Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

SỰ ĐỜI MUÔN MẶT

1. CON HỎI MẸ…
Fr: Kim Anh Truong*An Le
2. PHÍA SAU BỨC MÀN NHUNG “THÁNG 5 CỦA “MẸ”                                     
 Fr : Loan Phan                        
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
( N.Du)
Ở xứ Mỹ, tháng 5 có ngày lễ Mother’s day, là ngày các con vinh danh ghi nhớ công ơn của các bà mẹ. đó là một nét đẹp của văn hóa Mỹ, dù nền văn hóa này nghiêng nhiều về hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân, hay là vì nghiêng về hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân nhiều qúa nên cần có một ngày để họ nhớ về cội nguồn??

Bây giờ dã qua rồi những rộn ràng của văn nghệ, tiệc tùng, của những bó hoa tươi chúc mừng Mẹ. Suốt cả mấy tuần trước trước ngày lễ Mẹ, các phương tiện truyền thông: radio, tivi, báo chí..đua nhau phát thanh những bài hát, đăng những bài viết nói về Mẹ hoặc quảng cáo những chuơng trình ca nhạcqùa, thuốc uống, nhà hàng..để các con chọn lựa cho ngày lễ Mẹ..Đó là tất cả những gì được phô bày trước “sân khấu đời” trong “ tháng 5 của Mẹ”, nhưng có mấy ai vén bức màn nhung để nhìn vào hậu trường sân khấu ấy hầu nhìn thấy những giọt lệ lặng lẽ rơi, để lắng nghe những tâm tư rất thật, rất đời thường và cũng rất buồn của nhiều bà mẹ VN trên xứ người
Tôi thứ 7 tuần rồi trong chương trình radio“tâm tình với Thái Hà” có đọc một bức thư tâm sự của một bà mẹ : bà có 6 người con, bà đã hoàn tất nhiệm vụ nuôi con trưởng thành, nên người Bà hiện ở với một người con trai (có lẽ là tốt nhất trong các con của bà), bà chăm sóc nuôi nấng các cháu nội và rất yêu thương chúng. Rồi vì một xích mích nào đó, nay con trai bà đòi đuổi bà ra khỏa nhà. Bà cảm thấy lưu luyến các cháu và bơ vơ nơi xứ lạ quê người, không biết phải đi đâu?, phải làm gì?..Thính gỉa gọi vào để góp ý , chia xẻ tâm tình với bà Có một bà gọi vào kể chuyện của mình một cách rất an nhiên, tự tại:
“Tôi cũng qua đây từ lâu, nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Bây giờ tụi nó lo thân tụi nó, tui lo thân tui Mỗi tháng tôi lãnh tiền gìa của chính phủ ½ để trả tiền share phòng, ½ để ăn tiêu lặt vặt. Thỉnh thoảng, con tôi có đứa nhớ gọi phone hỏi thăm:
-  Má khoẻ không má?
- Cám ơn con, má khoẻ !

Lúc nào tôi đau ốm thì tôi trả lời:
-Má đang bịnh qúa con oi!
-Vậy má nhớ đi bác sĩ nghen má !
-Ờ, má biết rồi!

Chỉ có vậy thôi, không thăm nom, không giúp đỡ gì hết vì nó còn bận rộn lo cho gia đình của nó. Mình tự lo cho thân gìa của mình, may mà có chính phủ giúp đỡ. Sống ngày nào biết ngày đó, chết là hết nợ đời. Buồn làm gì chị ơi!”
Nghe chị kể chuyện đời mình “tỉnh rụi”,nghe có vẽ bình thuờng trong môt cảnh “không bình thường”, tôi chợt thấm thía một lời hát của TCSơn:
“Rồi người bỗng hết buồn, đã hết buồn
Người chợt nghe đá lên trong hồn.”

Khi nghe radio tới đây, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện em của một chị bạn, định goi phone nói chị mở radio cùng nghe để chị cảm thấy đỡ buồn vì “thế gian không phải một mình ta”, nhưng thấy khuya qúa nên thôi
Hoàn cảnh chị mẹ góa con côi, từ lúc con gái còn rất nhỏ. Một mẹ một con, nhưng chị hy sinh cho con đi vượt biên qua Mỹ để đời con tươi sáng hơn, chị ở lại chăm sóc mẹ gìa..Năm rồi chị được con gái bảo lãnh sang. Ai cũng mừng cho chị vì đã mấy chục năm xa cách, nay mẹ con mới được đoàn tụ. từ đây chị sẽ được an hưởng tuổi gìa bên con gái duy nhất. Trước khi đi, tiền bán căn nhà, theo yêu cầu của con gái, chị đã chuyển qua hết cho nó vì chị nghĩ:
“Của mẹ là của con, của con là của mẹ”
Con gái chị lại dặn: “Phải giữ yên lặng, không được kể cho ai hết” Thế là chị nghe lời con giữ yên lặng kể cả với bà chị ruột ở Mỹ, người đã gửi tiên về nhiều lần để sửa sang căn nhà chung của cha mẹ. Chị đi Mỹ trong âm thầm lặng lẽ với tất cả tình thương to lớn và niềm tin cậy vào đứa con gái yêu qúy và nỗi vui mừng vì từ nay có mẹ có con, có nơi nương tựa tình thương vững chắc lúc về gìa..

