Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

TINTỨC CAONIÊN ĐẶCBIỆT

Thứ ba 5 tháng 4 năm 2011
Sự cố Fukushima với tương lai điện hạt nhân
1- Giới thiệu Trung tâm Điện Hạt nhân Fukushima Dai-ichi

Trung tâm Điện Hạt nhân Fukushima Dai-ichi chiếm một khoảng đất diện tích 3,500,000 mét vuông (860 acre ) thuộc quận Futaba, tỉnh Fukushima,Nhật. Nhà máy này bắt đẩu hoạt động vào năm 1971, có sáu lò phản ứng hạt nhân loại BWR (boiling water reactor) . Các lò phàn ứng này làm chuyền vận những máy phát điện với công suát tổng cộng lá 4.7 GWe, nên Trung tâm Fukushima I được sắp hạng thứ 15 trong số các nhà máy phát điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Ngày 11 tháng 3, 2011 một trận đông đất 9.0 kèm theo một đợt sóng thẩn đã làm tê liệt hệ thống làm nguội các lò phản ứng gây nên một tại nạn hạt nhân không kém gì tai nạn đã xẩy ra tại Chernobyl (Ukraine )vào năm 1986.
Overview of the Power Plant
clip_image002


2- Hiện tình các lò phản ứng hạt nhân

Sau hơn ba tuần nỗ lực không ngừng của các các nhân viên nhà máy , ngưởi ta đã có hy vong tránh được sự nóng chảy hoàn toàn (meltdown) các lò phản ứng, nhưng khó khăn vẫn còn nhiểu trước mắt nhất là vụ rò rỉ phóng xạ ra ngoài môi trưởng chung quanh
Dưới đây là sơ lược hiện tình của sáu lò phản ứng
clip_image003LÒ SỐ 1  Ngày 1 tháng 4 nhiệt độ tại đẩu vòi xịt nước vào lò chỉ còn 491 độ F, tức là thấp hơn
nhiệt độ khi lò hoạt động nhưng vẫn còn cao so với nhiệt độ khi lò ngưng hoạt
động
clip_image004LÒ SỐ 2
Ngày 2tháng 4 một đường nứt đả được phát hiện tại hố ngăn
cách lỏ với biễn. Nước phóng xạ đã theo đưởng nứt này
chảy ra biển, làm mức độ phóng xạ cũa nước biển lên tới trên dưới 1,000 mSv/giờ
Người ta đã thử bịt đưởng nứt bẳng bê-tông và nhưa olymer nhưng không  thành công.
clip_image005LÒ SỔ 3
Ngày 31 tháng 3, đã dủng xe bơm nước để xịt nước trong 3 tiếng vào bổn chứa các thỏi nhiên liệu dủng rồi
Ngày 2 tháng 4 lại xịt thêm nước từ 9.53 sáng tới 12:5 chiều
clip_image006LÒ SỐ 4
Ngày 30 tháng 3 bắt đẩu xịt nước vào bể chứa các thỏi nhiên liệu dùng rối.
Ngày 1 tháng 4 lại xịt thêm nước tử 8:28 sáng tời 2:14 chiều
clip_image007LÒ SỐ 5
Ngày 24 tháng 3máy bơm của hệ thống làm nguội lò phản
ứng đả được thay thể và bắt đẩu hoat động
clip_image008LÒ SỐ 6
Ngày 25 tháng 3, hệ thống làm nguội lò phản ứng đả qua
giai đoan chạy thử và nay hoạt động bỉnh thưởng


