Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

MỸ PHI NẮN GÂN TRUNG QUỐC?

1.Tàu chiến Phi 'vô tình' đâm phải thuyền cá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hải quân Philippines vừa phải xin lỗi Trung Quốc sau khi tàu chiến nước này 'vô tình' đâm phải thuyền cá của Trung Quốc ở Biển Đông.
tau chien Phi 

Người phát ngôn cho Bộ Quốc phòng ở Manila được hãng thông tấn Reuters dẫn lời hôm thứ Tư 19/10 nói rằng một công văn xin lỗi đã được gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc để phòng tránh căng thẳng có thể nổ ra trong khu vực biển đã nhiều biến cố.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/10/111019_philippines_apologies.shtml

2. Hoa Kỳ và Philippines thử thách Trung Quốc bằng cuộc diễn tập quân sự

Tiếng Nói Nước Nga 19/10/2011-Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Philippines tiến hành cuộc tập trận lớn ở châu Á trong khu vực quần đảo Spratly - Trường Sa giàu tiềm năng nhiên liệu. Washington và Manila tuyên bố rằng, các động thái diễn tập quân sự này không hề gây đe dọa cho Bắc Kinh. Quần đảo Spratly - Trường Sa là khu vực hải đảo mà Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và thậm chí cả Đài Loan đều có kỳ vọng chủ quyền.
Hoa Kỳ và Philippines đã thỏa thuận tổ chức tập trận chung vào cuối tháng Sáu năm nay. Có nghĩa ngay sau khi diễn ra những tình huống căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong vùng lãnh hải. Hải quân Philippines công khai nhổ các cột mốc mà Trung Quốc dựng lên trong khu vực tranh chấp, đồng thời cam kết sẽ "tích cực bảo vệ cho khu vực này". Bắc Kinh đáp lại động thái này với những cuộc thao diễn quân sự qui mô và cảnh báo về ý định tăng số lượng tàu tuần tra tại quần đảo tranh chấp. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Vladimir Portyakov nhận xét rằng, tình hình khu vực xấu đi rõ rệt trong những năm gần đây:
“Điều này liên quan tới hai yếu tố. Chấm dứt thời hạn do Liên Hợp Quốc ấn định về tạm ngừng công bố chủ quyền thềm lục địa ngoài khơi xung quanh các đảo này. Thêm vào đó là việc phát hiện dự trữ lớn về khí và dầu. Vì vậy, tình hình xung quanh quần đảo Spratly - Trường Sa bắt đầu xấu đi: Philippines và Việt Nam tỏ rõ những động thái tích cực hơn trước. Tiến trình sự kiện đã dẫn tới việc vào tháng 5 năm nay, các tàu Trung Quốc lấn át tàu đánh cá và thăm dò địa chất của Việt Nam. Mỹ lợi dụng tình hình này để tăng cường vị thế của mình trong khu vực. Còn một số nước, đặc biệt là Philippines thì muốn dùng các mối quan hệ của mình với Hoa Kỳ để củng cố kỳ vọng lãnh hải trên các đảo tranh chấp. Trong số này có động thái tập trận hải quân chung của hai nước”.
Ngoài ra, khi bày tỏ sự đồng thuận về hoạt động tập trận hải quân chung, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton còn tuyên bố hỗ trợ vô điều kiện Philippines trong tranh chấp dài hạn với Trung Quốc xung quanh quần đảo Spratly - Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Ông Alexei Maslov, chuyên viên của Trường Cao học kinh tế Nga đã lưu ý đến một tính chất quan trọng khác của hành động diễn tập này.
“Mỹ đang nhanh chóng mất đi ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, và cố gắng sử dụng các phương tiện quân sự thay vì ngoại giao để khẳng định mình tại đây. Cuộc diễn tập quân sự mang tính chất chống lại một cuộc xâm lược có thể của Trung Quốc vào khu vực. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không thực hiện động thái đó, nhưng lúc này điều quan trọng đối với Mỹ là thể hiện rằng, họ vẫn có đồng minh trong khu vực. Tất nhiên, phản ứng của Trung Quốc sẽ rất gay gắt. Trung Quốc không chỉ bảo vệ cứng rắn chủ quyền lãnh thổ, chẳng hạn trong trường hợp với Đài Loan. Mả cả trong các tranh chấp lãnh hải”.
Trên thực tế, hiện Philippines là chỗ dựa duy nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Tại Đông Á, vai trò này thuộc về Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên, lúc này Philippines đang hành động khá mạo hiểm khi tiến hành một cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ mang tính chất không che đậy chống Trung Quốc. Mặt khác, động thái cũng có ý nghĩa nhất định. Philippines tỏ ra lo ngại bị lẩn khuất trong dàn hợp xướng các quốc gia Đông Nam Á, bằng cách này hay cách khác dần lọt vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi Philippines lại muốn thể hiện tính độc lập của mình trước các chính sách của Trung Quốc. Tất nhiên trong trường hợp này, Manila tiến hành cuộc tranh chấp không chỉ xung quanh quần đảo Spratly - Trường Sa. Đây là một cuộc tranh giành tự chủ trước ảnh hưởng của Trung Quốc đối với sự phát triển ở Đông Nam Á.