Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

THỰC PHẨM ĐỘC HẠI TỪ TRUNG QUỐC

MỰC GIẢ

Người dân ăn nhiều mực cao su mà không biếtNgười tiêu dùng đang giật mình “không biết mình đã ăn bao nhiêu cao su vào người” khi hàng tấn mực giả nghi cao su bị bắt giữ trong thời gian qua

Người dân ăn nhiều mực cao su mà không biết

 Mực khô giả được một người dân Hải Phòng đem so sánh với mực thật. Ảnh: Báo Hải Phòng



Mực khô từ cá xay

Tình trạng mực khô giả bán giá rẻ rộ lên tại thành phố biển Hải Phòng từ cuối năm 2010 khiến Chi cục Quản lý thị trường nơi đây phải tiêu hủy hơn một tấn mực khô nhập lậu từ Trung Quốc.
Trước khi tiêu hủy, Chi cục gửi mẫu sản phẩm đi giám định và kết quả cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép. Lô hàng không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng.
Khi đưa đi tiêu hủy, lô mực bị bắt giữ 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc.
Trước đó, khi có thông tin tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận có mực khô và mực khô xé sẵn kém chất lượng, Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) và Viện Hóa học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) kiểm tra và nhận định các loại mực này được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo - một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc bã nguyên liệu như củ sắn dây, bột sắn.

Mực khô làm từ nhựa nhập từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Mực ăn giả đang được bán tràn lan tại nhiều nơi trên địa bàn Thừa Thiên - Huế với giá rẻ. Vì được làm giả nên mực này không có mùi như mực thông thường, đốt thì có mùi khét như polymer cháy...


Tiêu hủy cả tấn mực giả ở Thừa Thiên Huế
Không chỉ ở Hải Phòng mà tại Thừa Thiên Huế cũng rộ lên tình trạng bán mực giả. Tháng 8/2011, Chi cục QLTT tỉnh này đã phát hiện, bắt ba vụ vận chuyển mực khô xé không nguồn gốc trên các xe khách chở hàng thực phẩm từ Bắc vào Nam tiêu thụ.
Tổng số mực khô thu giữ lên tới 840 kg. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thừa Thiên Huế sau khi thử nghiệm thông thường bằng cách đốt thì thấy không có mùi thơm đặc trưng của mực nướng mà thay vào đó là mùi khét lẹt của polymer và cháy đen.
Chi cục đã lấy mẫu gửi Viện Kiểm nghiệm thực phẩm Trung ương để kiểm định; đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, hiện nay, loại mực khô giả này vẫn âm thầm tồn tại và được bán với giá rẻ hơn, khiến nhiều người dân vẫn bị mắc lừa.

Tiêu hủy cả tấn mực giả ở Thừa Thiên Huế

Nhiều người mua mực ngoài chợ về nướng lên không thấy mùi thơm đặc trưng, thay vào đó là mùi khét lẹt và toàn thân mực đen xì.


Quảng Trị: Mực khô xé sợi cháy như... cao su
Ngay sau khi lượng lớn mức giả bị bắt tại Huế, cuối tháng 8/2013, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã giữ lô hàng chưa xác định được chủ sở hữu gồm 30 bao (tương đương 1,5 tấn) mực khô xé sợi. Số hàng này không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Sau khi đưa mẫu đi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện toàn bộ lô hàng 1,5 tấn trên đều là mực giả, thành phần không đúng với nguồn gốc tự nhiên của con mực.
Cuối năm đó, khi tiêu hủy 1,5 tấn mực khô giả này, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị cho biết “cháy như cao su”.

1,7 tấn mực giả nghi làm từ cao su non

Theo kết quả giám định từ Viện khoa học hình sự (Bộ Công an), lô hàng 1,7 tấn mực khô giả chứa 30,6% protein, 69,4% chưa xác định được là chất gì, nghi là cao su non.


Hà Nội bắt 1,7 tấn mực giả nghi làm từ cao su non
Mực khô giả tạm lắng nhiều tháng, song ngày 17/7, công an Hà Nội đã bắt được lô hàng nghi vấn gồm 38 bao tải dứa màu xanh chứa mực khô đóng túi dạng xé nhỏ với tổng khối lượng là 1,7 tấn.
Các miếng mực có mùi thơm hệt mực thật, nhiều miếng có chiều dài bất thường lên tới hàng chục cm. Dùng tay kéo căng các miếng mực giả này có sự đàn hồi giống dây chun cao su. Hơn nữa, các miếng mực xé sẵn phẳng, nhẵn hơn và không có gân giữa sống lưng giống mực khô thật.
Người dân ăn nhiều mực cao su mà không biết
Khi ngâm mực vào nước khoảng 10 phút, cầm miếng mực giả có cảm giác nhớt, màu chuyển sang bạc trắng. Toàn bộ bột sẽ bị rụng xuống chỉ còn lại một miếng giống cao su cắt mỏng. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, lô hàng 1,7 tấn mực khô giả chứa 30,6% protein, 69,4% chưa xác định được là chất gì, nghi là cao su non.
Theo các chuyên về thực phẩm, người tiêu dùng cần cảnh giác, lựa chọn kỹ, tránh hàng không bảo đảm chất lượng. Chú ý mua cá mực khô ở các cửa hàng có uy tín và không mua khi phát hiện cá mực có biểu hiện bất thường.
Nên nướng thử mực khô trước khi mua với số lượng lớn. Vì khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực khô kém chất lượng, mực khô nhập lậu bị thu giữ khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên. Tránh mua cá mực khô với giá quá rẻ.
Nguyễn Vũ (tổng hợp)
Nguồn
http://news.zing.vn/Nguoi-dan-an-nhieu-muc-cao-su-ma-khong-biet-post447378.html