Nhưng ở đời có ai học được chữ NGỜ..chưa đầy 6 tháng sau, may nhờ người quen,( chị gặp lúc đi chùa,) tốt bụng giúp đỡ. Cán sự xả hội và cảnh sát phải đến nhà con gái chị để bảo vệ cho sự ra đi an toàn của chị. Chị ra đi với một túi xách nhỏ đựng quần áo, nước mắt chảy tuôn, mà lòng thầm cám ơn Trời Phật đã giúp đỡ mình thoát khỏi “địa ngục trần gian”, dù ra đi với 2 bàn tay trắng nhưng lòng vẫn tạ ơn Trời đất
Ca dao VN có câu:
“Khó đi mẹ dẫn con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”

Nhưng có ai dè “trường đời” người mẹ phải học để đối phó, lại bao gồm cả chính những đứa con, mình dứt ruột đẻ ra, lo bú mớm chăm sóc từng ngày, đặc biệt là lúc con ốm đau, mẹ phải :
“Đêm canh dài thức đủ năm canh”
để lo lắng chăm sóc con với cả tình thương yêu to lớn không gì sánh nỗi..Rồi khi con khôn lớn, con thành đạt, con lại rẻ rúng bội bạc, coi thường, coi khinh mẹ. Mỗi lần, mẹ làm điều gì không vừa ý con quát nạt la rầy, làm lòng mẹ đau đớn biết bao

Nhìn gương những bà mẹ bị con bạc đãi, có những bà mẹ khôn ngoan đã rút ra bài học cho mình “Đừng bao giờ dốc hết tài sản tiền bạc cho con, Phải biết “phòng thân”, lỡ khi hữu sự, còn có cái dùng..Khi chết rồi để lại di chúc cho con cũng không muôn”
Các bà mẹ VN thường hay “sĩ diện” nên đi đâu thấy người ta “khoe con”, thì cũng phải “khoe con” cho bằng chị bằng em, hay theo như người xưa nói “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, nhưng trong chỗ riêng tư thân thiết, hoặc những lúc nỗi buồn u uất lên cao qúa độ, gặp người “đồng cảnh đồng thuyền” thì bao tâm tư uất ức tự động tuôn trào ra. Bấy giờ là lúc ta nghe được những tiếng lòng thực sự của các bà mẹ!
Sáng qua, một buổi sáng âm u, đầy mưa gió, tôi đến một phòng trị liệu (năm giường massage có tia hồng ngoại để trị đau lưng nhức mỏi ) ở khu Bolsa. Không biết có phải vì
“Cảnh buồn, người có vui đâu bao giờ”
hay vì thiên nhiên u ám đã tác dộng đến tâm tư u buồn của các bà mẹ, mà bỗng dưng tôi được nghe nhiều tâm tư sầu nảo và rất thưc của các bà mẹ. Thấy không khí trong phòng có vẽ trầm lắng,lại mới đọc tin trên tờ báo cũ trong phòng nói về những bữa tiệc nhân ngày lễ Mẹ, tôi bèn gợi chuyện nói cho không khí vui vẻ với bà bên cạnh:
-Ngày lễ Mẹ, các con chị tặng chị qùa gì?

-Ngày lễ Mẹ, con tôi nó dẫn tôi đi ăn nhà hàng, rồi tặng tôi bó hoa tươi , nhưng cô ơi, môt năm tôi sống 365 ngày, chứ có sống chỉ 1 ngày đó đâu. Tôi cần con tôi thương yêu và kính trọng  mẹ qua những cư xử, thái độ và lời nói hằng ngày. Hôm qua tôi mới làm trái ý nó, bèn bị nó la rầy, tôi giải thích cho nó hiểu thì nó la: “Im, cái tật mẹ, nói cái gì cũng cãi, không bao giờ chịu chấp nhận..” Ôi , tôi có cảm tưởng thời buổi văn minh bây giờ giấy khai sinh bị đảo lộn vị trí con thành mẹ, mẹ trở thành con..
Một bà khác bèn lên tiếng:
-Ôi vậy là còn đỡ, vì nó còn nhớ ngày lễ mẹ, tôi có mấy thằng con trai, ngày lễ mẹ, nó không gọi phone hỏi thăm một tiếng chứ đừng nói gì đến qùa cáp.Thôi kệ ! đời là vậy chị ơi ! bà bạn tôi có con là bác sĩ giàu có sang trọng. nhà ở trên hill, bà ở nhà lo trông cháu và lo com nước. một hôm bà mệt trong người nên chỉ lo trông cháu mà quên lo cơm chiều. Khi con gái bà đi làm về đã quát hỏi bà: “con không hiểu mẹ làm cái gì mà ở nhà suốt ngày, có bữa cơm chiều cũng không chịu lo là làm sao ??Thật chán qúa sức”
-Vậy cũng chưa tệ bằng bà quen hay tới đây, bà có tật hay quên, môt bữa bà bắt nồi cơm điện mà quên bấm nút. Tới chiều nồi cơm bị chương xình, con bà là bác sĩ về thấy giận qúa bèn gọi xe chở bà vào nhà thương tâm thần

