Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

PHÓNG XẠ

TIN TỨC CAO NIÊN ĐẶC BIỆT
*Phải làm gì khi có hiểm họa phóng xạ ?
*Sữa tại Hoa kỳ bị nhiễm xạ ở mức độ rất thấp
*Tình trạng nhiễm xạ tại Nhật ngày càng trầm trọng



TIN TỨC CAO NIÊN ĐẶC BIỆT
Thứ Năm 31 tháng 3 năm 2011

1- Phải làm gì khi có hiểm họa phóng xạ
clip_image002
Mối đe dọa nhiễm xạ từ những nguổn phóng xạ ---như một “trái bom bẩn”.,một thiết bị phân tán phóng xạ (RDD) hoặc những rò rỉ phóng xạ từ một lò phản ứng hạt nhân --- có thể gây nhiểu lo âu , nhưng phản ứng một cách bỉnh tĩnh là phương cách bảo vệ hàng đầu của mọi người.
Trong trường hợp bom bẩn hay RDD, bọn khủng bố chủ tâm dùng chất nỗ thường để cho bẳn tung các chất phóng xạ gây nhiễm xa cho vùng xung quanh.
Trong truờng hợp nhiễm xạ do rò rỉ phóng xạ từ một cơ sở hạt nhân thì thường  rò rỉ xẫy ra sau một tai nạn hạt nhân .Tầm nghiêm trọng cũa vụ rò rỉ phụ thuộc vào sức mạnh tạo nên sự đổ vỡ, mô hình thời tiết , vi trí của cơ sở hat nhân và nhiểu yếu tố khác
Sức tàn phá của vụ nổ thì thấy rõ ngay, nhưng còn sự rò rỉ cũng như bức xạ phóng xạ chỉ có thể được xác định sau khi toán nhân viên chuyên nghiệp có những máy đo đặc biệt tới hiện trường. Đối với bất cứ bức xạ phóng xạ nào, bạn cẩn phải tức khằc tìm cách hạn chế sự phơi xạ (radiation exposure). Đặc biệt, điều quan trọng bạn cần tránh là hít phải những bụi phóng xạ phân tán. trong không khí.
1- Trước tiên bạn cẩn phải biết là muốn giới hạn mức độ phơi xạ (radiation xposure)bạn phải chú tâm vào ba điều sau đây: thời gian (time). khoảng cách (distance) và chắn xạ. (shielding) .

