đóng thuế cao, nhưng phúc lợi xã hội cao, nhất là về y tế. Ở Mỹ thì về mặt y tế khó khăn lắm. Nhân đây nhắn chung cho các bạn sắp qua Mỹ du lịch, các bạn nhớ mua insurance sức khỏe trước khi đi. Lở một khi vào nước Mỹ rồi mà bị bịnh phải vào nhà thương thì chỉ có nước bán nhà mới đủ trả. Theo những gì tôi biết được cho tới hôm nay thì một người già té gảy xương hong vào nhà thương chỉ trong ngày đầu tiên thôi, tiền phải trả tính chung có khi lên tới 15 ngàn đô la. Các bạn ở Việt Nam qua Mỹ thăm bà con nên nhớ quan tâm lắm lắm về chuyện sức khỏe nầy.
Nói vậy cũng hơi lố, nếu gặp trường hợp emergency, chạy vào nhà thương thì theo luật nhà thương không có quyền hỏi chi tiết về insurance về tài chánh về người phải trả tiền, mà nhà thương phải trị đã, tiền tính sau. Các bạn rành hơn nói rõ giúp, tôi biết chưa chính xác đâu. HCĐ

From: T NG [mailto:]

Sent: Sunday, July 10, 2011 8:06 AM

To: Huynh Chieu Dang

Subject: Re: FW: Lai noi chuyen nuoc Phap nuoc My, chuyen boycott Red China

Anh HCĐ thân :

Khỏe không ? Tiếc là năm nay đi nhiều nơi nhưng Cali thì xin hẹn năm sau.

Khi nói đến đời sống thì phải nói đến tòan diện, wholesome, không riêng vật giá.

Già rồi, thịt quay rẻ cũng không ăn được(mỡ nhiều răng ít)

Xăng mắc mà ít đi hay không lái xe thì cũng... rứa (đứa cháu ở Hòa-Lan chỉ cưỡi xe đạp)

Không đâu hòan tòan sướng hay hòan tòan khổ.

Đó là chưa kể... quality is just perception, sống với VC .. lâu rồi đời mình cũng qua.

Đang muốn rớt nước mắt khi xem cảnh con nít đói ở Sudan thì được phone con gái muốn khóc vì stress quá.

(deadline của project gần kề).

Ôi... cuộc đời, đầy thương đau, tấm hình hài...

NMT

Anh NMT cũng nhắc là không nên chỉ nhìn về phía tiền bạc vật chất. Nhưng sao thấy lần nầy email của anh “u ám” buồn quá vậy. HCD

From: TH [mailto:]

Sent: Sunday, July 10, 2011 8:49 AM

To: Huynh Chieu Dang

Subject: Re: FW: Lai noi chuyen nuoc Phap nuoc My, chuyen boycott Red China

Kính G/S,

Thêm 1 khía cạnh nữa là: Ở Mỹ protects người tiêu thụ (trung bình) hơn các nước khác rất nhiều. Người mua có thể trả lại món đồ nhất là đồ điện hay điện tử, nhất là camera.

Các hãng chế tạo muốn xuất cảng sang Mỹ phải làm quality hơn (nếu không bị trả lại ..)

Ví dụ camera, US market vs. gray market (hay cho các nước ngoài nước Mỹ - thường thì gía rẻ hơn.)

So với Mỹ và các nước Âu châu:

Có 1 cái rất thực tế:  Ở Mỹ đi toilet gần như free và hầu như "availability" rất thỏa mãn .. "Cần là có"  .. ở Âu châu tôi có đi nhiều nước phải trả tiền ....

