Fr: Patrick Willay
Không hay sao lại đỗ ngay Tú Tài”
© Nguyễn thị Cỏ May “Đề câu đối dán ngay lên cộtHỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng: hay thì thực là hay,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài … ” Tú Xương Báo Pháp hôm 20/06 loan tin một bà mẹ 52 tuổi cải trang làm thí sinh để thi giúp con gái môn Anh văn, Sinh ngữ 1 Văn bằng Tú Tài khóa 2013, tại Trung tâm Bossuet-Notre-Dame ở Paris X hôm 19 tháng 6. Tội nghiệp cho bà Caroline D. và cả cô con gái Laetitia 19 tuổi, thí sinh tự do, vì chắc Bà Caroline D. sẽ bị phạt tiền có thể lên tới mươi ngàn euros và 3 năm tù, cô con gái sẽ bị cấm thi trong 5 năm tất cả bằng cấp trên toàn nước Pháp. Để mạo hiểm giúp cô con gái, bà mẹ đã khéo léo cải trang cho trẻ lại để sử dụng căn cước của con gái. Bà mặc quần jean lưng xệ thật thấp, mang giày bát-kết, mắt kẻ thật thời trang. Bà vào phòng thi trót lọt và làm bài thi Anh văn. Chẳng may, giám thị nhận ra không phải cô thí sinh đã ngồi đây hôm trước làm bài môn Triết. Sự việc được kín đáo thông báo giới chức Trung tâm thi. Buổi thi vẫn diễn ra bình thường để tránh xáo trộn phòng thi ảnh hưởng không tốt tới thí sinh. Gần hết buổi thi, bốn cảnh sát mặc thường phục tới nhưng không vào phòng thi. Bà giám thị phòng thi mời thí sinh giả ra ngoài. Cảnh sát can thiệp. Bà mẹ thú thiệt là muốn giúp con gái có điểm cao môn Anh văn để vớt môn khác yếu. Pháp là nước dân chủ pháp trị lâu đời nhưng vẫn không tránh khỏi gian lận thi cử. Riêng năm 2011 có tới 419 vụ gian lận, 298 thí sinh vi phạm bị phạt, 140 thí sinh bị cấm thi từ 1 tới 5 năm. Chánh phủ Pháp ra chỉ thị phạt gắt gao những người vi phạm. Năm nay, Chánh phủ cho đặt ở 30 Trung tâm Giáo dục (Académie: Cơ sở Giáo dục Tiểu Trung học cấp vùng, không phải Hàn lâm viện) máy dò điện thoại cầm tay để ngăn ngừa mọi gian lận như thông báo bài làm sẳn, tài liệu, … .Vậy ở Việt nam, cán bộ đảng viên được học giùm, thi giùm, mua bằng để lên chức …là hiện tượng bình thường rất xã hội chủ nghĩa. Cái học của Tây và Văn bằng Tú Tài Trước thời Trung cổ, giáo dục Tây chia ra làm 3 cấp: học sinh từ 7 tới 12 tuổi học đọc và học đếm; học sinh từ 12 tới 15 tuổi học văn phạm, học tảng văn, học thi ca; sau 15 tuổi, học sinh vào cấp Cao đẳng học nghệ thuật hùng biện do nhà hùng biện hướng dẫn. Từ thời Trung cổ mới có trường học để dạy đọc và viết. Tới thế kỷ XVII, việc học mở mang ỏ đô thị nhờ các nhà trường tôn giáo do các Linh mục phụ trách và cấp Trung học do các nhà dòng trông nom. Tới cách mạng 1789, Chánh quyền mới bắt đầu can thiệp vào việc giáo dục. Năm 1791 Chánh quyền ban hành luật bải bỏ việc nhà dòng mở trường dạy học, cho thầy giáo được phép dạy học với tư cách cá nhân và được trợ cấp của nhà nước. Năm 1794, luật cho phép việc dạy học tự do. Trường Cao Đẳng Sư phạm (Ecole Normale Supérieure) ra đời và qua năm 1795, Trường Bác khoa (Ecole Polytechnique) mở cửa. Năm 1802, giáo dục chia ra làm nhiều Cơ sở ( Académie). Tiểu học giao hoàn toàn cho nhà thờ. Chỉ có Trung học và Cao đẳng do nhà nước kiểm soát. Năm 1808, Napoléon khai sanh ra Tú tài kết thúc cấp Trung học. Lúc đầu, thi Tú tài chỉ có vấn đáp tổ chức trong Đại học, giữa thí sinh và giám khảo, về các tác giả la-tinh, hy-lạp, về hùng biện, lịch sử, địa lý và triết học . Ban giám khảo có thể khảo thí một lần 8 thí sinh . Theo đà tiến xã hội, Tú tài chia ra làm nhiều ban ngành nhưng vẫn tồn tại cho tới ngày nay qua 200 năm và vẫn giữ được giá trị của nó. Đó có thể nói là đặc điểm của nền giáo dục pháp .
