Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

TINTUC CAONIEN DACBIET

Ngày 22 tháng 4 năm 2011
BÀI HỌC TỪ

SÓNG THẦN NHẬT NGÀY 11/3/2011

1-Sóng thần hình thành như thế nào?

Việt Linh (Đồ họa: Cục Địa chất Mỹ)

Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 xuất hiện sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate) xô mảng kiến tạo Bắc Mỹ (North American Plate) lên phía trên.

clip_image002
Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ (North American Plate)và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate).
clip_image004
Trong một khu vực được gọi là "rãnh Nhật Bản" (Japan Trench), mảng kiến tạo Thái Bình Dương (Pacific Plate) dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm.
clip_image006
Cơn địa chấn hôm 11/3 là kết quả của sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường đứt gãy. Mảng địa tầng Thái Bình Dương đâm mạnh xuống phía dưới mảng địa tầng Bắc Mỹ và đẩy mảng Bắc Mỹ lên phía trên.
clip_image008
Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng địa tầng Bắc Mỹ khiến một lượng nước khổng lồ phía trên nó trồi lên với sức mạnh khủng khiếp.
clip_image010
Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/giờ.
clip_image012
Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng tăng. Sóng cao ngất tràn lên bờ vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau.
clip_image014
Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ. \
2- Sức tàn phá của sóng thần (videos)

Sóng thần cao ngất tán phá thành phố Nhật
Sóng thần lôi cuốnmọi thứ ra biển cả
Sóng thần cao trên 10m ập vào đất liền
Động đất và sóng thần ở Nhật Bản

Sóng thần tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi

Sóng thần ở tỉnh Iwate

Sóng thần tại Sendai

Sóng thần tại Kesennum

Sóng thần đuổi theo…ôi kinh hoàng!

Rút kinh nghiệm tử thàm hạ sóng thần

3- Sự đau khổ của các nạn nhân

Hậu quả của thiên tai: rối loạn stress hậu chấn thương(post- traumatic stress)

http://edition.cnn.com/2011/WORLD/asiapcf/04/17/japan.tsunami.stress/index.html
http://www.youtube.com/watch?v=wCLQotO21p8