TH,

Thưa anh HT,
Qua lời bạn bè của tôi ở nước khác tới đây thì quả thật nước Mỹ người tiêu thụ là chủ nhân ông. Hàng hóa mua về được mang trả, tối thiều là trong vòng 15 ngày tới 90 ngày, tối đa là trả sau vài năm cũng được hoàn tiền lại như thường (thí dụ như hệ thống tiệm buôn Costco). Tôi có biết một vị người Việt Nam ta, mua TV big screen trong Costco về xài chừng 2 năm, xong chở lại trả lấy tiền lại, mua cái big screen khác to hơn lại rẻ hơn. Đồ điện tử cứ sau 1 năm thì chỉ còn có phân nửa giá. Thí dụ thế nầy, mua cái big screen TV LED LCD năm nay giá 1000 đô, nó chỉ lớn có 46”. Sang năm mang trả lấy 1000 đô lại mua cái big screen TV khác cũng giá đó thì sẽ được cái to hơn 62” LED LCD mà tân tiến hơn. Dĩ nhiên không phải khách hàng nào cũng làm như vậy, nhưng mua về xài trong vài tháng thấy không ưng mang trả là thường. Lúc xưa có co ca sĩ vào tiệm xịn mua bộ quần áo đầm vài ngàn đô, về lên sân khấu quay phim xong vài hôm sau mang trả. Làm nhiều lần như vậy nên báo chí phanh phui ra một thời, hình như bị tiệm buôn kiện nữa, mươi năm nay tôi không nhớ chi tiết nhưng chuyện có thật.

Nhân đây tôi minh oan cho tiệm Best Buy. Có một người Mỹ nào đó mua GPS trong tiệm Best Buy năm sáu năm trước, xong mang đi trả tiệm nầy không nhận, bèn về viết email gởi đi tùm lum. Bạn gìa chúng ta tới bây giờ cứ chuyển email nầy đi để boycott Best Buy hùa theo mà không biết thực hư ra sao.
Thưa rằng với GPS và với máy digital camera năm sáu năm trước không thể đem trả khơi khơi được đâu, với bất cứ tiệm buôn nào. Cho tới bây giờ mua digital camera hay máy GPS khi mang trả cũng phải chịu 15% re-stocking fee. Lý do là người ta đi du lịc một tuần, chạy vô tiệm mua cái máy GPS để biết đường lái xe, mua cái digital camera để chụp hình trong lúc đi chơi. Khi về mang tra lấy nguyện tiền lại, chuyện xảy ra quá nhiều, tiêm buôn đâu chịu nổi. Tóm lại không tiệm nào nhận lại hai thứ nầy mà không lấy 15% fee đâu. Chỉ trừ Costco mua hai thứ nầy được trả lại lấy nguyên tiền trong vòng 3 tháng. HCD9

============

From: lmh [mailto:
Sent: Sunday, July 10, 2011 7:48 AM
To: Huynh Chieu Dang
Subject: Re: FW: Email phan doi cau chuyen ve nuoc Phap hom qua. Mot cau hoi mong duoc giai dap

kính gởi anh HCD,

Rất tiếc là anh chưa đi Pháp, nếu có dịp tôi xin mời anh chị đến Pháp tôi sẽ hướng dẫn đi xem nước Pháp có "quá tệ " hay không ? Tai nghe, mắt thấy vẫn hơn. Theo tôi tất cả các nước đều có cái hay cái đẹp, cái xấu, cái tồi...cũng giống như con người, không ai hoàn hảo được. Tôi không muốn khoe khoang nhưng vi anh hỏi nên tôi xin kể ra đây các nước mà tôi đã đi qua (quan sát chứ không đi phớt qua) nhưng tôi không hề phê bình. Dù bất cứ ở nơi nào, Ơn trên cho mình sống thoải mái, không thiếu nợ, được du lịch 1/8 quả đất, điều nầy quá may mắn, nếu còn sức khỏe sẽ tiếp tục đi . Cám ơn Thượng Đế.

Thưa quí bạn Vị viết email bên trên không biết đã có lần nào qua Mỹ hay chưa.

Các nước mà tôi đã đi qua :

Canada :      Ottawa -Montréal-Toronto -Quebec........đã 10 lần và sẽ di tiếp năm nay 2011

USA     :        Atlanta - Connecticut - Chicago - Denver - Houston - Los Angeles (3 lần và tháng 9/2011 sẽ đi nữa) - Floride (3 lần)- Milwaukee - Portland - New york (2 lần) San francisco - Michigan (4lần)- Las Vegas  

                            (2lần) - Holywo0d - Grand Canyon. Hy vọng sẽ có dịp đi các nơi chưa đi.

Australie :             Sydney - Melbourne - Cains - Alice Spring - Nếu còn sức khỏe sẽ đi tiếp

Vietnam :             10 lần đi từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây ( hướng dẫn đoàn Pháp)

Cambodge :         hướng dẫn đoàn Pháp

Laos          :         hướng dẫn đoàn Pháp

Thailande :          Bangkok - Changmai - ...

