Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

TIN TỨC CAO NIÊN ĐẶC BIỆT

Ngày 13 tháng 4 năm 2011
clip_image001Điện hạt nhân :nên hay không nên?

Tỉnh hình Fukushima Daiichi dần đẩn trong tầm kiểm soát
Chinh phủ Nhật có thể sẽ đưa ra những tiêu chuẩn (standards) mới vể phơi xạ dài hạn (long-term radiation exposure) để có thể nới rông vùng di tản chung quanh Trung tâm Điên Hạt nhân Fukushima Daiichi
Thật vậy theo các số đo chính thức về liều lượng phơi xạ (exposure dose) thì những người đang sống ngoài vùng hạn chế (restricted area) có thể về lâu dài sẽ nhận những liểu lượng bức xạ nguy hại, mặc dầu hiện nay các số đo thấp hơn mức phải di tản
Ông Yukio Edano, chánh văn phòng đặc trách về vụ Fukushima, nói “Đã đến lúc chính phủ phải xét tới việc ấn định một loại tiêu chuẩn mới cho sư phơi xạ tích lũy (accumulated exposure). Sư an toàn của dânchúng là ưu tiên hàng đầu,và các nhu cẩu xã hội sẽ được giải quyết sau.” Ông cho biết chưa có thời khóa biểu cho quyết định này
Các cư dân trong chu vi bán kính 20 km (12.4 mile) quanh Trung tâm Fukushima Daiichi đã đươc lệnh dời khỏi nhà vào những ngày tiếp sau ngày 11 tháng 3 mà trân đông đất và cơn sóng thần làm tê liệt các hệ thống làm nguội lò phản ứng. Những người sống trong khoảng từ 20 tới 30 km cách Trung tâm đã được khuyến cáo nên ở trong nhà
clip_image003


Theo cácchuyên viên y tế các liều lượng ghi nhận được thấp hơn nhiều so với liều lượng có thể gây bệnh bức xạ (radiation sickness) nhưng có thể gây rủi ro bị ung thư về lâu dài. Vào tháng 3 vừa qua nhóm Greenpeace và Cơ quan Nguyên tử Quốc tế IAEA đã báo động là phóng xạ đã lan rộng ra ngoài vòng đai 30 km.
Các điều lệ hiện hành qui định là phải ra lệnh sơ tán khi mức phóng xạ vươt quá 50 mSv trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà liều lượng tích lũy tại một khu vực gần Trung tâm Fukushima Daiichi đã vươt quá 12 mSv trong tháng kể từ khi tai nạn hạt nhân xẩy ra, và nhiều số đo cao hơn gấp đôi con số 3mSv mà môt cư dân tại một quốc gia công nghiêp hoá điển hình nhận được trong một năm.
Ông Edano cho biết chính phủ cũng đang cứu xét liệu có nên cho phép khoảng 78,000 người bị buộc phải dời khu vực quanh Trung Tâm trước đây được trở về nhà tạm thời hay không, nhưng theo ông “ điều này không có dể dàng chút nào vì chúng ta cẩn phải đảm bảo an toàn cho họ”. Các quân nhân và nhân viên cảnh sát đã làm việc trong khu vực đều phải mang áo và dụng cụ bảo vệ “nên trên thực tế họ không thể đi tới bất cứ chổ nào vào bất cứ lúc nào”
Tại Trung tâm Fukushima Daiichi, ngày 7 tháng 4 các kỹ sư đã bắt đầu xịt nitrogen không cháy được vào trong lò phản ứng số 1 để chống lại sự tích tụ khí hidrogen có tiềm năng gây nổ. Công việc này vẫn tiếp tục ngay cả sau trân hậu chấn làm rung chuyển miển Trung nước Nhật vào ngày 7 tháng 4. Sở Khí tượng Nhật cho biết trận hậu chấn này có cường độ 7.4. Trong khi đất rung chuyển thì chín công nhân đang làm việc đã ẩn náu trong hầm chống động đất (**)
http://www.youtube.com/watch?v=YF-8dqwxAHw