Các tác dụng của bức xạ có tính cách tích lũy, như vậy bạn càng ở lâu trong vùng có phóng xạ chừng nào thì bạn càng bị phơi xạ nhiều chừng nấy
Muốn han chế mức đô phơi xạ bạn phải làm nhựng việc sau đây:
clip_image004
Thời gian: giảm tối đa thời gian bị phơi xa để hạ bớt rủi ro
clip_image006
Khoảng cách: Dời xa nguồn phóng xạ càng sớm càng tốt.. Bạn càng ở xa nơi vụ nổ xẩy ra và nơi có bụi phóng xạ thì mức độ phơi xạ càng thấp
clip_image008
Chắn xạ - Tấm chắn xạ giữa bạn và nguồn phóng xạ càng dày chừng nào thì bức xạ càng bị hấp thu nhiều chừng nấy và bạn sẽ ít bị phơi xạ bấy nhiêu
Trong trường hợp tai nạn là một phản ứng hạt nhân (nuclear reaction) thì yêu tố thời gian không quan trong bằng khi có vụ nổ bom bẩn hay RDD. Tuy nhiên nếu bạn sinh sống trong vòng bán kinh 10 dậm (mile) quanh cơ sở hạt nhân thì bạn phải biết những gì phải làm gỉ khi tai nạn xẩy ra.
2- Nều bạn ở trong một vùng địa dư rộng lớn bị nhiễm xạ thỉ bạn phài dời nhanh chóng vùng này, nều không bạn phải thi hành nhửng biện pháp phòng chống khác
Sau một vụ nổ hay rò rĩ phóng xạ, nếu bạn không thể dời xa hiện trường nhanh chóng (và một cách an toàn) thì bạn hãy làm nhựng điều sau đây
clip_image010
2.1 Nếu bạn đang ở ngoài đường và có một vụ nổ xẩy ra hoặc chính quyển cảnh báo có thất thoát phóng xạ ở gần đó, thìbạn phải che mồm mũi , nhanh chóng chạy vào trú trong một căn nhà không bị hư hại. Bạn có thể che mồm mũi bẳng khăn tay, bàn tay hoặc bất cứ vật gì bạn đang có trong tay (như một chiếc áo len chẵng hạn) Một căn nhà không bị hư hại là một căn nhà nhìn qua trông cấu trúc còn vững vàng như tường không bị nghiệng, không có đồ bị bể hay đổ vỡ… Bạn hãy đóng các cửa ra vào và cửa sổ lại.Tắt máy điều hòa không khí,máy sưởi hay các hệ thống quạt gió khác
2. 2 Nếu bạn đã ở sẵn trong nhà , thì bạn cẩn phải kiểm tra xem nhà có bị hư hại không .Nếu nhà vẫn còn vững vàng thì bạn hãy cứ ở trong đó
- Nếu bạn đang ở trong nhà và bạn thấy có nổ gẩn chỗ ban hoặc bạn được báo có rỏ rỉ phóng xã ngay trong nhà,thì bạn phải che mồm mũi và chay tức khắc ra ngoài.Bạn hãy nhanh chóng chạy vào trong một căn nhà hay một hầm trú ẩn nào khác không bị hư hại
- Một khi đã chạy vào trong rồi, bạn hãy đóng các cửa ra vào và cửa sổ lại. Bạn hãy tắt máy lạnh, máy sưởi hay các hệ thống quạt gió khác.Bạn hãy lấy quần áo hay nhựng vật khác bịt kín các kẽ hở trong nhà. Bạn đừng có cho chạy bất cứ hệ thống quạt gió hút không khí từ bên ngoài vào như máy điều hòa không khí, máy xấy…
- Bạn không nên để bên trong nhà quá nóng vì có thể gây cảm nhiệt (heat stroke), ngộp thở và những biến chúng khác. Nếu cẩn, bạn có thể cho máy điều hoà không khí chạy một lát hơn là bị chết ví quá nóng
2.3 Nếu bạn đang ở trong xe mà vụ nổ xẩy ra, thì bạn hãy quay tất cả các cửa kiếng xe lên và đậu xe lại. Sau đó bạn hãy chạy vào trú trong một nhà không bị hư hại. Nếu bạn không ra khỏi xe được thì hãy lên kiếng xe và đừng cho chạy máy điểu hòa không khí
3- Bạn phải nhanh chóng tẩy xạ