Chine :- Hong kong,Taiwan

EUROPE :          Tây Đức   - Bỉ  - Đan mach  - Tây ban nha  - Pháp (dĩ nhiên nhưng còn nhiêù tỉnh chưa có dịp đi tới)  -  Ý - Lục xâm Bảo  - Monaco - Hoà Lan.

Nếu anh cần xem passeport, tôi sẽ scan cho anh xem.

Còn quá nhiều nước trên thế giới làm sao đi cho hết được, chắc phải đợi đến lúc "Hồn" bay đi nhanh hơn mà không phải tốn tiền.

Anh cho tôi là nam hay nữ cũng được, khác giông nhưng cũng là con người, không quan trọng đối với tôi

Kính chào,

LMH
Chị mà kể tiếp tôi ganh với chị đó.
Tôi có cái nhận xét là đi du lịch không nhìn được thực trạng đời sống của người địa phương đâu. Các bạn từ Việt Nam qua Mỹ thăm con ba tháng tưởng hiểu được nước Mỹ, thưa chỉ còn ở ngoài da. Các bạn qua ở luôn 2 năm tưởng hiểu được nước Mỹ, thưa chỉ mới đụng tới da thôi. Ở 10 năm chưa biết chi nhiều so với người Mỹ lớn lên tại Mỹ. Do đó nếu tôi sang Pháp một tuần, tôi tin là cái nhìn của tôi về nước Pháp sai bét. Gia đình người bạn của tôi từ Pháp sang Mỹ ở chơi 3 tuần, lúc gần về tôi nói chuyện thấy quí vị nầy hiểu nước Mỹ quá sai, nghĩa là chẳng biết gì ráo. Du lịch thì có cái nhìn khác, mà người ở tại địa phương lâu có cái nhìn khác, người mới ở cũng hiểu khác.
HCĐ
From: L-D-C
m]

Sent: Sunday, July 10, 2011 7:52 AM

To: Huynh Chieu Dang

Subject: RE: Email phan doi cau chuyen ve nuoc Phap hom qua. Mot cau hoi mong duoc giai dap

Kính thưa thầy,

Em vẫn gọi thầy, vì em đã là học trò của thầy ở NĐC.

Em chưa từng phản hồi với bất cứ meo mốc trao đổi trên mạng. Hôm nay nổi hứng, em cũng xin tham gia chơi.

Thử tưởng tượng có một cuộc bình chọn xếp hạng các nước trên thế giới, mở cho người VN. Kết quả có lẻ là người VN sống ở Pháp xếp Pháp hạng nhất, người VN sống ở Úc xếp Úc hạng nhất, người VN sống ở Togo xếp Togo hạng nhất ... ! Ta đã có câu "…. của ai nấy thơm" sao ?

Theo thiển ý của em đó chỉ là một phản ứng phiến diện khi tham gia "tranh đua", còn trong bụng ai nghĩ gì và thực sự làm gì thì chỉ có mình đương sự biết.

Đơn cử một ví dụ về việc chọn mua xe hơi. Hồi xưa ở VN (lúc đó em còn là trẻ con), em hay thấy lớp người lớn ca ngợi hàng Pháp. Sau này khi sống ở Pháp, em thấy người VN hay phô trương mua xe Đức, CHÊ xe Pháp. Tại sao ? !

Không đi vào chi tiết, em chỉ dám gợi ý rằng xếp hạng nước nào không nên chỉ đơn thuần so sánh trên một hai lảnh vực. Ví dụ mức thu nhập bình quân có thể cao thấp khác nhau, nhưng khi đau bịnh, chất lượng và tốn kém trong việc chữa trị thì ra sao. Chi phí đi học từ lớp mẫu giáo đến đại học ở đâu tốt, ở đâu không tốt ?

Mức lương thấp nhất ở Pháp có thể trả được 150 tô phở, 300 cái Big Mac ;  ở Mỹ có thể trả được 300 tô phở, 800 cái Big Mac

Khi đi bệnh viện mổ ruột dư, ở Pháp gần như không phải bỏ ra 1 euro, ở Mỹ thì sao.