3- Đánh giá nguy hiểm phóng xạ (tài liêu của Cơ quan Nguyên tử Quốc tế, giới chức thẩm quyển Nhậf bản và nhiểu cơ quan khác)
(*) Có hai sau một thời gian ngắn
(**) Có thể có hại sau một thời gian dài hơn
Không dấu * Hiện tại không có gì đáng lo ngại
Tại Trung Tâm Fukushima I
Gần Trung Tâm Fukushima I
Không khí(*)Trong nhiều ngày mức phóng xạ, ở ¼ mile cách các lò phản ứng bị hư hại nhiểu nhất, đã ổn định. Với số đo gần 1mSv/giờ rủi ro bị ung thư sẽ tăng cao đôi chút sau bốn ngày (**) Vào ngày 31/3 liểu lượng chiếu xa cách nhà máy 10 mile là 0.6 mSv/ngày. Theo hướng dẫn của Cơ Quan Nguyên tửQuốc tế thì phải di tàn tạm thởi nếu liều lượng chiếu xạ lên tới 30mSv/tháng
Đất(**)Vào những ngày 21/3 và/ 22/3 có thấy dấu vết plutonium trong đất. Mức phóng xạ không nguy hiểm, nhưng chứng tỏ là có thể sự nóng chảy một phần ( partial meltdown) đả xẩy ra trong ít nhất một lò phản ứng(**)Nổng độ rất cao cùa cesium-137 phóng xạ đã được đo thấy tại một làng ở cách nhà máy 25 mile vể phía đông bắc.Mức phóng xạ này cao gấp đôi mức giới hạn trên đó vủng đất nhiễm xa quanh nhà máy Chernobyl (Ukraine) bị cấm ở sau tai họa hạt nhân
Nước(*)Nước có độ nhiễm xạ rất cao tử một hố bảo trì thoát ra biển theo kẽ nứt [ dủng bê tông và nhựa polymer cho tới nay vẫn chưa bítđược kẽ nứt](**) Số đo phóng xạ ,đọc được tại những trạm đặt ngoài khơi cách bờ 9 mile, cao nhất vào ngày 23/3 .Các chất gây nhiễm xạ được cho là phân tán nhanh. Tại vài nơi ở Fukushima, nước máy không được cho trẻ nhỏ uống
Thục phẩm( )Trong vủng di tản, đánh cá bịcấm(**) Tại Fukushima, chất phóng xạ cesium-137 đươc tỉm thấy trong broccoli ở trên mức giới hạn Rủi ro bị ung thư khi ăn 2pound broccoli không rửa sạch có nguy cơ tăng với tỉ lệ 2 trên 1 tỉ


Tại NhậtTrên thế giới
Không khí( )Ngoai trừ tại Fukushima và Ibaraki còn thì mức phóng xạ ở các nơi khác không có xa mức bình thưởng. Tại Tokyo mức phóng xạ cao hơn mức bình thưởng 25 phần trăm vào ngày 1/4 ,nhưng thấp hơn mức bức xạ nền (thiên nhiên) tại một số vùng tại Hoa kỳ( )Một lượng hết sức nhò bức xạ từ Nhật đã được dỏ thấy tại Hoa kỳ và Âu châu .Mức phòng xạ cao nhất đo được thấp hơn khoảng 100,000 lần so với mức bức xạ nền (thiên nhiên)
Đất( ) Vào ngày 31/3 chất phóng xạ Cesium-137 đã được dò thấy tại 10 quận nhưng số đo mức phóng xạ cao nhất tại Utsunomyia thấp hơn 4,000 lần so với tại Iitate
Nước( ) Trong nước máy tại Tokyo ngưởi ta đã phát hiện ra lượng iodine I-131 ở mức cao hơn bình thường vào các ngày 22/3 và 23/3.Nhưnng từ đầu tuẩn lễ 28/3- 2/4 không còn thấy I-131 trong nuớc máy( ) Tại British Columbia trong nước mưa có một lượng bức xạ nhỏ hơn 1 phẩn triệu lượng cẩn thiét để gây ung thư. Một ngưởi phải uống trong một lần ba triệu ly nước nhiễm xạ này mới đủ liều lượng để tuyến giáp có vấn đề
Thực phẩm(**) Chất phóng xạ Cs-137 được thấy có trong thịt bò sản xuất tại Tenai ở mức hơi cao hơn mức giới hạn . Rủi ro bị ung thư sau khi ăn 2 pound thịt bò nhiễm xạ tăng theo tỉ lệ 1 trên 10 triệu( ) Mức phóng xạ đo được trong sữa tại Tiểu bang Washington cao gấp 5,000 lần mức giới hạn được ấn định bởi Cơ quan FDA Hoa kỷ. Một người phài uống 1,582 gallon sữa nhiễm xạ mới đạt tới mức giới hạn nói trên

New York Times\


4- Thế giới theo dõi tình hình Trung tâm Hat nhân Fukushima ra sao?