Nếu bạn nghĩ mình đã bị phơi xạ thì bạn hãy cởi bỏ hết quẩn áo và đem giặt càng sớm càng tốt. Bạn có thể tẩy các chất phóng xạ bám dính giống như là gôt bùn vậy, nhưng phải cẩn thận đừng để bắn lung tung khẳp nhà và đừng để chất phóng xạ xâm nhập vào người.
Cẩn ghi nhận là với bom bẩn các dấu hiệu của bụi hay vât chất phóng xạ có thể thẩy được, chứ trong một tai nạn hạt nhân thì chẳng có dấu hiệu gì. Như vậy khi có rò rỉ phóng xạ từ một lò phản ứng hạt nhân thì bạn sẽ chẳng nhìn thấy hạt phóng xạ nào. Trong trường hợp này, muốn tẩy xa bạn phải làm như sau:
- Cởi lớp quần áo ngoài ,bỏ vào trong một túi plastic và buộc kín lại. Để túi vào một chỗ nào đó như trong garage hay trong xe truck để chờ nhân viên trách nhiệm tới kiểm tra
-Tháo bỏ giẩy khi vể nhà hay vào hẩm trú ẩn cũng như cởi tất cả các quần áo khác, Bỏ tất cả vào trong một túi plastic rồi buộc kín lại,.Bạn nên làm việc này ở bên ngoài nhà để tránh phải dò đo phóng xạ trong nhà vể sau này. Bạn đừng có dổn ép túi vì bụi phóng xạ có thể bay ra ngoài
- Bạn nên tránh kéo áo qua đầu. Nếu không tránh được thì bạn phải ngậm miệng lại và nín thở để không hít bụi từ áo vào người. Nếu cẩn phải cắt quẩn áo để dễ cởi ra thì bạn cũng nên làm. Các vết trầy vết thượng trên người bạn phải được băng kín trước khi cởi quần áo để tránh bụi phóng xạ bám dính.
- Bạn nên tắm vòi sen (shower)với nước ấm. Nên tránh dùng nước nóng và chà sát người để tránh sự hấp thu chất phóng xa vào trong cơ thể . Bạn hãy gội đầu nhưng chỉ nên dùng shampoo chứ đừng dùng “conditioner” vì thuốc này giúp chất phóng xạ bám dính vào tóc
- Sối nước khắp ngưởi , dùng sà-bông nhẹ . Chùi sạch tai, mắt và mặt
- Nếu không có vòi sen thì bạn có thể lấy nước từ bổn rửa mặt mà lau người cho sạch.
- Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xĩt nuốc bằng vòi sen , chứ đừng nên nhúng chúng vào trong nước vì nước có thể đã nhiễm xạ. Nếu không có vòi sen thì có thể lấy khăn nhúng nuớc lau khắp người chúng cho sạch
4 Ăn thữc phẩm vả uống nước được che đậy
Nhựng thứcăn và nước uống không được che đậy có thể đã bị nhiễm xạ nên không còn an toàn. Thưc phẩm lấy thẳng từ tủ lạnh hay tủ nhà bếp an toàn hơn, và thực phẩm đựng trong hộp đóng kín cũng vậy
clip_image012
5. Bạn đang ở đâu thỉ cử ở đó và theo dõi tin tức
Bạn hãy coi TV, nghe ra-điô hay lên internet để theo dõi các thông tin cập nhật
Thời gian ẩn náu trong nhà trong trường hợp nổ “bom bẩn” tương đối ngắn khoảng tử 30phút tới vài giờ tuỳ theo điểu kiện thởi tiết địa phương và những yếu tố khác
6. Hết sức cẩn thận trọng khi di tản
Một trong những quan ngại lớn nhất là sự hoảng loạn. Và khi lưu thông bị tắc nghẽn và có hàng dài chờ đổ xăng thì công cuộc di tản hết sức khó khăn. Lúc này mà bạn bị tai nạn xe hoặc bị thượng thì quả thực không may, nên bạn phải hết sức cẫn thận và cố gắng giữ trật tự
Bạn nên vặn radio để theo chĩ dẫn cũa chính quyển Bạn đừng để những tin đồn ảnh hưởng, vì phần lớn hoàn toàn sai lạc. Bạn đừng nên lấy quyểt đinh dưa vào các tin đổn xung quanh,mà phải nghe theo chỉ dẫn cũa chính quyển qua TV, radio hay internet
7.Vài điểu nên biết