Số ngày nghĩ phép có lương khi phụ nữ có thai và sanh đẻ ở đâu tốt, ở đâu không tốt ?

Ở đâu người lớn tuổi được chăm sóc tốt, ở đâu không tốt ?

Ở đâu thuế thu nhập cao, ở đâu không cao ?

Ở đâu người gốc nước ngoài THỰC SỰ không bị người bản xứ chèn ép ganh tị ; không bị bọn lái buôn chính trị vu cáo để đổi vài lá phiếu của những cử tri khờ khạo.

Ở đâu vợ chồng và con cái hàng ngày còn được quay quần với nhau ít nhất trong buổi cơm tối ; ở đâu vợ chồng và con cái hàng ngày chỉ nói chuyện với nhau bằng vài mẫu post it dán trên tủ lạnh.

Ở Pháp, sau hơn 30 năm lao động, em được 8 tuần nghĩ phép có lương (mà đâu có đủ tiền để đi chơi suốt 8 tuần ! ) ; ở Úc hay Canada thì sao ?

Riêng về mặt cứt chó, thì sự ý thức ở Pháp hãy còn là thiểu số. Có ai muốn "speak with data", em sẽ chuyễn lại những mails cải vả nhau giữa những người ở cùng khu phố với em.

Trộm cắp thì cũng thế, bởi đâu cũng có. Cá nhân em, cũng như vài người láng giềng đã từng bị mất trộm cây cảnh mới vừa trồng trước sân trong ngày hôm trước.

Về câu hỏi tại sao ở Mỹ cái gì cũng rẻ, em cũng xin góp 1 ý kiến, dù không phải là chuyên gia và dù đã không có tìm hiểu sâu.

Theo ý em có ít nhất vài giải thích sau đây trong số hàng trăm lý do :

•        mức độ cạnh tranh ở Mỹ có lẻ cực kỳ mạnh, làm cho giá bán thấp có lợi cho người tiêu dùng.

•        giá bán rẻ ở Mỹ là do giá lao động trong mọi khâu (sản xuất, phân phối, tài chánh, ...) rẻ. Giá lao động rẻ là do chế độ bảo hộ lao động & xả hội thấp ...

•        mức độ hữu hiệu cao trong mạng phân phối ở Mỹ làm cho mức hao hụt thấp [mua 10, hư hao x, bán ra (10-x), giá bán = (giá mua + chi phí + lời) chia cho (10-x) ].

Kính chúc thầy và gia đình luôn vui mạnh.

Thân mến chúc mọi khách của QVĐ thân tâm an lạc trong cuộc sống thường nhật nơi mình đang TẠM TRÚ.

Le DC

---------
Cám ơn anh LDC,
Đúng như anh nói, chúng ta không thể căn cứ vào vật giá, vào tiền thu được, vào tiện nghi để nói là cuộc sống nơi đâu có hạnh phúc hơn. Nó còn lệ thuộc vào văn hóa, vào nghệ thuật, vào y tế, vào phúc lợi xã hội, vào nếp sống nhàn nhà hay bon chen… còn thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Nhưng với mọi người, dù ở quốc gia nào, cái lo lớn nhất, cái lo bậc nhất, không ai chối cải được là tiền bạc. Thất nghiệp, không tiền, là mất xe, tới mất nhà, tới mất chồng mất vợ, và với đàn ông cái sau cùng là mất con. Vậy ở trong hoàn cảnh sau cùng nầy thì liệu những thứ khác có ích lợi chi không.

Do vậy khi nói về đời sống ở các quốc gia, cái tôi nghĩ đầu tiên là một giờ làm việc trung bình của người dân xứ đó mua được bao nhiêu kí lô gạo, bao nhiêu kí lô cá, bao nhiêu kí lô hoa quả, bao nhiêu lít xăng… Ở xứ nào hai ba ngày làm việc đủ tiền mua cái big screen TV thì chắc chắn người dân xứ đó ít lo âu hơn người dân ở xứ làm một ngày chỉ mua được hai kí lô gạo. Đó là thực tế, mấy bà nội trợ và những người tay làm hàm nhai đều đồng ý với tôi.
Quần áo đẹp, dầu thơm nổi tiếng, sân khấu ca kịch lừng danh, phong cảnh đẹp như tranh, viện bảo tàng hạng nhất, rượu ngon nổi tiếng, sausage lừng danh, đầu bếp đứng đầu thế giới… tất cả là phù du là con số không, nếu người dân làm nguyên một ngày chỉ đủ tiền đi chợ mua thức ăn cho hai người. Tất cả là con số không với những người  ở nhà ban đêm không dám mở đèn e tốn điện, không dám mở vòi nước lâu e tốn tiền nước.

