Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

NƯỚC NHẬT SAU THIÊN TAI ĐỘNG ĐẤT –SÓNG THẦN

1. HÌNH ẢNH
           Un mois jour pour jour après la catastrophe, le Japon reste mobilisé. Pour témoin, ces jeunes filles qui, sourire aux lèvres, participent dimanche 10 avril, dans un parc de Tokyo, à une récolte des fonds pour les victimes du tsunami. Ce lundi, Naoto Kan, le Premier ministre japonais, a publié une lettre de remerciements dans plusieurs quotidiens du pays pour saluer le monde de son soutien. (Crédits photo: Yoshikazu Tsuno/AFP)
Chủ nhật vừa qua, tại công viên Tokyo  phụ nữ Nhật bản với nụ cười tươi như hoa anh đào đã tham dự buổi lạc quyên từ thiện nhân dịp thiên tai xảy ra được tròn một tháng.




            Fukushima, aussi grave que Tchernobyl. Des techniciens travaillent sans relâche pour reprendre le contrôle de la centrale nucléaire de Fukushima, alors que l'Agence japonaise de sûreté nucléaire a relevé, mardi 12 avril, le degré de gravité de l'accident au niveau maximum de 7, soit le même que celui en Ukraine, en 1986. Cette classification correspond à un «rejet majeur de matières radioactives, avec des effets étendus sur la santé et l'environnement».
Các chuyên viên Nhật làm việc ngày đêm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
2. NGƯỜI NHẬT GIAO NỔP HÀNG TRIỆU YEN NHẶT ĐƯỢC Ở VÙNG BỊ NẠNFr : KimAnh Truong* Tuyen Tran
TTO - Hãng tin Kyodo cho biết lực lượng cứu nạn và người dân Nhật Bản đã giao nộp cho cảnh sát hàng chục triệu yen tiền mặt và hàng trăm két bạc mà họ tìm thấy giữa đống đổ nát ở vùng đông bắc nước này.      
Mỗi ngày cảnh sát Nhật Bản nhận được hàng trăm món đồ thất lạc  trong vùng bị sóng thần tấn ng .               
Hàng chục đồn cảnh sát tại tỉnh Miyagi và Iwate cho biết mỗi ngày đều nhận được hàng trăm tài sản thất lạc mà người dân mang đến, trong đó tiền mặt chiếm 10%. Trong số đó, chín trạm cảnh sát ven biển cho biết từ ngày 12 đến 31-3, họ nhận được số tiền mặt lớn gấp 10 lần so với 15 trạm còn lại.
Một sĩ quan cho hay họ không thể trả lại tiền mặt cho chủ sở hữu nếu số tiền đó không được tìm thấy trong ví có kèm chứng minh nhân dân. Họ mới trả lại được 1/10 số tiền đó cho chủ nhân của chúng.
Theo luật của Nhật Bản, những người tìm thấy tiền có thể giữ lại số tiền đó nếu chủ nhân không đến nhận trong vòng ba tháng. Nếu người giao nộp tiền cũng không đến nhận trong vòng hai tháng, số tiền sẽ được chuyển vào quỹ công của chính quyền tỉnh hoặc chuyển đến chủ sở hữu tại căn nhà mà số tiền đó được phát hiện.
“Tôi cho rằng ai nhặt được tiền thất lạc nên chuyển đến hỗ trợ vùng gặp nạn thay vì giữ cho bản thân" - ông Shigeko Sasaki, 64 tuổi, nói.
Ông Takehiko Yamamura - giám đốc hệ thống phòng chống thảm họa, đang hối thúc chính quyền đưa ra các biện pháp mới để xử lý vấn đề như nới rộng khoảng thời gian ba tháng và cho phép mở các két bạc để xác định danh tính chủ nhân. Cảnh sát tin rằng trong két không chỉ có tiền mà có cả các sổ ghi giao dịch với ngân hàng, giấy tờ đất đai… giúp xác định được nhiều vấn đề pháp lý liên quan.
Thực tế trên cũng cho thấy thói quen giữ tiền mặt của người Nhật Bản – nơi dân số đa số là người già, và ước tính có khoảng 350 tỉ yen không lưu thông trên thị trường.
Ông Yasuo Kimura, 67 tuổi, cho hay khi sóng thần ập vào nhà ông ở Onagawa,ông đã thoát chết thần kỳ khi cõng người cha 90 tuổi trên lưng. “Tôi đã thuyết phục ông cụ gửi tiền vào ngân hàng, ở đó chúng an toàn hơn - ông
Kimura nói - nhưng ông cụ không nghe”. Dù vậy, họ vẫn may mắn vì còn có tiền trong ngân hàng.