Ôi đúng là :
“Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi mẹ con tính từng ngày”

Hoặc “Một mẹ nuôi được tám con
Nhưng tám con không nuôi được một mẹ”
Khi đem con qua Mỹ, cha mẹ nào cũng tâm niệm hy sinh đời mình để đời con được tốt hơn, nhưng tiếc thay khi con “đủ lông, đủ cánh” để bay vào đời thì chúng lại tiêm nhiểm qúa nặng chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa hưởng thụ nên thường chủ trương  “Phận ai nấy lo, không ai làm phiền ai hết” Có đứa con thành đạt giàu có, nhà cao cửa rộng khi được hỏi thăm mỗi tháng có giúp đỡ cho cha mẹ không ? nó trả lời “Cha mẹ vẫn sống bình thưòng, tại sao phải giúp?. Khi nào cha mẹ không có chỗ ở, phải ra đứng đường, không có cơm ăn, phải đi xin mà không giúp, lúc đó mới mang tội bất hiếu”
Ôi ! đúng là lý luận của con cái xứ Mỹ thế kỷ 21. Thật ra ông bà mình cũng đã từng nói

“ Thèm lòng chứ không ai thèm thịt”
Gìa rồi, ăn uống bao nhiêu, cần là cần tấm lòng tình nghĩa hiếu thảo của con cái để ấm lòng lúc tuổi gìa. Hình như tinh thần đạo lý VN: con cái phải ăn nói lễ độ, tôn kính, hiếu thào với cha mẹ như là một bổn phận”trả hiếu” phải làm tròn, nhất là khi cha mẹ về gìa, sang đến Mỹ này, nó đã không cánh mà bay mất hút. Hay là vì thế hệ trẻ ngày nay, trường học không hề giáo dục chúng những đạo đức căn bản nhất của một con người : Tiên học lễ, hậu học văn, bổn phận làm con phải thảo hiếu với cha mẹ, phải biết kính trên, nhường dưới, anh em như thể tay chân, phải sống hòa thuận thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng…
Nói tới “trả hiếu”, tôi lại nhớ cách đây đã lâu, khi nghe tin con tôi tốt nghiệp đại học ra trường có việc làm tốt, một anh bạn thân từ thuở còn sinh viên Sàigòn, ở một tiểu bang xa, đã gọi diện thoại chúc mừng và bảo tôi:
-Thôi “trồng cây đã tới ngày có quả”, chị ngồi nhà mà “hưởng phước” để con nó “trả hiếu”.Đi làm chi nữa cho nó cực thân ,bị stress nhiều lắm
Tôi cười bảo:

-Mình lo cho con, tới lúc nó thành đạt là mừng vì từ nay mình an tâm, không còn phải lo cho nó nữa!. Còn ở đây là xứ Mỹ, chứ có phải ở VN đâu, nói chi đến vụ “trả hiếu”!
-Đâu được, nếu chị nói xứ Mỹ không có vụ “trả hiếu” o.k., nhưng nếu đã chọn chơi theo lối Mỹ thì phải “Fair”. Cha mẹ nuôi con cực khổ mấy chục năm trời để nên người thành đạt!.Vậy bây giờ tính sòng phẳng,( miễn tính lời cho nó) nó chỉ cần trả lại “tương đương”, nghĩa là nó phải “phụng dưỡng” cha mẹ, chăm sóc lo cho cha mẹ đủ mọi mặt như ngày xưa cha mẹ lo cho nó trong mấy chục năm. Đó là chỉ mới nói về phương diện vật chất, chứ chưa nói đền  những gía trị tinh thần, sự hy sinh, tình thương yêu lo lắng cho nó từng ly từng tí..Điều này không gì có thể đền đáp dược
-Anh nói chí lý qúa tôi chịu thua, nhưng chẳng lẽ mình đi kể lể với con. Thôi! để nó tự giác tốt tới đâu, nhờ tới đó