Sự tích tụ hidrogen làmột triệu chứng của tình trạng quá nóng của các thỏi nhiên liệu bên trong tâm các lò phản ứng mà các công nhân nhà máy đang cố gắng kiềm chế. kể từ khi tai nạn mớì xẩy ra, Nitrogen được xịt vào với muc đích chiếm chỗ oxigen bên trong vỏ bọc lò phản ứng nhắm giảm bớt rủi ro xẩy ra vụ nổ (tuy rằng rủi ro này hêt sức thấp)
Một vụ nổ hidrogen đã làm tốc mái và xập tuờng phía trên của căn nhà chứa lò phản ứng số 1 hai ngày sau khi trận động đất xẩy ra, và sau đó hai ngày một vụ nổ khác đã làm nổ tung căn nhà số 3. Và ngày 15 tháng 3 một vụ nổ khác dường như cũng do hidrogen đã làm hư hại căn nhà số 2
clip_image005


Giới chức nhà máy cho rẳng đơn vị 2 là nguồn rò rỉ nước có độ phóng xạ cao mà họ đang ra sức chặn lại tại Fukushima Daiichi, cách Tokyo 240 km (150 mile) về phía bắc.
Các nhân viên nhà máy đã tưới mổi giờ 8 tấn nước (2,100 gallon) vào trong lò phàn ứng sô 2 này để làm nguội lò , và nước thoát ra ngoài có nồng độ phóng xạ hết sức cao.
Chất lỏng này tích tụ trong nhà chứa turbin và các đường hầm dịch vụ ở xung quang đơn vị 2, làm các giới chức Nhât phải lo tìm cách cầm giữ lại . Cho tới 31 tháng 3 một số nước này đã thoát ra biển qua một ran nứt trong một đường thông ở phiá sau đơn vị 2. Vào ngày 2 tháng 4 khi mà rạn nứt được phát hiện, nồng độ iodine-131 trong nước biển gần đường thông này tăng lên gấp 7.5 triệu lần mức giới hạn . Vì vậy, đêm ngày 4 tháng 4, giới chức nhà máy đã phải vội cho đổ ra biển 10,000 tấn nước ít phóng xạ hơn để có đủ chỗ chứa nuớc trong bể xử lý nước thải của lò số 2 . Sự việc này đã làm giới đánh cá phẫn nộ và chính phủ Nam Hàn cũng đã phản đối, nhưng Nhật cho rằng đó là biện pháp khẩn cấp để tránh điều tồi tệ hơn xẩy ra
Chính phủ Nhật hiện đang tiếp xúc với giới chức Nga để xem chiếc tàu tẩy xạ (decontamination) của Nga có khà năng xử lý nước thải tại Fukushima hay không. Con tàu này—mang tên Suzeran (Lily of the Valey) có thể xử lý 35 tấn nước thải phóng xạ mỗi ngày và có khà năng tồn trữ khoảng 800 tấn nước. Điều trớ trêu là vào năm 1990 chính Nhật đã giúp Nga cải biến tàu ngầm “về hưu” của Nga ra thành con tàu tẩy xạ này
clip_image007


Các lò phản ứng số 1 tới số 3 được cho rằng đã bị hư hại ở tâm lò do quá nóng sau khi các hệ thống làm nguội bị tê liệt. Việc ngăn chặn được nước phóng xạ chảy ra biển là một thành công lớn cũa các công nhân nhà máy
Vấn đề nước phóng xạ tại Fukushima thoát ra biển

