Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

HIỂM HỌA TỪ MỘT TRUNG QUỐC SUY THOÁI

Tác giả: Mark A. DeWeaver Đại Kỷ Nguyên- Thứ tư, 19 Tháng 6 2013 trung quoc suy thoai 
Đám đông người Hoa phản đối Nhật Bản, đòi giành lại đảo Điều Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Chủ nghĩa dân tộc đang là một quân bài để Đảng cộng sản Trung Quốc vận dụng nhằm duy trì quyền lực.

Nhiều người Mỹ nhìn thấy sự nổi lên của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự bối rối. Nước Mỹ dường như đang suy thoái. Trung Quốc là một "thế lực đang lên" định trước cho việc thay thế Mỹ làm bá chủ toàn cầu trong một tương lai không xa.
Tuy nhiên gần đây triển vọng của Trung Quốc trông không được sáng sủa. GDP trong quý đầu tiên chỉ tăng 7.7 phần trăm, thấp hơn con số 7.9 phần trăm của quý 4 năm 2012. Xuất khẩu đang chậm lại và sự tăng trưởng đầu tư vốn làm chỗ dựa  cho nền kinh tế trong quá khứ đang thiếu bền vững một cách rõ rệt. Bắc Kinh đang hy vọng giữ được nền kinh tế đi đúng hướng bằng cách chuyển dịch một "mô hình tăng trưởng" mới dựa trên sự tiêu dùng và tiền công năng suất. Tuy vậy cho đến giờ có rất ít bằng chứng cho thấy là chiến lược này đang có hiệu quả. Thực ra mà nói thì không có lý do nào để tin rằng một sự chuyển dịch kiểu này có thể thành công dưới hệ thống kinh tế chính trị hiện tại.
Khi mà cỗ xe khổng lồ Trung Quốc đang mất xung lực, phải chăng người Mỹ nên thở phào nhẹ nhõm? Không hẳn vậy. Thật không may là sự suy thoái của Trung Quốc chắc chắn sẽ là ít yên bình hơn nhiều so với sự tăng trưởng của nó.
Tăng trưởng chậm lại sẽ biểu lộ ra một vấn đề sống còn của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Kể từ lúc kết thúc kỷ nguyên của Mao năm 1978 cho đến giờ, tăng trưởng kinh tế luôn là một cơ sở chính để hơp pháp hóa sự tồn tại của Đảng. Sự tăng trưởng chậm kéo dài sẽ làm yếu sự duy trì quyền lực của Đảng giống như cách mà đã phá ngầm từ từ quyền lực của hoàng đế tuyên bố "thiên tử" thời phong kiến. Nếu Trung Quốc không đến được vị trí "Số 1" thì rốt cục, một số lời bào chữa cho quyền cai trị của Đảng sẽ khẩn cấp được cần tới.
Đòn đánh cược hay nhất mà Đảng sẽ dùng là con bài chủ nghĩa dân tộc, với việc bảo vệ tổ quốc làm sứ mạng chính. Điều này sẽ không khó. Nó sẽ rất dễ để đổ lỗi cho sự thất bại kinh tế Trung Quốc do âm mưu của các thế lực ngoại quốc, thậm chí  như là Mao Trạch Đông đã làm trong diễn văn nổi tiếng của ông ta trong tuyên ngôn lập quốc năm 1949. Thực sự là Trung Quốc đã "rơi lại phía sau", ông ta nói, là "bởi hoàn toàn do sự áp bức và bóc lột từ chủ nghĩa đế quốc ngoại bang và bọn chính phủ phản động quốc nội"
Cũng sẽ rất dễ để đặt nền kinh tế Trung Quốc vào bờ vực chiến tranh. Các cơ quan trung ương Trung Quốc khá thích hợp cho sự huy động nguồn lực cho các ngành công nghiệp quốc phòng. Một sự thúc đẩy quân sự cũng sẽ giúp tiêu thụ các vấn đề về dư thừa công suất của ngành công nghiệp nặng. Tổng dung lượng dư thừa của lãnh vực sắt thép là một ví dụ, nó đã vượt qua dung lượng của Mỹ rồi. Sản xuất vũ khí sẽ chắc chắn được xem xét như một cách tốt để đưa các nhà máy dư thừa trở lại hoạt động.
Các vụ việc can dự vào các nước láng giềng là một bằng chứng cho sự hiếu chiến gia tăng trong việc tuyên bố chủ quyền đất đai. Đã có các căng thẳng leo thang với Nhật về quần đảo Senkaku và các tranh cãi tại biển Đông với Việt Nam , và thậm chí cả việc đột kích vào vùng đất Himalayan do Ấn Độ kiểm soát trong khu vực được tuyên bố chủ quyền của cả New Delhi và Bắc Kinh.
Những sự cố như thế này thường được mô tả là các cuộc tranh giành nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên như khí gas và dầu mỏ tại biển Đông. Tuy nhiên chúng nên được hiểu là kết quả của những kế hoạch hành động trong nước của Đảng. Và nên được hiểu là các bài tập dượt quan hệ công chúng họ đã thành công một cách đáng kể. Tâm lý chống Nhật của người Hoa hiện ở mức độ cơn sốt, với việc nhiều công dân mạng đã biểu lộ sự ủng hộ cho các hành động quân sự chống lại Nhật Bản nhằm đòi lại vùng đất bị mất, sửa sai lịch sử và phục hận quá khứ.
Các nhà làm chính sách Hoa Kỳ cần nhận thức được tâm lý chủ nghĩa dân tộc kiểu này là quân bài tung ra ngay khi kinh tế chậm lại. Do đó Bắc Kinh thích ngóng trông về việc các tranh cãi quốc tế vẫn cứ không được giải quyết. Mục đích của nó là sẽ giữ cho công chúng Trung Quốc quay cuồng với ý nghĩ về các hiểm họa ngoại lai có thể gây cho an ninh quốc gia và phát triển kinh tế Trung Quốc.
Chính Trung Quốc chứ không phải Mỹ được định mệnh là "thế lực suy thoái" trong những năm còn lại của thập kỷ này. Điều này có nghĩa là chính sách ưa thích kiểu "hứa hẹn" của Washington sẽ không có tác dụng. Bắc Kinh sẽ không thể nào giao đất trong các tranh cãi với láng giềng vì làm thế sẽ khiến Đảng bị suy yếu trong nước. Những sự kiện kiểu như gặp gỡ gần đây giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ không cải thiện quan hệ Mỹ-Trung khi mà sự sống sót của ĐCSTQ phụ thuộc vào việc leo thang căng thẳng.
Đối thoại như thế chắc chắn không có hiệu quả, thay vào đó Hoa Kỳ phải tập trung vào việc bảo vệ các quan tâm chiến lược của mình tại Thái Bình Dương. Mỹ phải tiếp tục xiết chặt quan hệ với các đối tác khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan, những nước chắc chắn sẽ là mục tiêu chính của chủ nghĩa quân sự phiêu lưu Trung Quốc. Quan trọng nhất, Mỹ cần tránh việc giúp đỡ ĐCSTQ giấu nhẹm các đòi hỏi về cải tổ chính trị ở quê nhà bằng việc trao các chiến thắng dễ dàng cho nó ở nước ngoài.
Tiến sĩ Mark A.DeWeaver quản lý quỹ thị trường phát triển Quantrarian Asia Hedge và là tác giả sách Anima Spirits with Chinese Characteristics: Booms and Busts in the World’s Emerging Economic Giant.Đọc bản tiếng Anh