-----------------
Sau đây tôi vào một ít chi tiết:
Câu nầy tôi không hiểu: “Mức lương thấp nhất ở Pháp có thể trả được 150 tô phở, 300 cái Big Mac ;  ở Mỹ có thể trả được 300 tô phở, 800 cái Big Mac”.

Mức lương thấp nhất theo luật qui định tại Mỹ, tôi biết lần chót vì nó lên hoài, là $7,75/1 giờ, đủ mua 7 cái Big Mac lúc sale mà thôi. Hay chỉ đủ mua 1 tô phở thêm ly cà phê. Với quí bạn ở xa, 1 cái Big Mac ăn đủ no cả ngày.
Ở Pháp, sau hơn 30 năm lao động, em được 8 tuần nghĩ phép có lương.

Thưa cái đó ở Mỹ còn tùy chỗ làm, với hãng tư nhân thì không được như vậy đâu, ngày nghỉ ít hơn. Nhưng nếu làm cho Federal thì ngay vài năm đầu vào làm, cộng hết ngày lể được nghỉ trong một năm, cộng ngày nghỉ hàng năm, cộng ngày sick leave vào thì trên con số 8 tuần có lương.


“Trộm cắp thì cũng thế, bởi đâu cũng có. Cá nhân em, cũng như vài người láng giềng đã từng bị mất trộm cây cảnh mới vừa trồng trước sân trong ngày hôm trước”.
Tôi ở Mỹ lâu, tôi thấy nói chung thì người dân Mỹ khá lương thiện, lượm được tiền được bóp trả lại là thường, báo chí đăng hoài. Còn móc túi giựt bóp thì hầu như ít khi xãy ra, trừ một vài nơi rất hiếm nằm trong vùng hổn tạp. Do vậy các bạn đến Mỹ du lịch khỏi lo bị móc túi. Chắc hẳn quí bạn sống trên nước Mỹ đồng ý với tôi điều nầy.
Nhưng ngược lại cướp ngân hàng và ăn cắp xe hơi thì có thể nói xảy ra như cơm bửa, riết rồi người ta không đăng tin cướp ngân hàng mà chỉ làm tổng kết sau mỗi quí coi tại vùng nào đó đã có mấy ngân hàng bị cướp mà thôi. Nếu có người bị thương,  có người bị bắt làm con tin thì mới đăng trên truyền thông. Còn cướp cái kiểu vào ngân hàng đưa miếng giấy nhỏ trên viết vài chữ: “kéo học tủ ra gom hết tiền đưa cho tôi”. Nhân viên phát ngân riu ríu làm theo liền tức thì.
Đâu quí bạn đã ở Mỹ vài năm, hay quí bạn vào Mỹ du lịc vài tháng thử trả lời coi tại sao? Thưa đó là lịnh của các nhà băng. Sao có cái lịnh gì kỳ vậy? Thưa đó là tiếc kiệm, đó là giải pháp hay nhất. Đưa cho kẻ cướp vài ngàn đô đang có trong học tủ rẻ hơn là chi phí phải trả khi nó đâm hay bắn nhân viên ngân hàng bị thương. Đưa tiền để cho kẻ cướp rút lui êm thắm rẻ hơn nhiều, sau đó cảnh sát bắt lại mấy hồi.