Nhưng trước mắt còn nhiểu khó khăn

Tuy nhiên giới chức thẩm quyền cảnh báo rằng cuộc “chiến” còn lâu mới chấm dứt.
Ngày 6 tháng 4, phát ngôn viên của Cơ quan An toàn Công nghệ và Hạt nhân cho biết “ khối nước thải hiện đang được cầm giữ có thể rò rĩ ỡ nhiều chỗ khác” và ông cho biết kễ từ khi rạn nứt đươc bít lại,mực nuớc thải trong từng hầm cũa nhà máy turbin đơn vị 2 đã lên cao khoảng 4cm (9.8 inch). Một bồn chứa tạm thời dung tích 15,000 tấn nước dư trù sẽ tới Trung tâm vào tuần lể 11-16 tháng 4 nhưng còn phải nối vào cácmáy bơm và các ống nước mới sử dụng được
Ông Naomi Hirose, giám đốc điều hành Fukushima Daiichi , thừa nhận “ Tình trạng hiện nay của nhà máy cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý về điều này và chúng tôi đang cố gắng hết sức để ngăn chặn phóng xạ lan rông”
Kể từ ngày 11 tháng 3 các công nhân nhà máy đ ã không ngừng tìm cách làm nguội các lò phàn ứng và ngăn chặn phóng xạ lan rộng thêm từ các bể chứa những thỏi nhiên liệu hạt nhân dùng rồi.
Nhưng sau một tháng , chưa thấy có hi vọng chấm dứt được tai họa
Các khó khăn tới nay vẫn “ngoài khả năng dư kiến” của nhà máy vì -- theo ông Michael Friedlander, một chuyên gia kỳ cựu--- thì “ chưa có nhà máy điên hạt nhân nào được dự kiến có khả năng cầm cự việc làm nguội lò phàn ứng trong một tuẩn lễ, chứ đừng nói tới 3 tuẩn lễ”. Một số chuyên gia Nhật nói họ lo ngại các cố gắng của họ có nguy cơ thất bại nếu chính phủ Nhật không kêu gọi sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế
Tăng cường phương tiện giải quyết vụ Fukushima Daiichi

clip_image009



.
Ngày 10 tháng 4, các kỹ sư đã dùng máy bay không người lái để quan sát các lò phãn ứng bị hư hại. Máy bay này là một trực thăng viễn điều khiển trêncó gắn camera để chụp hình các lò phản ứng với hi vọng có thể thấy rõ hơn các căn nhà bị hư hại của các lò só 1,3 và 4 đổng thời cà các hồ chúa các thỏi nhiên liệu dùng rồi ở bên trong.
clip_image011


Máy bay này bay lượn trong 8 phút ởđộ cao khoàng150m (492 feet). Đậy là loại máy bay T-Hawk do công ty Hoa kỳHoneyell chế tạo, nó có thể chuyển ảnh chụp thườg cũg như ảnh chụ hồng ngoại.
Ngoài ra những máy cơ khí nặng viễn điều khiển cũng đã được đem sử dụng để dọn càc đổ vỡ bên ngoài Trung tâm . Những ống dẩn nước mới cũng đang được ráp đặt để hút nước phóng xạ ra khỏi tầng hầm bị ngập c của các nhà chứa turbin ở đẳng sau các đơn vi 1 tới 3.
Dân chúng Nhật biểu tình chống điện hạt nhân
clip_image013




Chiều ngày 10 tháng 4 dưới tàng cây hoa anh đào tại Công viên Shiba Park, (Tokyo) hơn 2,000 người đã biểu tình tuẩn hành kêu gọi Chính phủ đóng cửa các Trung tâm Điện Hạt nhân. Một tuần trước đó,một cuộc biểu tình tượng tự cũng đả xẩy ra dưới bầu trời gíá lạnh với sự tham gia của khoàng 250 người.
Sau một tháng chờ đợi trong sư chán nàn, các viên chức thuộc các thành phố lân cận Trung tâm Fukushima Daiichi đả bày tỏ sự thất vọng và tức giận vào ngày 6 tháng 4 tại trụ sở trung ương của công ty Tokyo Electric Power và đỏi hỏi phải được biết khi nào cuộc khủng hoảng đang vây hãm các cộng đồng của họ sẽ chấm dứt. Họ yêu cầu tình trạng của cơ sở hat nhân này phải được sớm giải quyết vì nếu không “ các nông dân chúng tôi sẽ chết đói”
Sau vụ Fukushima, cả thế giới cũng đang lo ngại về hiễm họa hạt nhân