Nhờ vào những phượng tiện tân kỳ và phức tạp, các chuyên gia trên khắp thế giới đã có thể theo dõi tỉnh hình tại Trung tâm Fukushima một cách sinh động. Thật vậy từ nhiều thập niên họ đã có thể theo dõi từ xa các hoạt động che dấu bên trong các cơ sở hat nhân bẳng cách biến những thông tin rời rạc thành những bản phân tích chi tiết/
Chẳng hạn như một công ty năng lượng Pháp đã phát giác ra nhiểu điều về tình trạng các lò phản ứng của Trung tâm hạt nhân Fukushima mà Nhật không tiết lộ: mực nước trong tâm các lò phản ứng giảm xuống tới ba phẩn tư, và nhiệt độ trong các tâm lò này lên tới gần 5.000 dộ F, đủ nóng để làm cháy và chảy lớp vỏ zirconium bao quanh các thỏi nhiên liệu hạt nhân.
Qua việc quan sát các vụ nồ khí hydrogen tại Fukushima các nhà khoa học Châu Âu và Hoa kỳ cũng đã biết được là nhiệt độ các thỏi nhiên liệu hat nhân đã lên tới mức hết sức nguy hiểm và qua việc quan trắc các đám mây phóng xạ (radioactive plumes) họ cũng biết được là các thỏi nhiên liệu đã tan rã bao nhiêu.
Đổng thời, các ước lượng cũng cho thấy là các lò phản ứng tại Fukushima I đã thoát khỏi tai họa đáng sợ nhất --một sự nóng chảy hoàn toàn (complete meldown)
Đa số các hệ thống phân tích dưa vào máy điện toán đã được triển khai sau vụ tai nạn hạt nhân Three Mile Island vào năm 1979 khi mà các giới thẩm quyền nhận thấy là họ đã “mù tịt” chẳng biết gì vể các điều xẩy ra trong lò phân hạch. Từ đó đến nay, các công ty điểu hành các cơ sở hat nhân đã sử dụng những thông tin vụn vặt lấy từ nhà máy để triển khai những mô hình giả tạo các điểu xẩy ra bên trong lò và tiến hành một loạt các công cuộc đánh giá rủi ro khác nhau Chính nhờ vậy,mà ngày 1 tháng tư, Tổng trưởng Năng lượng Hoa kỳ Steven Chu mới có thể đưa ra những đánh giá chi tiết vế các lò phàn ứng tại Nhật–70% tâm của một lò đã bị hư hại và môt lò khác đã nóng chảy tới 33 phẩn trăm
Các mẩu thông tin dùng cho các công cuộc phân tích có từ đơn giản tới phức tạp. Chúng bao gồm tất cả mọi thứ từ thời gian tâm lò bị thiếu nuớc làm nguội tới chi tiết các khí và hạt phóng xã thoát ra từ nhà máy. Các kỹ sư đưa các dự liệu vào các mô hình giả tạo tình huống (simulations) . Hệ thống máy điện toán sẽ phân tích và đưa ra những con số chi tiết về những điều “không nhận thấy”, kể cả các đặc trưng về sự chảy của các tâm lò quá nóng
Các chính phủ và công ty hiện nay có nhiểu những chương trình điện tóan dưa vào mô hình nói trên –mà trong công nghệ được gọi dưới biệt ngữ “safety codes”-- để phân tích thãm họa Fukushima I và lên kế hoạch cho một số hoạt động , từ di tản dân chúng tới tiên liệu các hậu quả có thể xẩy ra.