Nói đúng ra không phải con cái ở xứ Mỹ này, ai cũng tệ hết! Có những đứa con rất có hiếu, lo cho cha mẹ chu đáo. Tôi nghe chị bạn kể có bà khoe có 4 người con, mỗi đứa tự động chuyển vô account của mẹ 500$/1 tháng, vị chi mỗi tháng bà có 2000$ từ các con, để bà chi tiêu theo ý mình cho thoải mái: đi du lịch, làm từ thiện, giúp đỡ bạn bè thân nhân bên VN…Có con thỉnh thoảng dẫn mẹ đi tour du lịch chỗ này chỗ kia, rồi hằng năm lo  mua vé máy bay và cho tiền mẹ về VN ăn tết cho vui.Đi đâu thấy quần áo đẹp, bóp xách tay đẹp, mua về tặng mẹ..Nhưng số những bà mẹ có phước như vậy thì hơi ít. Ngược lại có những đứa con còn chiếm dụng luôn số tiền gìa nhà nước cho mẹ mỗi tháng với lý do “mẹ gía rồi cần tiền làm gì?”hay lạm dụng lòng thương cháu của mẹ để biến mẹ thành  Free babysitter cho gia đình mình..
Ở đời nói đi cũng phải nói lại, cũng có một số các cụ gìa “trái tính trái nết” làm phiền các con không ít, nhưng hãy thông cảm cho tuổi gìa của các cụ, như bài “Thư dành cho con”, tôi đọc được trên internet:
“..Nếu mẹ cha mà nhớ, quên tùy lúc
Đừng cằn nhằn cha mẹ ngu khờ
Biết bao lần con quên sách vở ở nhà
Mẹ phải chạy như bay về nhà lấy..

Nếu cha mẹ tay run không cầm nỗi
Một tô cơm mà đánh đổ ra nhà
Xin con dừng mắng gắt hạng người gìa
Vì lúc bé con vẫn thường rơi vãi
Mẹ cha vẫn phải khom lưng nhặt lại..”

Nói chung tuổi gìa rất cần tình thương yêu và sự tôn trong cha mẹ của các con. Tình nghĩa và đời sống tinh thần rất quan trọng đối với người gìa, thiếu những yếu tố này thì dù Mỹ là “thiên đàng nhiều người mơ ước” các cụ cũng không cần, và vẫn mong muốn trở về VN
…Sau khi nằm giường massage xong, môt chị trông có vẽ chất phác, gốc Trà Vinh, được con trai bảo lãnh qua Mỹ 4 năm, nhưng nhìn sắc vóc và cách phục sức của chị vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh một bà mẹ quê miền Nam. Chị ngồi đợi con dâu tới đón về, bèn tỉ tê tâm sự:
-Tui muốn về VN ở qúa, nhưng ngặt con tui không chịu

Mấy người chung quanh nghe vậy bèn lao xao;
-Xứ Mỹ là thiên đàng nhiều người mơ ước tới mà không được, còn chị “ngược đời” lại đòi bỏ về là sao ??
Chị chủ tiệm có lẽ biết nhiều về chị, vì chị hay tới đây nằm giường massage, vội lên tiếng:
-Trời ơi chị sướng qúa mà không biết, “được voi đòi tiên” Lễ Mother’s day, con chị mới mua cho chị dây chuyền vàng, cô chủ nhà tốt bụng mua cho chị nhẫn hột xòan, đeo tùm lum đầy người mà chị còn chưa vừa lòng ! đòi về VN chị làm gì để sống mà đòi về??
Chị cười buồn nhỏ nhẹ trả lời:
-Cùng đường qúa thì đi “ăn xin” sống cũng được vậy!

Mọi người nghe xong cùng ồ lên:
-Trời!chắc bà này khùng rồi !

Đằng sau những chi tiết vừa được nghe, tôi cảm thấy có cái gì mâu thuẩn, nghịch lý và rất “tội nghiệp”, vì nhìn dáng vẻ chân chất hiền lành của chị, tôi thấy chị không phải loại người bon chen “được voi đòi tiên”Có thể có một uẩn khúc nào đó mà chị chưa nói ra
Lát sau, khi có dịp ngồi gần chị, tôi hỏi
-Chị đòi về VN ở, nhưng bên đó chị còn thân nhân không mà đòi về?