Ngay sau sự cố Fukushima, tất cả các nước hiện khai thác điện hạt nhân đã có phản ứng nhanh chóng, thông báo sẽ tiến hành tăng cường kiểm tra, rà soát lại các biện pháp bảo đảm an toàn, sẵn sàng đóng cửa những cơ sở không đáp ứng tiêu chuẩn, hoặc đã cũ. Nhiều quốc gia chuẩn bị phát triển điện hạt nhân tuyên bố đình chỉ, xem xét lại các dự án trong lĩnh vực này

Nhiều nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp... đã ra lệnh phải kiểm soát chặt chẽ và củng cố tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với mọi rủi ro tai nạn. Các nước như Vénézuéla, Thụy Sĩ, Israel đang do dự hay cho hoãn lại các dự án. Trung Quốc cũng ngưng cấp giấy phép làm những nhà máy điện hạt nhân mới. Cộng đồng Âu Châu (có143 lò rải rác trên 14 nước) đang muốn thống nhất các tiêu chuẩn an toàn và sẽ quyết tâm đóng cửa những nhà máy thiếu an toàn
Những đoàn thể chống điên hạt nhân đang lên tiếng dữ dội, đặc biệt ở Đức  Vào ngày 26/03/2011, tại nhiều thành phố lớn của Đức như Berlin, Munich, Cologne, tổng cộng có hơn 200 ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi chính phủ phải nhanh chóng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
clip_image015
Sự cố Fukushima với tương lai điện hạt nhân

Vậy thì giữa rủi ro và lơi ích của điện hạt nhân nên chọn lựa ra sao?

Bạn nghĩ sao vể vấn đề này? Đài truyền thông CNN sẽ tổ chức một cuộc tranh luận vể tương lai của năng lương hat nhân vào cuối tháng 4 này. Họ đưa ra dưới đây ý kiến của ông Malcolm Grimston thuộc Chatham House và ông Kumi Naidoo thuộc Greenpace để các bạn tham khảo và góp ý kiến nhắm giúp cho cuộc tranh luận thêm phầh phong phú
Ý kiến ủng hộ của ông Malcolm Grimston