From Afar, a Vivid Picture of Japan Crisis- W.J.Broad- April2,2011

5. Viển ảnh cải thiện tình hình tại Fukushima

Ngày 3 tháng 4, chính phủ Nhật cho biết việc rò rỉ phóng xạ có thể cần cả nhiều tháng mới chặn đứng dược. Phụ tá Thủ tướng Nhật nói ưu tiên hàng đấu của Chính phủ là ngăn chặn vụ rò rỉ phóng xạ để giải tỏa mối lo âu của toàn dân và tránh trở ngại cho cố gắng làm nguội các thỏi nhiên liệu quá nóng. Ông nói “ Tình trạng khẩn trương chưa chấm dứt, nhưng đã có phần ổn định”
Ông Yukiya Amano giám đốc Cơ quan Nguyên tử Quốc tế IAEA cho hay tình hình tại Fukushima Daiichi vẫn nghiêm trọng.Tuy nhiên ông tin rằng "Nhật có đủ năng lực để vượt qua cuộc khủng hoảng này" Trong hơn một tuần qua, công nhân của nhà máy Fukushima Daiichi đã tìm mọi cách làm nguội lò phản ứng, và tiếp nước cho hồ chứa thanh nhiên liệu đã dùng để ngăn chặn khí phóng xạ thoát ra ngoài..Nguồn điện nay đã được khôi phục tại ba trong sáu lò phản ứng và hệ thống làm nguội tại lò phản ứng số 5 và 6 đã được hồi phục và hai lò này, theo người đứng đầu IAEA, "không còn là mối lo trước mắt nữa".
clip_image009
.
Mặt kh ác Cơ quan An toàn Hạt nhân Hoa Kỳ (USNRC) cho hay khủng hoảng hạt nhân tại Nhật đang theo chiều hướng ổn định từ từ. USNRC cử sang Nhật 11 chuyên gia để cùng làm việc với quan chức chính phủ và giới chức ngành về cách đối ứng với cuộc khủng hoảng hạt nhân. Theo NRC thì các lò phản ứng số 1, 2 và 3 chịu một số hư hại đáng kể, tuy nhiên buồng kim loại ngăn hơi phóng xạ thoát ra ngoài không bị hư hại.

6- Ảnh hường của sư cố Fukushima lên chương trỉnh điện hạch nhân

Ngay sau sự cố Fukushima, tất cả các nước hiện khai thác điện hạt nhân đã có phản ứng nhanh chóng, thông báo sẽ tiến hành tăng cường kiểm tra, rà soát lại các biện pháp bảo đảm an toàn, sẵn sàng đóng cửa những cơ sở không đáp ứng tiêu chuẩn, hoặc đã cũ. Nhiều quốc gia chuẩn bị phát triển điện hạt nhân tuyên bố đình chỉ, xem xét lại các dự án trong lĩnh vực này

Nhiều nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp... đã ra lệnh phải kiểm soát chặt chẽ và củng cố tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với mọi rủi ro tai nạn. Các nước như Vénézuéla, Thụy Sĩ, Israel đang do dự hay cho hoãn lại các dự án. Trung Quốc cũng ngưng cấp giấy phép làm những nhà máy điện hạt nhân mới. Cộng đồng Âu Châu (có143 lò rải rác trên 14 nước) đang muốn thống nhất các tiêu chuẩn an toàn và sẽ quyết tâm đóng cửa những nhà máy thiếu an toàn
Những đoàn thể chống điên hạt nhân đang lên tiếng dữ dội, đặc biệt ở Đức Vào ngày 26/03/2011, tại nhiều thành phố lớn của Đức như Berlin, Munich, Cologne, tổng cộng có hơn 200 ngàn người đã xuống đường biểu tình đòi chính phủ phải nhanh chóng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
clip_image011
Thảm họa Fukushima đã khiến nhiều nước lo ngại về nguy cơ thật sự của ngành hạt nhân. nên tuẩn báo Courrier International đã cho tìm hiểu về tình hình hạt nhân ở các nước châu Á và trong bản tổng kết đặc biệt họ đã đưa ra nhận định đáng quan ngại sau đây “Phát triển lan tràn, nói dối và mù quáng”