Năm nay 2013, Pháp có 664 709 thí sinh thi Tú tài, kém hơn năm rôi 5, 45%, được chia ra 338 186 thí sinh thi Ban Phổ thông, 3, 89% chọn Kỷ thuật và 16, 5% chọn nghề để ra di làm việc ngay. Chọn ban Phổ thông, có 78% thí sinh thuộc gia đình khá giả và có học trong lúc đó chỉ có 18% thí sinh thuộc gia đình nghèo và ít học. Giáo dục ở Pháp hoàn toàn miễn phí và cưỡng bách cho tới 14 tuổi nhưng vẫn có 1/5 đứa trẻ 16 tuổi mù chữ. Năm 2007, có 18% học sinh nghỉ học không có một bằng cấp nào cả. Việc học cho 10 triêu học sinh và lương trả 730 000 giáo chức tốn 53 tỷ euros hằng năm cho ngân sách nhà nước. Tính ra cứ mỗi giây, nhà nước chi 1680 euros cho giáo dục quốc gia. Thế mà nhà nước còn phải chi 2 tỷ cho 38% học sinh ở lại lớp mỗi năm. Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ Học ở Pháp, trước khi có trường công và trường tư, cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa. Học do những người biết chữ tổ chức và đảm trách. Ở Pháp những người biết chữ là các tu sĩ thiên chúa giáo. Ở Việt nam là những Cụ đồ. Ở Việt Nam, cái học đem lại cho người đi học hai con đường lập nghiệp: tiến vi quan, thối vi sư. Nên ở Việt Nam, thời xưa, việc mở trường dạy học, chẳng những được tự do, mà còn được khuyến khích. Người dạy học và kẻ đi học đều được xã hội trọng vọng .
Khi người Pháp đặt xong nền cai trị, cái học củ lần lược được thay thế bằng cái học mời. Và trường học xuất hiện. Cho tới trước 30/04/75, ở Miền nam, Văn bằng Tú tài vẫn còn chia làm 3 ban A,B,C (Khoa học, Toán, Văn chương – giống như Tú tài Pháp ở thập niên 50). Ngoài ra, có thêm ban Kỹ thuật. Học sinh Việt Nam đậu Tú tài, đi ra nước ngoài học, thường không thua kém học sinh tại chổ tuy sinh ngữ có gặp khó khăn trong thời gian đầu. Như vậy mới thấy cái học ở Miền nam có giá trị cao với cả thế giới. Và cũng vì giá trị phẩm chất đó mà số học sinh thi đậu Tú tài không nhiều. Số thi rớt mới nhiều. Đang thời chiến tranh, tuổi trẻ bị quân đội hốt hết . Có Tú tài, thanh niên đi học lớp sĩ quan . Không Tú tài, đi học lớp Trung sĩ, Hạ sĩ quan . Nên mới có câu hát “ Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ, ….”. Ở Miền nam, thanh niên lấy cái học tiến thân. Trong lúc đó, người cộng sản lấy thành tích khủng bố, phá hoại, thanh trừng, đàn áp làm bước tiến thân để sau cùng vào TW đảng lãnh đạo đất nước. Lãnh đạo cả trí thức! Nhìn lại lớp lãnh đạo ở Hà Nội, có người nào có học? Từ Hồ Chí Minh học xong lớp Ba, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Võ văn Kiệt, … cho tới Trương Tấn sang ngày nay? Rìêng Đỗ Mười, chẳng những dốt đặc cán mai, mà còn điên điên, khùng khùng nữa. Trong lứa tuổi đó, chỉ có Võ Nguyên Giáp học tới Đại học. Phạm văn Đồng có học Trung học.
Nhưng không phải không có Tú tài là cánh cửa mở ra tương lai bị khép lại. Ở Pháp là nước khai sanh ra Văn bằng Tú tài từ 200 năm nay, mà vẫn có những lãnh đạo xí nghiệp lớn, chánh khách lớn ở ngày nay không có Tú tài. Nhưng họ giỏi thiệt vì chính khả năng của họ đưa họ tiến thân, từng bước, một cách lương thiện, chớ không dựa vào cái thứ đảng độc tài, có đảng là có đủ thứ, như ở Hà Nội xưa nay. Không Tú tài, anh vẫn làm quan Nhà lãnh đạo xí nghiệp François Pinault, Thủ tướng Pierre Bérégoyoy, Chủ tịch Thượng viện René Monory, Dân biểu, Tổng trưởng Christian Estrosi, …đều là những ngưòi làm nên sự nghiệp sáng chói cho mình mà không có Tú tài. Vậy khi người ta nói “ Bạn sẽ trở thành thứ gì nếu bạn không có mảnh bằngTú tài? ”, bạn hảy giữ sự thảng nhiên và tự tin. Những người hỏi câu đó sẽ lầm. Họa sĩ tài danh Christian Poltanski, không bằng Tú tài để vào Cao đẳng Mỹ nghệ nhưng tranh của ông triển lãm ở Grand-Palais trên đại lộ Champs-Élysée bậc nhứt của Paris. Sự thành công của ông nhờ ở sự làm việc cần cù và sáng tạo . Vẽ, vẽ, vẽ. Ở Pháp không phải chỉ có một mình Christian Poltanski.