7.1 Như trong môi trường hợp khẩn cấp, chính quyển đ ịa phượng không có thể cung cấp tức thởi các tin tức vể các sự việc đang xẩy ra và vể những gì bạn phải làm. Tuy nhiên bạn cẩn theo dõi thông tín chính thức qua TV, radio và internet. Bạn nên theo một cách cẫn thận các chĩ dẫn chính quyển cung cấp.
7.2 Tránh đụng chạm vào người khác, và đừng đưa tay lên mồm, mũi và mắt trước khi được tẩy xạ (decontamination)
7.3 Nếu bạn là chủ trại gần nơi bom bẩn nổ hay có tai nạn hạt nhân thì các gia súc của bạn có thề bị giam giữ vô hạn định nếu chúng bị nhiễm xạ, nhất là những gia súc nuôi để lấy sữa. Ban hãy nhanh chóng che chở các gia súc bẳng cách lùa chúng và o trong vưa thóc và đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào… v à che phủ thức ăn của chúng với vải nhựa cũng như bảo vệ nguổn cung cấp nước.
7.4 Các bà mẹ cho con bù vẫn có thể nuôi con bẳng sữa mình nều chỉ bị chiếu xa từ bên ngoài vì sữa mẹ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên da của cả mẹ lẫn con phải được lau sạch mỗi khi cho con bú để tránh chất phóng xạ truyển từ da vào mồm đứa nhỏ. Trong trường hợp ngưởi mẹ bị nhiễm xạ bên trong thì sữa của bà ta cũng bị nhiễm xạ nên không cho con bú được
7.5 Các thai nhi ở trong bụng mẹ được an toàn hơn. Nhưng phải dành ưu tiên thức ăn và nước uống an toàn cho các phụ nữ mang thai
7.6 Ngưởi già và những người có bệnh mạn tính dể ngả bệnh vì stress, lạnh và thiếu ăn…nên cẩn được chăm sóc đặc biệt
7.7 Nếu bạn phải di tản thì nên mang theo chó mèo vì nếu để lại chúng có nhiểu nguy cơ bị bỏ đói và không có người chăm nom. Bạn phải lo tắm rửa sạch cho các con vật bị nhiễm xạ để tránh lây nhiễm xạ.cho người đụng vào chú ng hoặc nếu không phải nhốt chúng ở chổ an toàn như garage chẳng hạ n
7.8 Bức xạ được đo bẳng đơn vị millisievert (mSv) và liểu lượng hấp thu được đo bẳng miligray Những liểu lượng nhỏ có kiểm soát thì không có hại, nhưng những liểu lượng lớn khoàng 5000mSv trên khắp người có thễ dẫn đến tử vong và một mức độ phơi xạ 6,000mSv có thễ làm chết người trừ khi được điểu trị ngay. Các bệnh do bức xa gây ra gổm có bệnh hoại huyết, ung thư phổi , tuyến giáp, và đại tràng.
Uống các viên thuốc potassium iodine có thể cung cấp đủ iodine cho cơ thể và ngăn chặn sự hâp thu iodine phóng xạ. Tuy nhiên cần phải được giới thẩm quyển y tế quản lý
8. Vải lời cảnh báo
8.1 Khi che mồm mũi trẻ em và người già , nên cẫn thận đửng để họ bị nghẹt thở
8.2 Nếu bạn phải ra khỏi nhà trong khi bức xạ có thể còn quanh quẩn thì bạn phải luôn luôn che mổm mũi bằng khăn tay, vạt áo, giấy chùi tay..
8.3 Lo âu và hoảng loạn luôn luôn đi cùng với sự sơ hãi bức xạ phóng xạ, Bạn hãy cố gẳng giữ bình tĩnh, hành động hợp lý và hểt sức cẫn thận theo đúng các điểu gợi ý trên đ ây. Bạn nên ý thức là cơ may sống sót trong một thảm họa rơi bụi phóng xạ (radioactive fallout) cao hơn nhiều so với các điểu kể trong những câu chuyện bạn có thể đã được nghe
Videos: http://www.youtube.com/watch?v=QG7IqEly1Q4
http://www.youtube.com/watch?v=4R5g9v0fzkc&feature=fvwrel
nbn-tintuccao nien ( phỏng theo How to Respond to a Radiation Threat)