Đến với Nhật Bản, nơi phát nguồn nỗi sợ hạt nhân, Courrier International dẫn lại bài của nhật báo Tokyo Shimbun, ghi nhận ý kiến của chuyên gia Nhật Takashi Hirose qua bài viết “Phía sau cây Fukushima Daiichi còn cả một khu rừng”.
Theo ông, thảm họa Fukushima là bằng chứng cho thấy các nhà máy hạt nhân khác ở Nhật đều có nguy cơ lâm nguy như Fukushima. Ông khẳng định, sự trượt của mảng nền Thái Bình Dương ngày càng mạnh, vì thế ở những vùng quanh đảo quốc này sẽ ngày càng có nhiều trận động đất cường độ cao.
Chuyên gia này cho rằng Nhật Bản đã thật sự đi vào thời kỳ có nhiều vụ động đất kể từ trận động đất Kobe năm 1995. Ông dẫn ra một loạt vụ động đất xảy ra liên tục từ năm 1997 đến năm 2009 với nhiều vụ làm hư hại các nhà máy hạt nhân. May thay, không có sự cố nào đến nổi như Fukushima. Nhưng Nhật Bản đã không biết rút ra bài học kinh nghiệm từ các vụ trên, để đến nổi không kịp phản ứng trong thảm họa hiện tại ở Fukushima.
Ông Hirose thắc mắc: Đâu là chính sách hạt nhân cho tương lai trong khi chính phủ và các tập đoàn điện lực không ngừng mở rộng qui mô các khu hạt nhân?
Theo ông, người Nhật cần có thời gian dừng lại để xem xét cho thấu đáo vấn đề, cần phải cho tạm ngưng hoạt động 54 lò hạt nhân ở Nhật.
Ấn Độ: Nhà nước bưng bít thông tin hạt nhân, người dân hoang mang lo sợ
Courrier International dẫn lại bài của tuần san tiếng Anh Outlook của Ấn Độ với dòng tựa « Sự ngờ vực trong dân chúng ngày càng lớn». Bài viết cho biết, từ năm 1987, thường xuyên có trục trặc ở các nhà máy hạt nhân của nước này, thế nhưng chính phủ lại khăng khăng tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân mới.
Gần đây, chính phủ Ấn Độ ký kết với Pháp, Nga, Mỹ về việc xây dựng các nhà máy hạt nhân với hy vọng trong vòng 20 năm sẽ tăng công suất điện từ 4780 MW lên đến 63 000 MW. Nhưng nguy hiểm thay, các khu xây dựng thường tọa lạc ở những vùng chính thức được xếp vào vùng có nhiều nguy cơ động đất và sóng thần.
Theo dự án, một nhà máy hạt nhân sẽ được xây dựng ở Jaitapur nằm trên bờ biển phía tây Ấn Độ, với công suất lên đến 10 000 MW. Từ năm 1985 đến 2005, trong vùng đã xảy ra khoảng 92 vụ động đất. Nơi đây đã được xếp là vùng có nguy cơ động đất cấp độ 3/5. Một nhà máy khác cũng dự định được xây dựng ở Mithi Virdi với công suất 8000 KW. Vùng này cũng nằm ở cấp độ 3/5 về nguy cơ động đất.
Thực tế thì ở Ấn Độ, các nhà máy hạt nhân thuộc quy định bí mật quốc gia. Chính vì sự thiếu minh bạch trong các dự án hạt nhân mà sự nghi ngờ của người dân ngày càng lớn.
Trung Quốc: Theo đuổi hạt nhân bất chấp hậu quả
Với hàng tựa “Một chính sách không chắc chắn”, Courrier International trích lại bài của tuần san Tân Thế Kỷ của Trung Quốc cho biết, theo báo giới nước này, các nhà máy hạt nhân ở Trung Quốc thiếu an toàn. 13 nhà máy hạt nhân đang hoạt động đều nằm ở vùng duyên hải. Các nhà máy nằm trong dự án phát triển cũng có địa điểm tương tự. Thế nhưng, nên nhớ rằng Trung Quốc được xếp vào những nước có nhiều nguy cơ động đất nhất hành tinh.
Hiện tại, có rất nhiều chương trình xây dựng được đề ra ở Trung Quốc và dự kiến sẽ hoàn thành trong 10 năm nữa.
Một quan chức Trung Quốc cho biết, trong các nhà máy hạt nhân đang xây dựng hay còn trong dự án, có cả các tập đoàn Trung Quốc và nước ngoài cùng tham gia, tức có sự hỗn tạp trong kinh nghiệm, trong khả năng sản xuất và trong điều hành. Hơn nữa, đôi khi các nhà máy chạy quá công suất, đó cũng là một nguy cơ tiềm ẩn.
Việc tiến hành quá nhiều dự án như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ giám sát tương ứng. Ở Mỹ, hiện tại có đến 3 981 chuyên viên an toàn hạt nhân chịu trách nhiệm giám sát ở 104 lò phản ứng, tức có đến 40 chuyên viên/lò phản ứng. Trong khi đó, Trung Quốc thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia đủ năng lực trong lĩnh vực giám sát an toàn hạt nhân, với mức chỉ có một chuyên viên giám sát trên một khu rộng lớn với máy móc thường cũ kĩ.
Thêm vào đó là luật quốc gia về năng lượng hạt nhân, dù có từ 20 năm nay, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, cần phải hoàn chỉnh và cập nhật thêm.
Philippines: Thất bại trong chính sách phát triển hạt nhân