Ánh mắt chị mùng rỡ, vì có lẽ tôi là người không lớn tiếng phản đối chuyện chị đòi về VN, chị nhìn tôi trả lời:
-Tui còn 2 đứa con gái ở Trà Vinh, tuy nghèo nhưng sống ở đó tui thấy vui và thoải mái có tình mẹ con, có tình bà cháu, có tình chòm xóm láng giềng, chạy qua chạy lại có nhau. Còn ở đây…
Nói tới đây chị không nói tiếp nữa, mắt bắt đầu rơm rớm. Tôi nắm tay chị:
-Nếu chị nghĩ như vậy thì chị nên về VN sống
-Đâu phải nỗi khổ nào cũng nói ra được đâu, cô ơi !
Tôi hiểu lòng chị vì “Có những niềm riêng lòng không muốn nói”. Có những bà mẹ có những niềm đau về chống con, nhưng không dám kể cho ai nghe, vì “nói ra xấu thiếp hổ chàng”, niềm đau về con cũng vậy thôi, có người còn quan niệm “sống để dạ. chết mang theo”

Ở đời có ai lại muốn từ bỏ nơi mình đang sống sung sướng hạnh phúc?? Mỗi người có một cảm nhận riêng về hạnh phúc, về nơi chốn sống cuối cuộc đời của mình. Xin đừng vội lên án, chê trách, khi thấy nó không giống cảm nghiệm riêng của mình, nhưng hãy tôn trọng cảm nghiệm riêng của người khác. Đối với người gìa thì niềm vui về đời sống tinh thần quan trọng hơn đời sống vật chất rất nhiều. Xin hãy yêu thương và tôn trọng cha mẹ thực lòng, để cha mẹ đỡ buồn tủi và ấm lòng lúc tuổi gìa. Không biết các con có hiểu rõ điều này không ? Ở đâu có tình thương, có ấm cúng, ở đó sẽ níu được bước chân cha mẹ gìa. Các con cũng nên nhớ lời ông bà xưa đã dạy “Ở có Đức, mặc sức mà ăn” Điều này tôi thấy khá đúng khi   quan sát những hoàn cảnh chung quanh, những đứa con hiếu thảo, trời thương cuộc sống ít gặp gian truân và có nhiều may mắn hơn
Trở lại việc “ước mong trở về cố hương” để sống những ngày cuối đời là chuyện bình thường, tôi thấy trên thế giới có biết bao nhêu người giàu có, thành đạt, có cả những nhà văn đoạt giải văn chuơng Nobel, khi về gìa họ vẫn muốn quay trở về cố hương để sống những ngày cuối đời, tuy quê hương họ vẫn còn nghèo khổ khó khăn. Trong cộng đồng cao niên VN, có nhiều cụ cũng  “tha thiết mong ngày trở về cố hương” sống rồi chết trong lòng quê hương còn hơn là gửi nắm xương tàn nơi xứ lạ quê người , nhưng các cụ còn “tiếc” tiền gìa ! Bởi thế tin”cá tháng 4” loan báo chính phủ đồng ý chi trả một lần ,một số tiền lớn để các cụ về VN an hưởng tuổi gìa. Tin này đã gây chấn động trong giới cao niên, mọi người hồ hởi bàn tán sôi nổi, vì nó đánh trúng vào lòng mong ước sâu xa thầm kín của quý cụ. (Thậm chí sau này đã được đính chính là “tin cá tháng 4” các cụ vẫn cón chưa tin, vẫn cứ hỏi thăm) Đó là chưa kể, bây giờ với chính sách mới gắt gao, các cụ nhớ quê hương về thăm, khi trở lại Mỹ, sở xả hội sẽ gọi lên để trừ tiền vé máy bay vào tiền gìa hằng tháng của các cụ. Không biết ai có sáng kiến ”tàn nhẫn” như vậy?
Nhưng không phải cụ nào cũng đặt đồng tiền lên vị trí số 1 trong mọi quyết định quan trọng của đời mình. Tôi biết có nhiều cặp vợ chồng gìa sau khi sống ở Mỹ môt thời gian dài, ky cóp dành dụm được một số tiền kha khá, các cụ đã mạnh dạn quyết dịnh trở về VN để sống những ngày cuối đời trên quê hương yêu dấu như “Lá rụng về cội”. Tôi cảm phục các cụ vì không để đồng tiền “chỉ đạo” cuộc đời mình. Cầu chúc các cụ có thời gian cuối đời yên ả thảnh thơi trên quê hưong mình…
Khi chị Trà vinh ra về rồi, môt chị có lẽ cũng thường xuyên đến đây như chị Trà vinh, khều tay tôi nói nhỏ:
-Chị ơi, “ngó vậy chứ không phải vậy”Tội nghiệp bả lắm, qua đây coi 2 đứa cháu nội cho vợ chồng con trai đi làm, rồi coi thêm 2 đứa con nhỏ cho cô chủ nhà, để cô cho ở free một phòng nhỏ phía sau, thành ra bả cực lắm, tối ngày xà quần với 4 đứa nhỏ,  tối tăm mặt mũi, chưa kẻ lúc tụi nhỏ ốm đau, lỡ làm gì sai sót, con trai bả dủa bả te tua, nhiếc móc đủ thứ..Thành thử qua đây bả thành “ở đợ” free tới 2 chủ một lượt. Bây giờ chắc thấy bả đòi về VN không ai coi con , nên lễ Mother’s day rồi, nó mới mua cho bả sợi dây chuyền mấy trăm, cô chủ nhà mua cho bả nhẫn hột xoàn nhân tạo rồi đi khoe tùm lum Thành thử “ở trong chăn, mới biết chăn có rận”

