Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

NHÂN NGÀY QUỐC TÉ PHỤ NỮ 8/3

1. NỬ SINH ÁN ĐỘ BIỂU DIỄN VÕ VIỆT NAM

Mardi 8 mars, dans une école d’Hyderabad, en Inde, ces jeunes filles pratiquent le Vovinam viet vo dạo, un art martial vietnamien, à l’occasion de la 100e Journée internationale de la femme. En période scolaire, elles sont nombreuses à participer à des séances hebdomadaires d'auto-défense.

Tuesday, March 8, at a school in Hyderabad, India, these young girls practicing Vovinam Viet Vo Dao, a Vietnamese martial art, on the occasion of the 100th International Women's Day. During school, they are likely to participate in weekly sessions of self-defense. (Noah Seelam / AFP)

2.PHỤ NỮ VIỆT NAM          ngay phu nu viet nam

BBC phỏng vấn bà KhuấtThị Thu Hồng,Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã  hội từ Hà Nội .

“ Phụ nữ Việt Nam vẫn gánh vác công việc nặng nhọc trong gia đình, từ kiếm tiền cho đến nội trợ. Phụ nữ cũng phải chịu những tác động rất nặng nề của lạm phát, của khủng hoảng kinh tế. Tất nhiên phụ nữ phải tham gia vào để làm sao giảm đi cái tác động tiêu cực của lạm phát và khủng hoảng kinh tế. “
“Để có tiếng nói của phụ nữ đại diện được một cách gọi là bình đẳng ở trên mọi diễn đàn, tôi nghĩ cái tương lai đấy còn khá là xa.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/03/110308_khuattthong_iv.shtml

3. PHỤ NỮ AFGHANISTAN
Fr: Loan Phan
Không ai có thể ngờ cái khuôn mặt tươi cưòi khả ái của cô gái Afghanistan này co gai afghane 2

cũng là cái khuôn mặt không mũi không tai xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time cách đây không lâu đã làm  cả thế giới  phải bàng hoàng…
co gai afghane  Cô Asha với cái nhìn đau đớn trên bìa tạp chí Time.
Aisha, mới 19 tuổi, người bị chính chồng mình ra tay cắt mũi theo lệnh của “quan tòa” Taliban.
Khi Aisha 12 tuổi, cha cô hứa gả cô cho một tay súng Taliban để gán nợ. Cô đã được đưa về nhà chồng và bị ngược đãi thậm tệ - cô phải ngủ trên bàn cùng với gia súc.
Khi cố trốn thoát khỏi địa ngục trần gian, cô bị bắt lại và bị chính chồng “xuống tay” cắt đi mũi và tai như một biện pháp trừng phạt. “Khi họ cắt mũi và tai tôi, tôi ngất đi. Tỉnh dậy giữa đêm, tôi cảm thấy có nước lạnh trên mặt mình. Tôi mở mắt và không thể nhìn thấy gì vì trên mặt đầm đìa máu”, cô nói trên kênh truyền hình CNN.

Lại lần nữa trốn chạy cái chết, cô bò đến nhà ông nội và cha cô đã cố đưa cô đến một trung tâm y tế của Mỹ, nơi cô được chăm sóc trong 10 tuần. May mắn là sau đó, Aisha được chuyển đến một địa điểm bí mật ở Kabul và hồi tháng 8 vừa qua, cô được đưa sang Mỹ để chờ phẫu thuật.
Hôm 11/10, cô đã dũng cảm xuất hiện trước công chúng với chiếc mũi giả. Cô lên trước máy quay truyền hình để nhận giải thưởng Enduring Heart tại buổi quyên góp cho Grossman Burn, tổ chức có trụ sở ở Los Angeles đã tài trợ kinh tế giúp cô khôi phục lại khuôn mặt. Cô được đích thân đệ nhất phu nhân California, bà Maria Shriver, trao giải thưởng này với lời ca ngợi : “Đây là lần đầu tiên giải thưởng Enduring Heart được trao cho một người phụ nữ có trái tim dũng cảm, người đã cho tất cả chúng ta thấy sở hữu một tình yêu và một trái tim dũng cảm có ý nghĩa như thế nào”.
Tháng này, cô được gắn mũi giả. Tiến sĩ Peter của tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận Grossman Burn nói họ hy vọng sẽ mang lại cho Aisha “một giải pháp lâu bền hơn”, có nghĩa là có thể tái tạo xương, mô và sụn cho mũi và tai của cô.

Việt Hà
Theo Dailymail
             co gai afghane
Hình Cô gái Afghanistan bị cắt mũi đã đoạt giải thưởng danh giá
Tác giả bức chân dung  là Jodi Bieber nhiếp ảnh gia tự do người Nam Phi đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo) năm 2010, một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực ảnh báo chí.
Các thành viên ban giám khảo cho hay bức ảnh, dù gây sốc, đã đoạt giải vì nó phản ánh tình trạng bạo lực đối với phụ nữ.
Jodi Bieber, 44 tuổi, người từng giành 8 giải World Press Photo kể từ năm 1998, là một phóng viên ảnh . Bà đã xuất bản 2 cuốn sách tại quê hương Nam Phi.
Giải Ảnh Báo chí Thế giới do Hiệp hội Ảnh Báo chí Thế Giới (World Press Photo Foundation) sáng lập năm 1955. Năm nay, các hãng Getty Images Panos đã giành chiến thắng ở 5 hạng mục, trong khi Reuters giành 3 giải. APAFP mỗi hãng giành 2 giải.

Tổng cộng, 56 nhiếp ảnh gia từ 23 quốc gia đã đoạt giải. Họ được chọn lựa từ "biển" ảnh kỷ lục gồm 108.059 bức của 5.847 nhiếp ảnh gia từ 125 quốc gia.
Bà Bieber, người chiến thắng cuối cùng, cũng giành giải nhất trong hạng mục ảnh chân dung cho cùng bức ảnh. Bà Bieber sẽ nhận được số tiền mặt trị giá 10.000 USD. An Bình Theo AP