Còn tại sao không loan tin ngân hàng nào ở đâu tên gì mới bị cướp, cướp ra sao. Thưa cũng vì tiền bạc, đăng tùm lum người ta không dám vô ngân hàng (nào đó) thì thiệt hại hơn là làm thinh để sau 3 tháng làm tổng kết tội phạm một lần.
HCĐ

==========
Kết luận của hcd tôi: Thưa quí bạn, nhân đang hào hứng thì bàn chơi thôi. Mỗi người chúng ta như hạt mưa sa, rơi vào đâu thì chấp nhận nơi đó, chúng ta có rất ít lựa chọn. Y như có người sinh ra trong cao sang, có người sinh ra trong cảnh bần hàn. Khi ra ngoại quốc hoàn cảnh đưa đẩy chúng ta tới nơi nào thì chấp nhận nơi đó. Chúng ta quí cái mình đang có tốt hơn là chê nó phài không. Hài lòng với những gì chúng ta có thì hạnh phúc hơn là chán ghét chúng. Dù hài lòng hay chán ghét thì vẫn không thay đổi được bao nhiêu phài không? Những bằng hữu ở Pháp thấy Pháp hay, ở Mỹ thấy Mỹ đẹp, ở Úc thấy Úc là nơi số một, ở Canada thấy Canada là nơi đáng sống đều là những người hạnh phúc. Mỗi quốc gia một vẻ, mười phân vẹn được năm phần là quí rồi.
HCĐ

=============
Tôi nhận được cái email nầy quá trể nên chỉ xóa một số hàng cho nhẹ đi. Đây là những điều mà một du khách đến Pháp 18 ngày tổng cộng, người gởi email, đã viết về chuyến du lịch sang Pháp. Dĩ nhiên như khi đi xem hát, khán giả có quyền khen chê theo ý mình, du khách có cái nhận xét riêng của mình về nơi thăm viếng, và ở Mỹ là xứ được quyền nói. Riêng các bạn đọc email dưới đây thì hãy tự mình suy xét. 

From: Van Anh 

Sent: Sunday, July 10, 2011 12:41 PM

To: Huynh Chieu Dang

Subject: Re: Email phan doi cau chuyen ve nuoc Phap hom qua. Mot cau hoi mong duoc giai dap

Kính gs HCD !

  Bỏ ít hàng ......Tôi có dịp viếng Tây … sau đây là nhận xét sau hai lần, tổng cộng 18 ngày:

    Chung quanh  tháp Eifell toàn cứt chó, khắp nơi và nhân viên hốt cứt chó chung quanh chân tháp, coi bộ nhiều hơn cảnh sát. Ở Mỹ dù chó có nhiều freedom hơn cả đàn ông trong nhà, chó cũng không có ị bậy đầy đường, nhất là những nơi tự cho la thắng cảnh quốc gia…….
Đi Metro thì mùi hôi nách khủng khiếp  của các tây gốc thật, chính phủ pháp phải sửa đổi, tặng du khách 1 galon nước hoa nổi tiêng Channel thì họ mới có thể mong du khách trở lại lần sau. Sông Seine thì nước đục ngầu như nước hồ con rùa thời trước 75 vậy không nhất dơ thì là gì?????
    Bị mất bóp đầm khi lay hoay chụp ảnh ở công trương Concorde. Sau đó khôn hồn dấu tiền và  thẻ dưới bàn chân đi giầy tennis, thì lại bi giựt dây chuyền khi đi coi rạp có cái tên như bài hát  MUO LIN gì đó..

   Ở khách sạn  mỗi  tối   $199.00 đola,  mà sáng nào cũng phải xuống dưới nhà hàng sớm đón anh bồi  quen hay chị bếp năn nỉ xin nước đá cho đúng mười viên bé tí teo. Ở Mỹ dù ở khách sạn hạng bét đi nữa, có muốn lấy một valy nước đá lên phòng trọ cũng còn dư nước đá  cho các du khách khác chất vào thùng mang lên xe đi tiếp hanh trình.
Không có cái thế giới nào mà tự hào vua chúa phong cảnh nghệ thuật mà chó ị đầy đường bắt  người hốt. Còn con người đi
restroom hay đi “thoát ách nước”, lại  phải trả tiền mới có giấy…bỏ ít hàng......

balit'đế
Anh hay chị ba lít đế nầy có oắt cần câu không mà viết đụng chạm quá. Chuyện về nước Pháp tôi không biết đúng cở nào, nhưng chuyện nước đá ở hotel, motel Mỹ thì quả đúng như lời nói, dư thừa, muốn bao nhiêu cũng có (free). Trong restroom của Mỹ dù ở bất cứ nơi đâu, thường thì giấy và nước dư thừa.
HCĐ