Courrier International dẫn lại bài của tờ Philippine Daily Inquirer với tựa đề “Nhà máy Bataan : Nguyên tử và hối lộ”.
Bataan là một dự án tiêu biểu của chính sách phát triển hạt nhân được tiến hành suốt nhiều năm, bất chấp các tiêu chuẩn an toàn. Việc xây dựng nhà máy duy nhất này của Philippines bắt đầu vào năm 1976 khi ông Ferdinand Marcos đang nắm quyền điều hành đất nước. Nhà máy nằmc cách thủ đô Manila khoảng 100 km, trong vùng duyên hải, cao hơn 18m so với mực nước biển, ở dưới chân núi Natib, một ngọn núi lửa đang ngủ yên, không xa núi lửa Pinatubo, cũng đang ngủ yên vào thời ấy, và đã bừng tỉnh dậy. Trên tổng thể, đó là một vùng có nguy cơ động đất.
Thế mà, các chuyên gia hạt nhân trong nước cũng như của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế lại khẳng định là nhà máy đủ tiêu chuẩn qui định. Nhà máy được hoàn thành vào năm 1985 với tổng chi phí lên đến 2,3 tỷ đô la. Đối tác xây dựng là tập đoàn Westinghouse của Mỹ. Công nghệ của nhà máy này giống với nhà máy Fukushima.
Cuộc cách mạng năm 1986 đã làm cho dự án dừng lại. Chính phủ mới cho nhà máy hoạt động và yêu cầu kiểm soát các điều kiện an toàn, đồng thời cho điều tra tập đoàn Westinghouse về nghi ngờ lót tiền cho ông Marcos để ký được hợp đồng xây dựng nhà máy.
Năm 1992, Manila và Westinghouse ký kết thỏa thuận theo đó tập đoàn này đảm nhận việc chuẩn hóa nhà máy và đưa vào sản xuất điện, bù lại tập đoàn sẽ được khai thác nhà máy trong thời gian 30 năm. Thế nhưng, cuối cùng, việc đã không thành, năm 1997, nhiên liệu hạt nhân đã được gửi trả về phía Mỹ. Sau đó, những dự án chuyển đổi công năng cũng chỉ là bề mặt, như dùng nhà máy làm cơ sở sản xuất Biogas hay nhà máy nhiệt điện.
Pakistan: Nhà máy hạt nhân công suất thấp, nguy cơ tiềm ẩn cao
Tạp chí Courrier International đăng lại bài của tờ The Express Tribune Pakistan, ghi nhận ý kiến của một kỹ sư hạt nhân Pakistan trong bài viết “Nhà máy Karachi đầy rẫy rủi ro”.
Nhà máy hạt nhân ở Karachi, thành phố lớn nhất nước với 13 triệu dân, sản xuất ít điện. Nhà máy này bắt đầu vận hành từ năm 1972. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nhà máy chỉ hoạt động có 29,6% thời gian, và chỉ cung cấp được 7% nhu cầu điện của vùng Karachi.
Lợi ích thì nhỏ, nhưng nguy lại rất lớn. Nếu nhà máy Karachi bị khủng bố tấn công, bị hư hỏng thiết bị, bị động đất hay sóng thần, thì một lượng phóng xạ khổng lồ sẽ thoát ra ngoài môi trường. Khi ấy hậu quả sẽ khôn lường.
Thêm vào đó, là việc thông tin về nhà máy hạt nhân luôn bị bưng bít do lĩnh vực hạt nhân được xếp vào mục an ninh quốc gia. Bởi thế, các đơn vị khai thác nhà máy dễ vi phạm nguyên tắc an toàn cần thiết.
Indonesia : theo đuổi hạt nhân bất chấp nguy cơ động đất và sóng thần
Đây là bài của nhật báo Kompas nói về chính sách hạt nhân của Indonesia. Bài được trích dịch trên Courrier International.
Tờ báo cho biết, chính phủ nước này vẫn kiên trì tiếp tục khai thác năng lượng nguyên tử. Trong chương trình phát triển năng lượng sạch trong giai đoạn 2015-2019, vẫn có mặt năng lượng hạt nhân.
Theo báo Kompas, Indonesia là nước có nhiều núi lửa hoạt động, có nguy cơ động đất và sóng thần cao.
Hàn Quốc: lò cũ chưa đảm bảo an toàn đã lo xây lò mới
Phân tích tình hình phát triển hạt nhân tại Hàn Quốc, Courrier International cho biết, theo tuần san Sisa In Hàn Quốc, nước này hiện có 20 lò phản ứng trong đó có vài lò đã quá cũ. Sisa In cũng cảnh báo chính phủ Hàn Quốc về dự án xây dựng các nhà máy hạt nhân mới. Tuần san này nhận định, những ảo tưởng của thế giới về sự an toàn trong khai thác điện hạt nhân đã sụp đổ.
Việt-Nam hiện chưa có lò phản ứng nhưng đã lên kế hoạch xây dựng 8 lò hạt nh ân trong những năm tới. Trước sự cố Fukushima giới hữu trách trấn an công luận một cách ngắn gọn : sẽ ưu tiên chú trọng đến vấn đề an toàn hạt nhân. Điều này có nghĩa là không có gì thay đổi trong kế hoạch trên đây.
Để kết luận chúng tôi xin nêu lời nhận định của giáo Sư Arnold Gundersen --một chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ “hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới, cần phải đợi cho đến lúc các chính phủ lượng định lại mức độ nguy hiểm tối đa như thế nào.”
(theo Lê Phước) 