2- Sữa tại Hoa kỳ bị nhiễm phóng xạ ở mức độ thấp
Cơ quan Bào vệ Môi trường Hoa kỳ (EPA) cho biết là thử nghiệm trên các mẫu sữa lấy tại Spokane, Wash. đã phát hiện i-ốt phóng xạ từ Fukushima ,Nhật bay tới,nhưng ở mức độ hết sức thấp so với mức nguy hiểm
clip_image014

Chất phóng xạ có trong chất lỏng được đo bằng đơn vị “pico-curie cho mỗi lít”. Trong mẫu sữa lấy ngày 25 tháng 3 thì số đo là 0.8 pico-curie. Số đo cẩn phải 5,000 lẩn cao hơn mới đạt tới mức mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẫm (FDA) cho là cẩn phải can thiệp. Theo Cơ quan EPA thì “trong những ngày tới mức độ nhiễm xa như trên vẫn được chờ đợi nhưng vẫn thấp hơn rất nhiểu so với mức giới hạn,
Mức độ i-ốt phóng xạ I-131 trong không khí rất loãng,nhưng nếu rơi phủ lên cỏ và được bò ăn vào sẽ được tái tập trung trong sữa gấp 1,000 lần. Điều này chỉ đáng lo ngại đối với sữa tươi,chứ không gây trở ngại gì cho các sản phẩm bơ sữa được tổn kho môt thời gian trước khi đem tiêu dùng,
Thật vậy iốt phóng xạ I-131 chỉ có bán sinh là 8 ngày, tức là cứ sau mỗi 8 ngày thì lượng iốt phóng xạ lại giảm đi phân nửa. Kể từ khi iốt-131 được ngưng sản xuất khi các lò phãn ứng tại Fukushima bị đóng vào 11 tháng 3 thì tới khi pho-mát và yogurt được đem ra tiêu thụ thì thời gian đã trôi qua được ít nhất hai lẩn bán sinh cũa i-ốt phóng xạ..
Iốt phóng xạ I-131 phát ra tia beta ( electron cao tốc). Tia này được coi là không có nguy hiểm khi được bắn vào người từ nguổn bên ngoài, nhưng với liều lượng cao vẫn có thể làm tổn thương giác mạc của mắt.
clip_image016