Tôi gật gù:
-À, thì ra là vậy! hèn chi tôi nghe có vẻ nghịch lý thê nào đó !…

Loay hoay chờ đợi tới phiên, vậy mà đã tới trưa, nhìn ra ngoài trời nắng đã lên hực hở khắp nơi. Hy vọng cuộc sống tâm tư của các bậc cha mẹ ở xứ Mỹ này cũng sớm thoát qua cảnh mây mù ảm đạm của buổi sáng âm u, để đón nhận ánh sáng tươi vui của trưa hè nắng đẹp, khi các con thuộc được bài học ca dao VN về chữ Hiếu mà nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã phổ thành bài hát “Ơn Nghĩa Sinh thành”
“Uống nước nhớ nguồn,

    Làm con phải Hiếu
    Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…
    Người ơi làm nguời ở trên đời
    Nhớ công người sinh dưỡng, đó mới là hiền nhân
    Vì đâu ta nên người tài ba?
    Hãy nhớ công sinh thành, vì ai mà có ta ?..

Phụng Vũ
3. CÁC CỤ BÊN MỸ MẤT ĂN MẤT NGỦ
Chuyện cà kê (số 29 tháng 5-2011)
http://www.congdongnguoiviet.fr/ChuyenCaKeToVu/1105ChuyenCake29H.htm
Hồi này nhìều cụ, đến tuổi về hưu hoặc đã về hưu, mất ăn mất ngủ. Cụ ông và cụ bà tự nhiên đâm ra lo ngại nghĩ ngợi, cứ tưởng làm việc mấy chục năm , nay về hưu an dưỡng tuổi già. Cứ kể ra thì dân việt ở nước Mỹ nhiều người sung sưóng được về hưu, trong óc phác hoạ nhiều chương trình để yên hưởng tuổi già. Sáumươi lăm, bảy mươi vẫn còn khoẻ chán, nhiều cụ 80 tuổi vẫn lái xe phom phom, mắt vẫn tinh tường, ăn uống ngủ nghê ngon lành như nguời 5, 60 tuổi. Có cụ còn về xứ cộng sản ác ôn, bê sang Mỹ một cô cháu khoáng hai, ba mưoi tuổi hầu hạ cụ để cụ sống sung sướng những năm già cón lại.
Ấy thế mà đang ở yên ở lành, cái ông Obama lại làm cho các cụ ăn mất ngon ngủ mất yên.
Số là ông Obama thấy mỗi tháng chi cho các cu 800 đô để tiêu pha, rồi bệnh tật miễn phí, mà các cụ cứ dành dụm gửi về nhà cho con cháu anh em, hoăc là mỗi năm vể Việt nam nghỉ sáu tháng ăn tiêu , số tiền các cụ mang về cho Việt cộng tới 10 tỷ đô la, để cho tụi cộng mafia nó hưởng, Trong khi đó thì nước Mỹ đang xuống dốc, mà phải nuôi các cụ, một cách vô ích, lại còn tiền chửa bệnh miễn phí cho các cụ, mà già yếu thì hơi tý là đến bác sĩ, chính phủ phải chi tiêu nhiều tiền về những khoản trợ cấp bệnh tật thuốc men.
Vì thế ông Obama khoán cho các cụ, mỗi ngưởi 30 ngàn đô la để các cụ về Việt Nam ở hẳn, không trở lại Mỹ nữa. Obama tính toán lắm, 30 ngàn là một số tiền lớn, nhưng không lớn bằng những số tiền hưu bổng và bệnh tật mà chính phủ phãi chi cho các cụ cho đén lúc 100 tuổi.
Obama đánh dúng vào thị hiếu cù các cu già về hưu, ở Mỹ chắc biết sống lảm gì, về VN có số tiển mua một căn nhà ở vúng quê, sống thoái mái, giữa các đồng bào nói cùng tiếng nói, ăn cùng những thức ăn quê hương.
Thế là gia đình nào cũng bàn tán, tính toán hơn thiệt. Và câu hỏi trong đầu chưa giải quyết được là ở hay về, làm các cụ xuy nghĩ nát óc.
Chúng ta chẳng dám đoán mò . Hãy đợi một vài năm nữa sẽ biết, và sẽ biết có bao cụ tính nhầm, trở về VN rồi muốn trở lại Mỹ không được nữa.
Xin quý độc giả đọc bản thông cáo của chính phủ Obama sau đây :
Công dân cao niên nhận lãnh một lần số tiền $30,000 nếu đồng ý trở về sinh sống tại quốc gia nguyên thủy của họ.
Ðể giảm bớt gánh nặng trợ cấp cho người già trên đất Mỹ, và trước tình trạng ngân sách thiếu hụt của quốc gia này, cuối cùng vào ngày 1 tháng 4 năm nay, Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật chấp thuận cho những người cao niên trên 65 tuổi, không sinh ra tại Mỹ, được lãnh một số tiền quy định đồng đều là $30,000 nếu đồng ý trở về sinh sống tại quốc gia nguyên thủy của họ.