7. Làm sao có đủ năng lượng nếu ngưng khai thác điện hạt nhân
Thảm họa Fukushima đã khiến các cường quốc hạt nhân bi rung động. Dẫu biết nguy hiểm, nhưng nhiều nước buộc phải tiếp tục khai thác hạt nhân để đảm bảo nhu cầu năng lượng trong nước. Tuần san Le Monde giới thiệu bài viết « Năng lượng : kế hoạch B » để bàn về nguồn năng lượng thay thế cho hạt nhân và năng lượng hóa thạch.
Theo đề án của ông Mark Z. Jacobson, trưởng khoa Năng lượng và Môi trường của Trường Đại học Stanford (California), nếu các nước công nghiệp phát triển quyết tâm hành động ngay từ bây giờ, thì từ đây đến năm 2030, ba nguồn năng lượng gió, nước và mặt trời có thể đảm bảo nhu cầu năng lượng của cả hành tinh. Ngày 06/02, ông này cùng với một đồng nghiệp đã cho đăng trên tạp chí Energy Policy bản chi tiết của đề án tìm nguồn năng lượng thay thế này. Cùng lúc đó, tổng thống Obama đã bổ nhiệm ông Jeffrey Immelt, người đứng đầu tập đoàn General Electric và là người ủng hộ mạnh mẽ công nghệ sạch, vào vị trí lãnh đạo hội đồng kinh tế vừa được thành lập.
Theo dự án này, năng lượng thiên nhiên như gió, nước và mặt trời sẽ sản sinh năng lượng đủ cho nhu cầu chiếu sáng và sưởi ấm của con người. Ngay cả trong lĩnh vực vận tải, bình ắc quy và pin sẽ thay thế được nhiên liệu hóa thạch.
Vào năm 2030, 9% nhu cầu năng lượng sẽ được đáp ứng bằng năng lượng nước, 51% bằng gió và 40% bằng năng lượng mặt trời. Vì thế, « kế hoạch B » là hoàn toàn khả dĩ.
Theo tác giả dự án, kế hoạch của ông mang lại lợi ích to lớn, vì giúp tránh được những khoản chi tiêu khổng lồ để cải tạo những tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạch, cũng như những di hại của hiện tượng biển đổi khí hậu đối với sức khỏe con ngườ
(theo RFI)