Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

ĐẤU TRÍ GIỮA TQ VÀ PHI LUAT TÂN TẠI SCABOROUGH

Nhờ thời tiết, vụ tranh chấp tranh chấp chủ quyền giữa Phi luật Tân và Trung Quốc  về bãi đá ngầm Scaborough / Hoàng Nham đã giảm căng thẳng.
Ngày 16/06 vào lúc cơn bão Guchol đang từ Thái Bình Dương tiến về miền bắc Philippines ,Ngoại trưởng Philippines thông báo Tổng thống Philippines ra lệnh rút 2 tàu về hậu cứ đồng thời nhấn mạnh là sau khi điều kiện thời tiết tốt đẹp trở lại thì chính phủ sẽ “ tính lại phương cách đối phó với Trung Quốc. Phia Phi cũng cho biết  Trung Quốc vẫn còn  tàu « hải giám » với khoảng 30 thuyền đánh cá tiếp tục hoạt động tại vùng bãi đá .

Đáp lai,Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, "các tàu công vụ" của họ vẫn ở bãi cạn và "thực hiện nhiệm vụ dựa trên sự thực thi pháp luật, quản lý và yêu cầu hỗ trợ cần thiết".
Nhưng ngày thứ Hai 18/06 theo một thông báo đăng trên website của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Bắc Kinh đã điều một tàu cứu hộ đến giúp đỡ các tàu đánh cá Trung Quốc rút khỏi khu vực bãi đá Scarborough vì thời tiết xấu và biển động mạnh. Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc ở Manila tuyên bố : « Chúng tôi ghi nhận sự rút lui của các tàu thuộc chính phủ Philippines và hy vọng rằng cử chỉ này sẽ làm dịu căng thẳng ».
Thế là sau hơn hai tháng đối đầu căng tnẳng giữa hai nước
vấn đề chủ quyền trên bãi đá ngầm vẫn đứng nguyên một chỗ :  Bắc Kinh với viện dẫn những chứng cứ lịch sử, còn Manila vẫn khẳng định chủ quyền trên khu vực chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.

Với việc rút tầu ,thuyền ra khỏi Scaborough vì lý do thời  tiết ,Trung Quốc coi như đã thất bại trong viec xử dung
áp lực kinh tế ( ngưng du lich, trả chuối về Phi  ) kết hợp với áp lực quân sự : không bằng tàu quân sự để tránh bị cho là khiêu khích Mỹ và các nước láng giềng - mà bẳng những thuyền đánh cá tư nhân sử dung trong chiến thuật " quần hồ" ( bầy sói) để tấn công tàu, thuyền Phi luật Tân như đã  áp dụng tại Nam Hàn tháng 11/2011.(1)
Với " hai mũi giáp công" nói trên BK  hi vọng ( theo binh pháp Tôn Tử) tạo uy thế để ”không cần xử dụng sức mạnh quân sự "   mà vẫn  áp đặt được  một giải pháp song phương cho cuộc tranh chấp chủ quyền trên bãi đá ngầm ,theo ý muốn của Bắc Kinh. 
clip_image001[4]
Nhưng trong thời gian Trung Quốc điên đảo gia tăng àp lực , Phi luật Tân  cố tránh mọi khiêu khích từ phiá TQ .
Gần đây, Phi phái một thuyền gồm những thiện nguyện viên Phi không võ trang tới đậu tại vùng  tranh chấp ,dưới sự canh chừng của hai chiến hạm Phi đậu ỡ xa.

VẪN TRONG ĐƯỜNG LỐI ỨNG XỬ CỦA HK
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố về cuộc viếng thăm Phi lần đầu tiên cuả Tướng Demsey ,tân chủ tịch hội đồng các tham mưu trưởng  HK “ chuyến thăm của tướng Dempsey nhằm bảo đảm cam kết từ phía Mỹ ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ. “HK tiếp tục khẳng định ủng hộ một giải pháp hòa bình, ủng hộ việc theo đuổi tính hợp pháp của các bên tuyên bố chủ quyền thông qua UNCLOS (Công ước LHQ về Luật Biển) và tiếp tục nhấn mạnh không nên sử dụng vũlực”./.
                             
                                          ***
 
(1)Tháng 11/2011, 10 chiếc thuyền đánh cá TQ đã xâm nhập vùng biễn Nam Hàn. Cac thuyển này đã dùng thửng kết nối với nhau để tăng tốc độ  di chuyển khi tiến đánh củng như lúc tháo lui ( liên tưởng tới tầu thuyền của  Tào Tháo kết nối bằng xích sắt, trong trận Xích Bích truyện Tam Quốc của TQ ).
 Nam Han đã phải dùng phi cơ trực thăng và thêm chiến hạm mới khuất phục được đám ngư dân TQ này. 1 sĩ quan hải quân Nam Hàn đã bi ngư dân TQ đâm chết trong cuộc đụng độ..
tau ca TQ
clip_image001[6]
clip_image001[8]
clip_image001[10]