Ca sĩ Laurent Voulzy là một đứa trẻ nghịch phá, nhiều lần bị đuổi lúc học Trung học. Voulzy chưa bao giờ hoàn tất chương trình Trung học. Nhạc sĩ, ca sĩ, diển viên nổi tiếng của Pháp, Alain Souchon, thi ba lần Tú tài đều rớt. Còn nhiều người nữa. Trước sự thành công ngoạn mục của những người không một bằng cấp trong lưng, người ta bảo “Bằng cấp là tờ giấy để dành riêng cho những người thiếu tài năng. Bạn có tài phải không? Bạn đừng mất công cho việc thi lấy Tú tài làm gì”. Đó là nghệ sĩ. Còn những người lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân? Dân Pháp và chánh giới quốc tế còn nhớ Ông Pierre Bérégovoy, cựu Thủ tướng Pháp dưới thời Tổng thống Mitterrand, chỉ có bằng Brevet Élémentaire (Trung Học Đệ nhứt cấp). Và ông rất tự hào, đem ra khoe với mọi người, không chút mặc cảm. Mà ông có tài thật. Trong những buổi thảo luận công cộng trên TV với phe đối lập, với báo chí, ông tỏ ra vững vàng, với kiến thức về chánh trị, xã hội, kinh tế không thua những người xuất thần Quốc gia Hành chánh, trường đào tạo ra làm quan. Ông René Monory ba lần làm Tổng trưởng và sau cùng làm Chủ tịch Thượng viện, không bằng Tú tài. Gần đây hơn hết, Ông Christian Estrosi, 57 tuổi, Phó Chủ tịch đảng UMP (cánh hữu của cụu TT Sarkozy), cựu Tổng trưởng, Dân biểu, Thị trưởng thành phô Nice, bỏ Trung học vì mê mô-tô . Người đời châm biếm ông là “ mô-tô tự học ” (moto-didacte) . Trong giới lãnh đạo xí nghiệp, Ông Jean-Claude Decaux, 75 tuổi, con trai của một người bán giày, không bằng cấp, trở thành người đứng đầu nghành làm bảng quảng cáo trên thế giới và có tài sản kết sù của nước Pháp . Ông François Pinault, 76 tuổi, thôi học năm 16 tuổi, trở thành người đứng đầu nghành luxe thời trang của Pháp . Và ở Pháp, có lối 1/10 Chủ Xí nghiệp Nhỏ-Vừa (3,2 triệu, theo Trung tâm Kinh tế-Tài chánh, 2010) không có Tú tài. Những người này thành công do bản lãnh thật của họ. Đó là những người can đảm, tự tin, dấn thân thực hiện dự tính, nhắm thẳng mục tiêu. Nên nhớ ở Pháp là xứ trọng bằng cấp, xét người qua bằng cấp. Không khác ở Hà nội ngày xưa “Phi Cao đẳng bất thành phu phụ”. Nên người ta thường nhắc nhở tuổi trẻ “Mày không học, mày chỉ là thứ vô lại”. Sau 200 năm tồn tại, thi Tú tài ngày nay đang trên đà thảo luận có nên bỏ hay không. Như ở nhiều nước Âu châu và Mỹ châu, thi đậu, thi rớt, không hẳn do kết quả chấm thi vô tư của 170.000 giám khảo. Học tài, thi phận vẫn còn ám ảnh học sinh và gia đình. Nếu có bỏ thi Tú tài, ít ra, sẽ tránh cho nhà nước khỏi tốn, như năm nay, 1, 5 tỷ euros về chi phí tổ chức thi, chỉ cho Tú tài Phổ thông và Kỹ thuật. Không bằng cấp mà thành công là những tấm gương cầu tiến rạng rỡ. Không bằng cấp, không có tinh thần cầu tiến, mà thành công, phải gia nhập đảng cộng sản VN. Vì chỉ có với cộng sản, nhỏ không học, lớn vào Trung ương đảng mà thôi!
© Nguyễn thị Cỏ May .