Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

BIỂN HOA ĐÔNG NỔI SÓNG

BIỂN HOA ĐÔNG NỔI SÓNG
Ngày 23/11 Trung Quốc tuyên bố quyết định thành lập "Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông"  với  mục đích  chống lại các mối đe dọa phòng không tiềm tàng .
VUNG NHAN DANG. 2
Quyết định có hiệu lực bắt đầu từ 10h sáng giờ địa phương, tức 9h giờ Việt Nam thứ Bảy ngày 23/11. , Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các phi cơ lưu thông trong phạm vi vùng này phải báo cáo đường bay, giữ điện đàm qua sóng radio và ‘trả lời một cách kịp thời và chính xác’ trước các yêu cầu nhận dạng. nếu không quân đội nước này có quyền "vận dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp"

Bản đồ cho thấy vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc vừa tuyên bố (đường gạch đỏ).- được thể hiện trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc và tài khoản Twitter của truyền thông quốc gia nước này, bao gồm một khu vực rộng lớn ở Hoa Đông, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 
Đồ họa: BBC/CDM
Ngay sau khi tuyên bố quyết định trên, Trung Quốc cử hai máy bay quân sự tới gần khu vực tranh chấp,  Nhật đã tung chiến đấu cơ lên bám đuổi.
Phản ứng :
 Nhật : Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này không chấp nhận việc làm của Trung Quốc và coi đây là "hành động đơn phương gây nguy hiểm bởi những sự việc không thể lường trước có thể diễn ra".
   Hàn Quốc "Chúng tôi lấy làm tiếc rằng khu vực phòng không của Trung Quốc đã chồng một phần lên khu nhận diện phòng không của quân đội Hàn Quốc tại vùng phía tây đảo Jeju. Chúng tôi sẽ thảo luận với Trung Quốc để việc thiết lập vùng phòng không không ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Hàn Quốc".
Hoa Kỳ : "Hành động đơn phương đó là một nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng tại Hoa Đông", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố. "Hành động leo thang chỉ làm tăng căng thẳng trong vùng và tạo nên một vụ việc nguy hiểm". Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc "cẩn trọng và kiềm chế" đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không hành động sau tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không. "Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh không biến đe dọa thành hành động với những máy bay không nêu tên tuổi hay không tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel nhắc lại rằng hiện thời Nhật đang quản lý quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật)/ Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc). Và rằng, theo hiệp ước an ninh Nhật Mỹ, điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực đó bị tấn công. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định rõ ràng rằng Mỹ - hiện duy trì hơn 70.000 quân tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không tôn trọng tuyên bố kiểm soát vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc. Mỹ tuyên bố, không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo song Mỹ tin rằng Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật.

 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang tuyên bố, nước này phản đối mạnh mẽ bình luận của Nhật, và rằng đó là những "tuyên bố vô căn cứ, hoàn toàn sai". Ông Qin cũng kêu gọi Mỹ không đứng về phía nào trong vấn đề này. Theo quan chức này, Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ Gary Locke về phản ứng của Mỹ với vùng phòng không, đồng thời kêu gọi Washington sửa chữa sai lầm.

Trung Quốc sẽ lập thêm các vùng nhận dạng phòng không Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình trung ương CCTV hôm 23/11 ông Doãn Trác thiếu tướng hải quân , chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc nói mục đích của Trung Quốc khi lập vùng phòng không là tuần tra, theo dõi, kiểm soát và sử dụng các biện pháp để thực thi pháp luật. Tuy nhiên, nếu các máy bay đối phương không phối hợp hoặc từ chối kiểm soát radar, "một khi đã đi vào vùng trời của Trung Quốc thì sẽ bị bắn hạ". Chuyên gia Trung Quốc này nói rằng vùng nhận dạng phòng không là rất cần thiết để đảm bảo an toàn phòng không cho các quốc gia ven biển. Từ khi Mỹ lập vùng nhận dạng phòng không vào năm 1950, trên thế giới đã có 20 vùng nhận dạng kiểu này. Doãn khẳng định Trung Quốc "chắc chắn" sẽ lập các vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, biển Hoàng Hải và các vùng biển có liên quan đến Trung Quốc. 

  Tàu Liêu Ninh lần đầu xuống Biển Đông
lieu ninh Giữa lúc căng thẳng quốc tế ở Biển Hoa Đông về kế hoạch của Trung Quốc nhằm lập ra vùng phòng không tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản", Trung Quốc tuyên bố đã cử hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống vùng Biển Đông để "thực hiện các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và cả diễn tập quân sự". Các hãng thông tấn trích nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng chiếc tàu vốn của Ukraina mà Trung Quốc mua và cải tiến, lắp đặt lại cho mục tiêu huấn luyện quân sự đã thực hiện hơn 100 cuộc diễn tập, thí nghiệm. Trang web của Hải quân Trung Quốc khẳng định chuyến đi xuống vùng biển Đông Nam Á "chỉ là sứ vụ bình thường" và tàu Liêu Ninh "vẫn trong giai đoạn chạy thử".
 Tới nay , hàng không mẫu hạm duy nhất này của Trung Quốc mới chỉ ra vùng Hoàng Hải. Đây là lần đầu tiên tàu này xuống  vùng Biển Đông/  Nam Hải. Báo Trung Quốc nói cùng tàu sân bay Liêu Ninh còn có bốn tàu lập thành cụm chiến hạm gồm tàu khu trục Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và hai tàu hộ vệ Yên Đài, Duy Phường. Hiện chưa rõ hải trình của tàu Liêu Ninh sẽ qua các khu vực nào trên tuyến đường từ Bắc xuống Nam này chính là khu vực có tranh chấp Trung - Nhật về Điếu Ngư/Senkaku. Cũng chưa rõ khi nào tàu Liêu Ninh sẽ tới Biển Đông, nơi tranh chấp với Việt Nam, Philippines và một số nước khác vẫn tiếp tục.
Tham vọng đại dương. Dù được trang bị công nghệ thua kém Hoa Kỳ hàng chục năm, tàu Liêu Ninh thể hiện "tham vọng đại dương của Hải quân Trung Quốc và là tâm điểm của chiến dịch thổi dậy lòng ái quốc", theo Reuters Trong chiến lược thực hiện tham vọng đại dương, tàu Liên Ninh được Trung Quốc hạ thủy tháng 9/2012 nhằm đưa Hải quân Quân Giải Phóng Trung Quốc vươn ra các vùng biển xa. Theo đánh giá của Philip Walker trên trang Foreign Policy, chiến lược ‘nước xanh’ của Trung Quốc là một bước bứt phá khỏi hoạt động hải quân truyền thống vốn tập trung vào bảo vệ bờ biển. Trung Quốc cũng tuyên bố có “lợi ích mở rộng” tại các vùng xa bờ và đại dương nên cần phát triển hải quân tương ứng. Hiện các nhà quan sát ghi nhận Trung Quốc coi vùng Biển Đông, biển Hoa Đông là các nơi thuộc “lợi ích cốt lõi” cần bảo vệ. Những năm qua Hải quân Trung Quốc đã có các chuyến hải hành sang cả vùng Vịnh Aden ở châu Phi và bắt đầu tuần tra vùng biển ở Tây Thái Bình Dương vốn là nơi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuần tra, theo ông Philip Walker. Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/11/131126_china_liaoning_east_sea.shtml