Kể từ khi tai họa xẩy ra cho thành phố Rikusentakata (Nhật) một tháng trước đây, ông thị trưởng Futoshi Toba đã phải quyết định biết bao nhiệu việc….nhưng chỉ có quyết định của ông ngay trước khi sóng thần đổ tới làm ông ray rứt nhất. Khi mà bức tường nước đổ ập vào thành phố , ông Toba đã phải đau lòng lựa chọn: hoặc là bỏ nhiệm sở chạy về nhà cứu vợ con hoặc là ở lại toà thị chính để làm những gì có thể làm cho thành phố. Và cuối cùng ông đã quyết định ở lại
Rất may là hai đứa con ông lúc đó đang ở trường nên được an toàn .Nhưng đáng buồn là người vợ của ông đã bị dòng nuớc cuốn đi mất. Ông Toba tâm sự “ Nhà tôi đã mất tích rồi. Có lẽ tôi đã phải chạy vể nhà lúc đó. Tôi có nghĩ tới điều đó nhưng tôi vẫn cho rẳng cần phải hoàn tất nhiệm vụ của mình”
Chỉ mới gần đây, người ta mới tìm được thi hài bà thị trưởng, và ông Toba 46 tuổi này chỉ còn biết tổ chức lễ táng tiển biệt vợ mình.
Trong suốt thời gian từ lúc tai họa xẩy ra tới nay, ông Toba đặ làm việc không ngưng nghì, 16 tới 18 giờ mỗi ngày, đôn đáo tìm cách giúp đỡ các nan nhân sống chen chúc tại các nơi tạm trú và giải quyết công việc dọn dẹp thành phố
Cơn sóng thần ồ ạt tràn vào đất liền đã cướp đi một phẩn muời dân số 23,000 người của thành phố Rikusentakata, trong đó có cả bà vơ ông thi trưởng Futoshi Toba.
Những người thoát chết thì cõi lòng tan nát, cảm xúc bị tổn thượng, tâm lý bị rối loạn. Theo giới chức y tế, tại tỉnh Iwate --nơi có thành phố Rikuzentakata—số người tự tử gia tăng
Nhật bản vốn là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới, Bác sĩ Fuminori Chida , cũng như nhiều nhà tâm thần học khác, lo ngai rằng loại chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) ** và tinh thẩn trách nhiệm giống như trường hợp thị trưởng Futoshi Toba có thể làm cho mọi sự trở nên tồi tệ hơn
Bác sĩ Chida nói ” Trong bốn tuẩn lễ kể từ sau khi động đất xẩy ra, tỉnh trạng căng thẳng tâm thần mạn tính ban đầu (initial acute stress) đã dẩn dần chuyển hoá thành rối loạn stress hậu chấn thượng (PTSD /post- traumatic stress disorder) . Bác sĩ Chida hiện đang điều hành một y xá tư để giúp đỡ những người sống sót và những người cứu ứng đầu tiên . Theo ông “Đây là lúc cẩn tới những bác sĩ tâm thần. Thế nhưng ở đây không có đủ”.
Bác sĩ Chida chú tâm chữa trị cho các nhân viên cảnh sát và các nhân viện nhà nước, trong số đó nhiều người đã không ngừng nghỉ phụ trách công việc thu lượm các xác chết Theo bác sị Chida, hơn phân nửa các người này đã có những trịệu chứng bị PTSD
Tuy nhiên đây là đất nuớc Nhật, một nước có nển văn hóa nổi tiếng vể chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism). Ngành y học tâm thần không được chấp nhận rộng rãi ở ngoài các thành phố lớn.
Hẩu như không ai nghĩ tới việc thổ lộ cảm xúc của mình với một người lạ
Một thông điệp đã được truyển trên đài phát thanh, dán tại các trạm tạm cư, và thắp sáng trên đỉnh tháp Tokyo Tower bị đông đất làm hư hại. Thông điẹp này mang chữ Ganbatte, có nghĩa là hãy ráng cắn răng chịụ đựng Điều này nghe thì thấy hay, nhưng theo như các chuyên gia thì thật sự chẳng giúp được gì, vì họ nghĩ rẳng các người sống sót phải giải tỏa các nỗi đau buồn lo âu của họ thay vì giữ kín trong lòng. Bác sĩ Chida nói “Đây chính là điều chúng ta phải quảng bá nhiều hơn . Phải nói cho mọi người biết là không phải chỉ có một mình họ phải chiụ đựng sư lo sợ và nỗi thống khổ, và rồi ra họ sẽ vượt qua tất cả”
Vào những ngày cuối tuẩn, bác sĩ Chida đã hướng dẫn những nhóm đồng nghiệp đi tới các thành phố ven biển với hi vọng đem lại phần nào sự an ủi và giúp đỡ những nạn nhân cảm thấy quá bận để đi gặp bác sị tâm thẩn hay không bận tâm vể bệnh tâm thẩn cũa mình
Công việc đôi khi cũng khó. Theo bác sĩ Chida kể lại thì có trường hợp xe của một nhân viên cảnh sát bị sóng thần đánh lộn nhào, người đổng nghiệp ngồi bên cạnh anh ta bị chết. Môt hôm nhớ bạn anh ta ngồi khóc thì bị cấp trên rẩy la.
Trở lại c âu chuyện của ông thị trưởng thành phố Rikuzentakata thì ông ta ngày càng thêm stress. Ông ta muốn giúp nhiểu người hơn tìm thấy người thân của họ. Nhớ tới lúc đi tìm vơ mình, ông nói “ Mất người thân do sóng thần khác với khi người thân ra đi vì bệnh tật. Trông họ khác hẳn khi còn sống”
Ông thổ lộ vể quyết định khó khăn cuối cùng của ông “ Tôi chưa có nói cho các con tôi biết là mẹ chúng đã qua đới hay là người ta đã tìm thấy thi thể me của chúng.” Ông thừa nhận “ Đúng vậy khi làm việc tôi qưên đi những cảm xúc của mình nhưng khi gần gũi với các con tôi thường nghĩ tới khi nào nên báo tin đau buồn cho chúng biết “
Mayor of devastated town among survivors facing psychological effects -Brian Walker- 04/18/2011