Vấn để chỉ xẫy ra khi các chất phóng xạ beta bị nuốt hay hít vào trong cơ thể. Đổng vị phóng xạ I-131 có tính chất hóa học giống như i- ốt thường nên khi đươc hấp thu vào trong ngưởi sẽ tụ tập trong tuyến giáp(thyroid), và liểu lượng cao tia beta qui tụ tại hạch này sẽ có thể gây ung thư. , đặc biêt đối với trẻ em. Kinh nghiệm này đã được rút tiả từ tai nạn lò phản ứng tại Chernobyl (Ukrane) vào năm 1986.
Video:    Sư phân tán I-131 trên khắp thế giới

Low Levels of Radiation Found in American Milk- Matthew L.Wald- 03/30.2011

3-Tình hình nhiễm xạ tại Nhật ngày thêm trẩm trọng
Một chất phóng xạ có đời sống dài đã được dò đo thấy ở mức nguy hiểm vể lâu dài tại một địa điểm ở cách Trung tâm hạt nhân Kukushima 25 mile. Phát hiện này đã dẫn đến vấn đề là có nên nới rộng vùng di tản ra hoặc bỏ hoang vùng đất nhiễm xạ này hay không.
Chất phóng xạ nói trên chính là đổng vị phóng xạ cesium-137 và đã được Cơ Quan Nguyên tự Quốc tế phát hiên ra tại một làng ở Nhật với một cường độ phóng xạ (3.7 triệu becquerel/ mét vuông) cao hơn mức mà Liên xô đã ấn định cho các vùng phải bỏ hoang quanh Trung tâm nguyên tử Chernobyl (1.48 triệu becquerel/mét vuông). Ngoài ra tại một địa điểm khác cường độ phóng xạ được đo thấy gấp đôi mức tiêu chuẩn cũa Liên sô
Các số đo , báo cáo vào ngày 30/3 , cho thấy mức phóng xạ không đủ cao để gây bệnh phóng xạ mạn tính (chronic radiation sickness) nhưng vượt xa mức cho phép đối với dân chứng để giảm nguy cơ bị bệnh ung thư
Tuy rằng cường độ phóng xạ đo được không gây tổn thương trước mắt, nhưng liểu lượng chiếu xạ toàn niên quá cao để có thề cho phép dân chúng tiếp tục sinh sống trong vùng này. Đổng vị phóng xạ cesium-137sẽ tổn tại trong môi trưởng cả nhiểu thế kỷ , vì đổng vị này chỉ giảm phân nửa sau mỗi 30 năm
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế nhấn mạnh là mức độ nhiễm xạ thay đổi đáng kể từ nơi này sang nơi khác. Các chuyên gia nói rẳng số đo tại làng nói trên chỉ là số đo tại một “ điểm nóng” vả có thể không tiêu biểu cho toàn vùng Ông Edwin Lyman, môt nhả khoa học thuộc Tổ chức Union of Concerned Scientists cho là vấn để cẩn phải xem xét lại
Theo ông Lyman thì nếu một đám mây phóng xạ trôi dạt theo chiều gió, một lượng lớn bụi phóng xạ có thể theo mưa dông mà rơi xuống một địa điểm nào đó . Ông nói “Tôi không ngạc nhiên khi có những nơi có nổng độ phóng xạ cao như vậy” Tuy nhiên ông nói Nhật cần nới rộng vùng di tản mà hiện nay được ấn đinh là 18 mile Giới chức Nhật cho biết hiện nay chưa có kế hoạch nới rông vùng di tản quanh Trung tâm Fukushima.. Theo ông Lyman thì c ũng còn có thể làm sạch vùng đất nhiễm xạ bằng cách cào hết các bụi gây nhiễm xạ hay lát nhựa hết mặt đất, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào phí tổn và khả năng ngân sách
Một diễn biến khác là nuốc biển gẩn Trung tâm hạt nhân Fukushima đã có môt lượng i-ốt phóng xa I-131 tăng cao đáng kễ trong những ngày gần đây. Cơ quan An toàn Công nghiệp và Hạt nhân Nhật cho biết là mẩu nước biễn lấy cách Trung t âm Fukushima 300 yard chứa một lượng iodine I- 131 gấp 3,355 lần mức an toàn. Thử nghiệm vào ngày 27/3 trên mẫu nước biễn lấy cách đó một mile vể phía bắc cho số đo gấp 1,150 lần mức tới đa và thử nghiệm vào ngày trước tại ngay trạm đo của Trung tâm Fukushima cho số đo gấp 1,250 lần mức giới hạn Mức i- ốt phóng xa I- 131 trong nước biển ở ngoải khơi Trung tâm hạt nhân Fukushima tiếp tục tăng và vào ngày 31/3 đã lên tới gấp 4,385 lẩn mức giới hạn chuẩn định. Sự gia tăng này có khả năng là do các chất gây nhiễm xạ vẫn tiếp tục thoat ra ngoài biển I-ốt phóng xa I-131 có thễ tích tụ trong tuyến giáp và gây ung thư. Nhưng khác với cesium-137 nó phân hủy tượng đối nhanh và gỉảm phân nửa mỗi tám ngày. Rủi ro của nó có thễ giàm bớt bằng cách cấm đánh cá
Các nhân viện nhà máy trước đây đã xối nước biển vào các thỏi nhiên liệu hạt nhân và bây giơ dùng các nguổn nuớc thường để ngăn chặn lò phản ứng nóng chảy hoản toàn, Nhưng làm như vậy họ đã phóng thích một khối hơi nước phóng xạ vào trong không khí và các cố gằng của họ đã làm rò rĩ nước có độ nhiễm xạ hết sức cao.Theo tin mới nhất ,chất phóng xạ plutonium đã theo nước này ngấm ra vùng đất xung quanh Trung tâm hat nhân Fukushima (đổng vị phóng xạ plutonium có bán sinh hơn 24,000 năm, và phóng thich ra tia alpha nên rất nguy hiểm khi xâm nhập vào trong cơ thể)






Matthew L. Wald reported from Washington, and David Jolly
http://www.nytimes.com/2011/03/31/us/31milk.html?ref=asia
Multimedia
clip_image018Interactive Feature
Japan Earthquake and Tsunami Multimedia
clip_image019
Radiation Fears in Tokyo
Radiation Fears in Tokyo
Close Video
See More Videos »
clip_image020Interactive Graphic
Status of the Nuclear Reactors at the Fukushima Daiichi Power Plant
Related
· Workers Give Glimpse of Japan’s Nuclear Crisis (March 31, 2011)
· Low Levels of Radiation Found in American Milk (March 31, 2011)