Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

TRUNG QUỐC ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ

Thảm sát Côn Minh Biến Thành Công cụ Tuyên Truyền Phân Biệt Đối Xử ở Trung Quốc   

       Lu Chen, Epoch Times March 11, 2014

Sau khi tám người được trang bị dao đâm, giết chết 29 người và làm bị thương hơn 140 người vào ngày 1 tháng Ba, Ban tuyên giáo trung ương Trung Quốc tuyên bố rằng đây là một vụ khủng bố được thực hiện bởi các “các phần tử ly khai ở Tân Cương”. Tân Cương là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Đột Quyết (nhóm ngôn ngữ Trung Á) theo Đạo Hồi.
clip_image002
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang tuần tra bên ngoài hiện trường vụ tấn công khủng bố tại nhà ga xe lửa chính ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, vào ngày 3 tháng Ba 2014.

Cảnh sát đã gia tăng kiểm tra những người được xác nhận là người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm khám xét nhà, bắt xuất trình giấy phép cư trú, và yêu cầu người Tân Cương “trình báo ngay” cho chính quyền mỗi khi chuyển đi hoặc định cư tại một nơi ở mới.
Một thông cáo được ban hành bởi một đồn cảnh sát vào ngày 2 tháng Ba, ở thành phố Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp với tỉnh Vân Nam, nơi vụ thảm sát xảy ra.“Bắt đầu từ hôm nay, tất cả các chủ sở hữu nhà đất trong quận là người từ Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ, hoặc là người Tây Tạng đều phải đến đồn cảnh sát để đăng ký.”
Các thông cáo tương tự cũng được ban hành ở các thành phố khác.
Mệnh lệnh này làm bùng nổ các cuộc tranh luận gay gắt trên mạng Internet. Rất nhiều người Trung Quốc cho rằng nó thể hiện sự phân biệt đối xử và yêu cầu một lời giải thích từ phía chính quyền.
Nhiều người ở Trung Quốc nhận định rằng bài đưa tin mang tính chỉ trích kịch liệt người Duy Ngô Nhĩ trong vụ tấn công ở Côn Minh bởi hệ thống truyền thông Trung Quốc, với các từ mô tả như “vụ tấn công khủng bố của các phần tử ly khai ở Tân Cương” làm tựa đề, cùng với sự nhận dạng những người tấn công là “những người đến từ Tân Cương” và “những người Duy Ngô Nhĩ”, đã dấy lên lòng thù hận và nỗi lo sợ đối với nhóm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Nhìn chung rất nhiều người dân Trung Quốc bày tỏ sự cảm thông của mình đến những người Duy Ngô Nhĩ, và thúc giục chính quyền không nên kích động lòng thù hận sắc tộc.
Diễn viên Đồng Lê Á, là một người Duy Ngô Nhĩ, bình luận: “Các phần tử khủng bố hung bạo không đại diện cho bất kỳ sắc tộc nào. Làm ơn đừng chuyển lòng thù hận đối với các nhóm khủng bố sang một nhóm sắc tộc hoặc một vùng miền nào đó.”
Wang Jingchun, cũng là một diễn viên, viết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Tân Cương. Công bằng mà nói, người Tân Cương thật sự nồng ấm, nhân ái, và hiếu khách.”
Đặt Nghi Vấn Kết Luận Điều Tra Của Chính Quyền
Các nhóm người Ngô Duy Nhĩ ở hải ngoại đã đặt các nghi vấn về kết luận được đưa ra nhanh chóng của chính quyền Trung Cộng về danh tính của những kẻ tấn công, và lý do chính quyền sau đó đã ngăn chặn các báo cáo đưa tin độc lập về sự kiện này. Họ cũng yêu cầu được biết lý do mà hệ thống kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc xóa các bản tin và hình ảnh liên quan đến sự kiện này.
Một vài chuyên gia nói rằng một kết luận nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi cho mục đích tuyên truyền của chính quyền.
“Các cuộc đụng độ bạo lực lở Tân Cương có thể được sử dụng bởi Đảng Cộng Sản Trung Quốc để tạo dựng sự đồng thuận trong cộng đồng dân chúng,” Wen Zhao-một nhà bình luận kỳ cựu về các vấn đề Trung Quốc sống tại Toronto (Canada), trao đổi trong một cuộc hội thoại viết tay. “Đảng muốn người dân Trung Quốc ngộ nhận rằng nếu thiếu đi sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Trung Quốc sẽ bị chia cắt, sự an toàn của người dân sẽ không được đảm bảo, và ‘các nhóm khủng bố’ sẽ hoành hành ngang ngược.”
Tình trạng hỗn loạn sắc tộc ở Tân Cương – mà theo nhận định từ các nhà hoạt động chính trị là kết quả của hình thức cai trị kiểu thực dân của Đảng trong khu vực này – đang bùng phát.
“Đảng đã thất bại trong việc cai trị vùng Tân Cương, và đã không thể tìm ra được lối thoát. Nên nó đã tìm một kẻ thù để quy trách nhiệm,” Heng He-một nhà bình luận chính trị trao đổi với Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân. “Đảng giờ đây có thể sử dụng cuộc tấn công như một cái cớ để ủng hộ chính sách đàn áp bao lực của nó. Chủ nghĩa dân tộc luôn luôn dễ dàng tạo kích động hoặc bị lợi dụng.”
\http://vietdaikynguyen.com/v3/china/trung-cong/tham-sat-con-minh-bien-thanh-cong-cu-tuyen-truyen-phan-biet-doi-xu-o-trung-quoc/