Các vụ nổ tại Trung tâm Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi, các vụ rò rỉ chất phóng xạ vào trong đất và ra biển, các vụ hi sinh cao cả của những công nhân anh hùng của nhà máy, các vụ nhiểm xạ bên ngoài nước Nhật –tuy không cùng mức độ với Chernobyl (***) nhưng chắc chắn chứng tỏ đây là một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng
Ảnh hưởng toàn cầu của các tai nạn hạt nhân trọng đại gẩn đây nhất –Three Mile Island vào năm 1979 và Chernobyl vào năm 1986---rất to lớn Nhiều quốc gia đã hủy bỏ việc xây cất các nhà máy hạt nhân hoặc đã quyết đinh cho ngưng dần hoạt động của các lò phàn ứng đang có. Các đòi hỏi mới về an toàn hết sức tốn kém---phí tổn gia tăng, các chượng trình xây cất kéo dài , và tại Shoreham (New York) chính quyền đã từ chối cấp giấy phép hoạt động cho một nhà máy đã hoàn tất chỉ vì không thể hoạch định đuợc một kế hoạch sơ tán. Nhưng Fukushima không có làm thay đổi các tranh cãi cơ bản vể năng lượng hạt nhân
Trong số 13 lò phản ứng --chịu sự tấn công c ủa động đất cường độ 9 Richter và sóng thần cao 14 mét – chỉ có 4 lò cũ nhất (tất cả đều xây cất vào năm 1970 với kỷ thuật của những năm 1960) là bị hư hại đáng kể
Sự cố này chứng tỏ tính cách tối ưu của các tiêu chuẩn an toàn và sự vững mạnh của các cơ sở điện hạt nhân hiện đại . Tương phản với một thảm kịch ngoài sức tưởng tượng cho tới nay đã cướp đi hơn 12,000 mạng sống, điều chắc chắn là các phóng xạ thoát ra từ các lò phản ứng Daiichi sô 1 tới số 4 sẽ không có thể mang tới thêm một tại họa về lâu dài, mà nếu có thì có lẽ chỉ là cho một số công nhân trong toán cấp cứu
Và câu hỏi cơ bản còn lại là, nếu không có điện hạt nhân, thì sẽ ra sao?
Tại Nhật tượng lai đã đến sớm. Nước Nhật nhập cảng 84% nhu cầu về năng lượng. Họ không có dầu hỏa, khí đốt. Than đá dự trữ còn rất ít và các ngưồn năng lượng tái tạo thỉ giới hạn. Sự lệ thuộc quá năng nề vào nhập cảng từ các nước thuộc Liên bang Sô viết cũ và từ Trung Đông không hấp dẩn chút nào vì liên quan mật thiết với chính trị.
Vả lại năm 2011 không phải là năm 1986. Vào năm 1986, dầu có giá thấp- ngày nay nó đã tăng lên tới hơn $100 một thùng, kéo theo giá than đá và khí đốt.
Thay đổi khí hậu vào năm 1986 chỉ là một đề tài khoa học thỏa mãn óc tò mò, nhưng nay trở thành một vấn để môi trường trọng yếu. Three Mile Island và Chernobyl cả hai đều có những lò nguyên tử mới và tại nạn hạt nhân có liên quan nhiều tới lò mới xây—còn Fukushima có liên hệ tới kỹ thuật của những năm 1860 và phải đương đầu với những thử thách thiên nhiên chưa từng thấy.
Các lò hạt nhân thuộc thế hệ mới được thiết kế để không cần tới điện cho các máy bơm nước làm nguội lò mà vẩn an toàn
Dĩ nhiên chúng ta cần phải kiểm soát lại các tiêu chuẩn cho các lò phản ứng cũ và kiểm tra xem các nhiên liệu dùng rổi được quản lý ra sao.
Nhưng đối với năng lượng hạt nhân, vấn để không phài ở chỗ là nó phải hoàn toàn an toàn. Vấn đề nằm ở chỗ là một số thách thức gây ra bởi sự gia tăng nhu cầu năng lượng , sự cạn kiệt các dự trữ hidrocarbon và sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ không có thể được giải quyết dể dàng nếu không có năng lượng hạt nhân. Không có gỉ xẩy ra trong tháng vừa qua làm thay đổi điều này.
Ý kiến chống đối của ông Kumi Naidoo
Điện hạt nhân –kéo theo tất cả các hiểm họa của sự khai thác lan rộng năng lượng hạt nhân, các tai nạn gây tai họa lớn lao và các cặn bã phóng xạ chết người tổn tại lâu dài -- khá lắm chỉ có thể có ảnh hưởng không đáng kể đối với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu . Nó được sử dụng duy nhất để sản xuất điện năng, nhưng không thể dùng để cho chạy xe hơi, máy bay, xe tải và tàu thuyền chở hàng.
Theo Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thì ngay cả khi một lò phản ứng mới được cho chạy xen kẽ mổi lẩn 10 ngày từ đây cho tới năm 2050 thì lượng khí thải carbon chỉ giảm được chưa tới 4 phần trăm
Có một cách an toàn hơn, bảo đảm hơn và hợp lý hơn để cung cấp nhiên liệu cho xã hội chúng ta. Tổ chức Greenpeace cùng với Uy hội European Renewable Energy Council đã triển khai một mô hình theo đó 95% nhu cẩu năng lượng của thế giới có thể được thỏa mãn bởi những nguổn năng lượng tái tạo vào năm 2050 .Những lợi điểm là: năng lượng đáng tin cây, tạo thêm nhiểu công ăn việc làm, bảo đảm một sự phân phối hợp lý vể năng lượng và giá cả không thay đổi theo “cao điểm mặt trời” (peak solar) hay “cao điểm gió” (peak wind). Theo dư án này sẽ không có xây dưng thêm lò phản ứng hạt nhân mới.
Đây không phải chỉ là lý thuyết. Hiện nay tại Spain 35% hỗn hợp năng lượng là năng lượng tái tạo, trong đó 16% lấy từ gió. Xứ Portugal đã chuyển mạng lưới điện của họ từ 15% sang 45% năng lượng tái tạo chỉ trong vòng 5 năm. Và tại Đức công suất do năng lượng mặt trời cao hơn công suất của tất cả sáu lò phản ứng Fukushima hợp lại.
Sắp sửa tới ngày kỷ niệm một năm cho tai họa chảy dẩu Deep Horizon và trong khi cơn ác mộng đang xảy ra tại Nhật, tại sao chúng ta không tổ chức một cuộc đối thoại với những ai đang ủng hộ việc lựa chọn những nguổn năng lượng nguy hiểm như nhiên liệu khoáng thạch và năng lượng hạt nhân.
Các nguy hiểm liên hệ quá lớn không thể bỏ qua được và mạo hiểm rủi ro thì lại không cần thiết. Mẹ Thiên nhiên đã trao cho chúng ta một giải pháp khả thi: một cuộc các mạng vể năng lượng chỉ dựa thuẩn túy vào các nguồn năng lượng tái tạo sạch, an toàn và bảo đảm
GHI CHÚ
( *) Chính phủ Nhật đã ra quyết định nới rộng vùng sơ tán ở quanh Fukushima Daiichi. Sự phân tán phóng xạ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và địa hình nên không đổng đều chẳng cứ gì ở gẩn hay xa Trung t âm Hạt nhân. Vì vậy kỳ này lệnh sơ tán sẽ được ban bố cho từng cộng đồng riêng rẽ chứ không còn tính theo bán kính chu vi ( mile) quanh Fukushima Daiichi nữa. Đợt sơ tán đầu là Iitate (tuy ở xa nhưng có độ nhiễm xạ cao) và Katsurao, Namie, một phần Minamisoma và Kawamata. .Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn thì sẽ tới lượt Hirono, Naraha, Kawauchi, Tamura và phần còn lại của Minamisoma.
clip_image017