Ðạo luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, nhưng chỉ dành cho những người tự ý chấp thuận, không có tính cách bắt buộc hay kỳ thị, và công dân cao niên phải làm đơn trong vòng 90 ngày từ ngày đạo luật có hiệu lực tại các cơ quan xã hội quận hạt nơi mình cư ngụ.
Cao niên hiện nay ở tại Mỹ, được lãnh đủ số tiền này, một người già sống chung với chồng hay vợ phải mất thời gian gần 42 tháng (nếu tính theo số tiền được quy định từ tháng 3 năm 2011 trở về trước là $703.00 cho một người sống chung với hôn phu hay hôn thê.
Nay với số tiền này ($30,000) được lãnh trọn, người trở về nước của họ sẽ có một số vốn làm ăn hay an hưởng tuổi già mà không cần phải ở lại Mỹ để được hưởng hàng tháng số trợ cấp do chính phủ quy định.
Ðạo luật này đã được nghiên cứu và cứu xét trong nhiều năm kể từ tháng 5 năm 1990, theo các bản phúc trình có giá trị, thì những người cao niên như sắc dân Châu Á, mỗi năm đã dành số tiền trợ cấp mười một tháng để đem tiêu xài hết trong một tháng trở về đất nước của họ.
Mặt khác số tiền trợ cấp đã thay đổi tùy theo nấc thang thời giá được ấn định lại hằng năm, nhưng đối với mức sống thấp của những người di dân đến Mỹ, họ còn có khả năng gởi về đất nước của họ hằng tỷ đô-la mỗi năm. Theo con số của Ủy Ban Người Nước Ngoài Việt Nam, mỗi năm Việt Nam nhận 8 tỷ dollars do các di dân gửi về trong đó có 65% số tiền xuất phát từ Mỹ.
Nếu số cao niên Châu Á hay từ các quốc gia sau chiến tranh có sự tham dự của Mỹ đồng ý chọn giải pháp nhận số tiền trợ cấp của đạo luật 1/1/12, như đã ghi trên, nước Mỹ sẽ tiết kiệm được những chi phí sau đây:
- Tiền trợ cấp y tế, (thuốc men, bệnh viện, săn sóc tại gia, các chi phí cho dịch vụ cấp cứu): 78 tỷ mỗi năm.
- Tiền day-care cho các cụ (đến ăn trưa, tập thể dục, chơi bài, đấm bóp, xem TV, vào internet): 892 triệu mỗi năm.
- Chi phí về housing: 3 tỷ 2 mỗi năm.
Hiện nay, theo sự thăm dò của cơ quan Orange County Senior Research (OCSR) cùng một số thiện nguyện viên quan tâm đến vấn đề này, đã tiếp xúc với với các vị cao niên tại các nơi sinh hoạt tôn giáo như chùa, nhà thờ, tại các dịch vụ day-care, chỗ đông người như chợ, siêu thị, trên các chuyến xe bus hằng ngày chở đi các casino, các quán cà phê có hay không có bàn cờ tướng, các phòng massage.
Kết quả tạm ghi nhận được:
- Nhóm thứ nhất: 65% chấp nhận lãnh số tiền trợ cấp một lần $30,000 để trở về nguyên quán không trở lại, trong số này có:
21% bệnh tật lâu năm, khó chữa muốn về chết trên quê hương,
17% hiện có bất động sản đã mua hay của con cái, gia đình làm ăn khá giả, nên muốn về ở luôn, có thể mở tiệm phở, hớt tóc, massage, cà phê đủ loại, 8% xem Việt Nam ngày nay có tiến bộ, giàu có, có tự do sống thoải mái,
7% đã mua sẵn đất chôn, mỗi năm đều về Việt Nam và đã có ý định về ở luôn,
23% bị con cái bạc đãi, không chăm sóc, buồn phiền, trầm uất,
8% không thích hợp với đời sống, văn hóa Mỹ, không có nhiều bạn bè lui tới,
7% sắp qua đời, muốn về chết ở việt Nam.
9% đời sống ở Mỹ bó buộc, không có tự do (sử dụng rượu, thuốc lá) phương tiện di chuyển đắt, khó khăn, sẽ làm đơn, nhưng không cho biết ý kiến, sợ đụng chạm.
- Nhóm thứ hai: 10% đang cứu xét và thăm dò, chưa có quyết định.
- Nhóm thứ ba: 18% không chấp nhận, dù vì hoàn cảnh khó khăn của nước Mỹ, trợ cấp bị cắt giảm (đã nhận nơi này làm quê hương), không muốn về Việt Nam dù với điều kiện nào.
