Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

GỌNG KÌM CỦA TRUNG QUỐC

sang binh

Lần đầu tiên của ông Trưong Tấn Sang trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc có dàn lãnh đạo mới. Giới quan sát cho rằng hai chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương mại và an ninh ở Biển Đông

Hôm 19/6, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh: AN NINH BIỀN ĐÔNG : lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển-thỏa thuận hợp tác giữa hai bộ quốc phòng- chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.  KINH TẾ THƯONG MẠI :thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ- Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu đãi cho dự án hệ thống thông tin đường sắt –C ho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình -xây dựng trung tâm văn hóa tại hai nước-   BÌNH LUẬN :   AN NINH (1). Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về an ninh châu Á, Storey dự đoán Việt Nam và Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục căng thằ̉ng xung quanh vấn đề Biển Đông, các nguồn lợi trong khu vực này, và do vậy các vụ va chạm vẫn sẽ tiếp diễn. Ông Storey nói "Để giữ thăng bằng, chính phủ Việt Nam đang theo đuổi cùng lúc 5 chiến lược: đàm phán ngoại giao song phương với Trung Quốc; ủng hộ các nỗ lực của Asean trong việc thực thi Tuyên bố chung về Biển Đông (DoC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC); quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực; hiện đại hóa không quân-hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và xây dựng quan hệ thân cận với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể đối trọng lại quyền lực đang lên của Trung Quốc".! Thực tế Việt Nam đã hoan nghênh hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, cũng như chính sách chuyển hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Washington.   KINH TẾ THƯƠNG MẠI (2) Trung Quốc đang là đối tác thương mại số một của Việt Nam.Nhưng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc đến 16,4 tỷ USD trong năm 2012. Từ đầu năm tới cuối tháng Năm đã lên hơn 11 tỷ đôla. . So sánh với kim ngạch thương mại của các nước quan trọng khác trong ASEAN với Trung Quốc.:Năm 2011 Singapore, Malaysia và Philippines có thặng dư mậu dịch với Trung Quốc, trong đó Singapore nhập từ Trung Quốc chỉ hơn 27,3 tỷ Euro nhưng xuất đến gần 30,8 tỷ. Thái Lan và Indonesia với mức thâm thủng trên dưới 3 tỷ Euro, nhập siêu từ Trung Quốc của hai quốc gia này nhỏ hơn rất nhiều so với Việt Nam." Trong khi đó hai đối tác thương mại giúp Việt Nam cân bằng thâm thủng mậu dịch với người bạn ‘vàng’ và ‘đối tác tốt’ Trung Quốc là các nước thuộc Liên hiệp châu Âu và Mỹ,hai đối tác mà Việt Nam thường cảm thấy khó chịu vì bị chỉ trích về hồ sơ nhân quyền và đến giờ cũng chưa ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA). Năm 2011, Việt Nam nhập khẩu từ EU gần 5,6 tỷ Euro, xuất khẩu đến 11,9 tỷ và nhập từ Mỹ hơn 3,2 tỷ, xuất khẩu hơn 12,1 tỷ. clip_image001 Nếu không có xuất siêu sang các nước EU và Mỹ, chắc kinh tế của Việt Nam không thể giữ được mức tăng trưởng như những năm qua và các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Tóm lại, trong lĩnh vực kinh tế, thương mại quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc không phát triển tốt và đem lợi ích thiết thực cho Việt Nam như báo chí chính thống thường hay ca ngợi. Quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc là bất bình đẳng, không bền vững, thậm chí hơi khập khiễng. Để có thể ‘ổn định lâu dài’ như phương châm mà giới lãnh đạo Việt Nam đã cam kết với Trung Quốc, Việt Nam không thể mãi chấp nhận nhập siêu từ Trung Quốc để xuất sang EU và Mỹ. . Đã đến lúc Việt Nam phải tìm cách giới hạn thâm thủng – hay thậm chí cân bằng – mậu dịch với Trung Quốc. Vì nếu không, kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp bất lợi trong quan hệ thương mại, kinh tế với Trung Quốc. (2)
(1) Việt -Trung ký 10 văn kiện hợp tác
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130619_truongtansang_china.shtml
(2) Khập khiễng thương mại Việt-Trung
Đoàn Xuân Lộc hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/06/130619_china_vietnam_trade_comment.shtml 
                                      ***** VIÊT NAM : THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THỰC PHẨM ĐỘC HẠI CỦA TRUNG QUOC
Trứng bắc thảo Trung Quốc 'có độc tố'
Trứng bắc thảo là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và Đài Loan.
trung bac thao Trứng thường được ủ bằng chất baking soda, muối và vôi sống Quá trình ủ khiến lòng đỏ trứng chuyển thành màu xanh sẫm, còn lòng trắng trông giống như thạch dẻo, trong, sẫm màu.Thời gian chừng hai tháng. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Sáu có chiếu cảnh ba nhà máy sản xuất trứng vịt bắc thảo dùng chất sulphat đồng công nghiệp để rút giảm quá trình ủ trứng xuống còn nửa thời gian, chỉ một tháng mà vẫn cho kết quả tương tự.. Hóa chất công nghiệp sulphat đồng thường có hàm lượng kim loại nặng độc hại cao, như các chất arsenic, chì và cadmium, cho nên bị cấm sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/06/130619_china_preserved_eggs_scandal.shtml