Ngoài ra phụ nữ mang thai, trẻ em và các bệnh nhân nằmnhà thượng phài ỡ cách xa các lò phản ứng 19 mile. Các trường học ỡ trong vùng cấm sẽ tiếp tục đóng cửa
(**) Ngày 11 tháng 4 một trận hậu chấn khác cường độ 7.1 đã xẩy ra ỡ cách Fukushima Daiìchi 56 mile (88 kim)vể phá đông.
http://www.cnn.com/video/#/video/world/2011/04/11/lah.japan.aftershock.cnn
(***)Chính phủ Nhật vừa quyết định nâng cấp tai nạn hạt nhân tại Trung tâm Điện hạt nhân Fukushima Daiichi lên ngang bẳng tai nạn đã xẩy ra tại Chernobyl (Ukraine) vào n ăm 1986. Quyết định nâng cấp nguy hiểm từ 5 lên 7 ( cấp 7 là cấp nguy hiểm cao nhất) ngụ ý thừa nhận tại nạn hạt nhân gây ra bởi động đất và sóng thẩn ngảy 11 tháng 3 tại Fukushima Daiichi chắc chắn sẽ để lại những hậu quả to lớn và lâu dài lên sức khoẻ và môi trưởng.
Fukushima Daiichi, một Chernobyl Á châu


Nhưng các số đo được Bộ Khoa học Nhật bản công bố ngày 7 tháng 4 cho các khu vực ở ngoài vùng nói trên cho thấy rẳng liều lượng phơi xa dài hạn (long-term exposure) trong vòng vài tháng tới có thể sẽ vượt quá các tiêu chuẩn ấn định cho việc sơ tán (evacuation). Một số các khu vực này nẳm trong các thành phố ở phiá tây bắc và nhận nhiều bụi phóng xạ bay theo chiều gíó từ Trung tâm Fukushima Daiichi tới. Ông Edano nói “ Chúng tôi đã chỉ định một toán chuyên viên để qui định vòng đai di tản do nguy hiểm phơi xạ tích lũy” (*)