- Nhóm thứ tư: 7% không có ý kiến.
Chưa bao giờ nước Mỹ thâm thủng và nghèo mạt như hiện nay. Một tiểu bang của Mỹ giàu có đứng vào hàng thứ năm của thế giới đã nghèo hơn bao giờ hết.
Theo nguồn tin mới nhất từ thủ phủ Sacramento của California, ngân sách tiểu bang thâm thủng 42 tỷ đô la.
Thống Ðốc Brown của tiểu bang vừa loan báo sự cắt giảm ngân sách giáo dục lên đến 1,200 triệu Mỹ kim, trong đó, tài khoản của hệ thống CSU (California State University System) sẽ còn dưới 500 triệu Mỹ kim, hệ thống CU (University of California) sẽ bớt đi 500 triệu cho và 200 triệu ít hơn cho các cơ quan nghiên cứu.
Thống đốc cho biết đây là “trong điều kiện thuận lợi nhất và nếu trong kỳ trưng cầu dân ý vào tháng 6 năm 2011 nếu dân chúng không chấp nhận cho gia hạn thuế khóa như hiện nay thì tình hình cắt giảm sẽ nặng nề hơn nữa”.
Không còn giải pháp nào khác có thể cứu vãn tình hình ngân sách thâm thủng. Ở cấp tiểu học và trung học, Học Khu Westminster đã bớt đi 10 ngày học và Học Khu Garden Grove giảm 5 ngày.
Trong tổng số hơn 200 ngày giảng huấn mỗi năm, sự giáo dục sẽ có những kết quả tai hại nếu trong tương lai số ngày nghỉ học phải tăng lên vì không đủ ngân sách tài trợ từ tiểu bang.
Nói chung, giờ học của con em chúng ta ở California chỉ còn 175 ngày, trong khi con số trung bình toàn quốc hiện nay là 180 ngày.
Niên học sẽ rút ngắn đi ít nhất là 6 tuần lễ, nghĩa là học sinh, nghỉ hè sau lễ Phục Sinh vào tháng 4, chứ không còn như thường lệ kéo dài đến giữa tháng 6 nữa.
Một thành phố của California là Anaheim vừa đi đến một quyết định theo đó tất cả công chức thành phố không sử dụng trong trường hợp khẩn cấp sẽ giảm 5% lương, đồng thời bớt 10% số giờ làm việc và tiền lương của hơn 1,100 công chức thành phố, kể cả ban quản trị sở cứu hỏa, sở cảnh sát và các nhà quản trị khác, sẽ bị cắt lương 5%, giúp tiết kiệm cho thành phố khoảng $3.4 triệu.
Xa hơn nữa, Neward của New Jersey, trong một cố gắng tuyệt vọng để làm giảm mức thâm thủng của thành phố lên tới 70 triệu đô la trong năm 2010, thị trưởng của Newark đã cho cắt luôn khoản tiền mua giấy vệ sinh cho các cầu xí của nhân viên, cắt bớt 4 ngày làm việc cho các nhân viên không chính thức, dẹp bỏ các biểu ngữ trang trí lễ lạc, đóng cửa các hồ bơi công cộng và bất cứ hợp đồng nào không cần cho an ninh đường phố, phòng cháy cũng sẽ bị cắt. Các biện pháp này sẽ tiết kiệm từ 10 triệu đến 15 triệu đô là mức thâm thủng của thành phố.
Nước Mỹ của chúng ta không còn là một anh chàng công tử nhà giàu nữa, mà là một anh chàng nghèo kiệt xác đang giật gấu vá vai để qua hồi suy thoái kinh tế.
Nửa phần bài tạp ghi hôm nay, viết vào những ngày đầu tháng 4 theo truyền thống “Cá Tháng Tư” (April Fools' - Poisson d'Avril), hy vọng không ai mừng hụt và cũng không hy vọng đạo luật này sẽ thành hình.
Nửa phần cuối của bài này là chuyện nước Mỹ đang nghèo, con cháu chúng ta phải chịu dốt hơn vì ngân sách giáo dục bị cắt, giờ học bị bớt, lớp học bị dồn lại, ngay cả vòi nước uống, sân chơi cho các em cũng không có tiền tu bổ. Xin quý vị cao niên, nhịn bớt tiêu xài, phá phách, đừng đem tiền ra khỏi nước Mỹ nữa, xin hãy sống với nước Mỹ và yêu nước Mỹ hơn, xin đừng xem đây là nhà trọ, là nơi “share” phòng nữa!
From: An Pham [mailto:annie2010@cox.net]
Sent: jeudi 28 avril 2011 05:57