4- Mối lo cho thế giới

Những“khối rác” do sóng thần trôi nổi trên Thái bình dương

An Bình (theo Telegraph)

Những khối rác khổng lồ gồm xe hơi, máy kéo, tàu bị lật úp và cả những mảnh thi thể của những người còn đang mất tích đang theo sóng và gió ở Thái Bình Dương tới bờ biển phía Tây của nước Mỹ. Hơn 200.000 công trình xây dựng và hàng ngàn người đã bị cuốn trôi ra biển sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản h hôm 11/3. Theo lời nhà hải dương học Hoa kỳ Curtis Ebbesmeyer các khối rác khổng lồ này trong ba năm tới sẽ trôi hết tới bờ biển phía Tây của Mỹ.
clip_image016
Hàng loạt xe cộ, cây cối, thi thể và đôi khi là toàn bộ một ngôi nhà đã bị những con sóng khổng lồ cuốn từ đất liền đổ vào đại dương.

clip_image018
Các kh
ối rác khổng lồ đang dần dần trôi ra xa bờ biển Nhật Bản.
clip_image020
Kh
i rác lớn nhất dài tới 110km và bao trùm một diện tích rộng tới hơn 200.000m2,
Một vài mảnh vỡ đầu tiên đã được tìm thấy vào ngày 7/4. Sau đó, chúng sẽ di chuyển về phía Hawaii và rồi lại quay ngược lại châu Á. Tất cả sẽ di chuyển theo một vòng tròn của dòng hải lưu vốn được biết tới là vòng xoay tròn Bắc Thái Bình Dương. Và trong vòng 1 năm tới, các mảnh vỡ này sẽ theo dòng hải lưu tới bờ biển Washington, Oregon và California.
Hiện nhà nghiên cứu Curtis Ebbesmeyer đang theo dõi chặt chẽ sự chuyển động của các khối rác từ Nhật Bản. Theo ông, các mảnh kim loại có thể theo gió tới bờ nhanh hơn, trong khoảng 1 năm, trong khi các mảnh gỗ vỡ phải mất nhiều thời gian hơn gấp 2-3 lần. Chúng bị mắc kẹt trong vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương nên cứ tiếp tục trôi nổi gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại trong khu vực. 
clip_image021
Ảnh mô phỏng các dòng chảy ở Thái Bình Dương vốn đẩy bãi rác từ Nhật Bản tới bờ biển phía tây nước Mỹ và sau đó quay trở lại. Các chuyên gia Mỹ dự đoán các đảo rác sẽ tấn công
Hawaii sau 2 năm nữa và tới bờ biền phía tây nước Mỹ một năm sau đó.
clip_image022
Đồ họa mô phỏng khối rác khổng lồ di chuyển tới bờ biển phía tây nước Mỹ.

Các thành viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, những người đã phát hiện ra quá trình di chuyển bất thường của khối rác nổi, nói rằng họ chưa từng thấy bất cứ trường hợp nào giống như thế và cảnh báo các mảnh vỡ có thể trở thành mối đe dọa đối với ngành giao thông vận tải đường biển
clip_image024
Hạm đội số 7 của Hải quân Mỹ cảnh báo rằng khối rác lớn tới nỗi có thể gây ra mối đe dọa đối với giao thông đường biển.

clip_image026
Hải quân Mỹ hiện đang phối hợp với các công ty xây dựng từ Nhật Bản trong nỗ lực nhằm đưa rác ra khỏi đại dương.

clip_image028
Trực thăng tìm kiếm và cứu nạn của Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản bay bên trên một kh
ối rác ngoài khơi Kesennuma.
                         
                              *****