Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

TIN TỨC CAONIÊN ĐẶC BIỆT

tintuccaonien.com
Ngày 07 tháng 6 năm 2011

Điện thoại di động có thể gây ung thư

Sau khi 31 chuyên gia quốc tế phân tích các nghiên cứu thực hiện từ trước đến nay kể cả hai công trình nghiên cứu chưa được công bố, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer- IARC) thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) đã đưa ra thông báo cho biết là điện thoại di động được xếp vào loại có thể gây ung thư ngang với một số hoá chất xấy khô và thuốc diệt trừ sâu bọ
clip_image002

http://www.usatoday.com/video/index.htm?bctid=970254882001&csp=taboola#/Cellphones%2C+brain+cancer+linked+in+international+study/970254882001

Giáo sư Jonathan Samet thuộc Đại học Southern California (HK) , trưởng nhóm nghiên cứu IARC, tuyên bố “ Có thể có một số rủi ro và vì thế chúng ta cẩn theo dõi chặt chẽ mối liên hệ giữa điện thoại di động và rủi ro ung thư”. Thông báo của IARC ghi nhận là có thể có liên quan giữa điện thoại di động với hai loại khối u não: u thần kinh đệm ( glioma) vá u thẩn kinh thíng giác (acoustic neuromas). Nhóm nghiên cứu IARC cho biết chưa có đủ bằng chứng vể sự liên hệ của điện thoại di động với các loại ung thư khác.

Cơ quan IARC thừa nhận là bẳng chứng dùng để xem điện thoại di động như là có khả năng gây khối u não chỉ “giới hạn” . Theo ông Otis Brawley, thuộc Hội Ung thư Hoa kỳ (American Cancer Society,) thì ngay cả cà-phê, ly nhưa styrofoam, khói xăng và các thuốc thông thường như valium cũng được IARC xếp vào nhóm những chất gây ung thư
Ông Brawley nói” Khi người tiêu dùng nghe tới cụm từ ‘ có thể gây ung thư ‘ là đã ‘ớn’ rồi. Nhưng các dữ liệu không phải tất cả đều chằc chắn và cần phải nghiên cứu thêm . Có lẽ có nhiểu người bị chết vì tai nạn xe hơi do điện thoại di động hơn là vì khối u não mà điện thoại di động gây ra “ Theo ông Brawley một số người lo ngai vì điện thoại di động phát ra sóng radio, một dạng bức xạ không ion-hóa, tẩn số thấp. Tuy nhiên dạng bức xạ này quá yếu không làm tổn thượng DNA , khác với bức xạ từ mặt trời, giường làm rạm da ( tanning bed) hoăc máy chụp CT scan
Theo bác sĩ dịch tễ ung thư Roberta McKean-Cowdin thì hầu hết các nghiên cứu đều chứng tỏ không có mối liên hệ nào giữa điện thoại di động và khối u não . Chĩ có một vài nghiên cứu đã tim thấy là những ngụười sử dụng điện thoại di dông có thể bị u thần kinh đệm (glioma) hay u thẩn kinh thính giác (acoustic neu romans) nhưng chỉ sau một thời gian sử dụng lâu dài hoặc thường xuyên
clip_image004
Hình trái: Nhiệtđồ cũa đẩu khi không bị phơi bày trước bứcxạ từ điện thoâi di động Hình mặt: Nhiệt đồ của đầu sau 15 phút nói chuyện trên điện thoâi di động, các vủng vàng và đỏ là chỉ dấu cũa tác dụng nhiệt có thể có hại cho sức khoẻ

Ngoài ra bác sĩ Donald Berry, thuộc Trung tâm Anderson Cancer Center Houston, ghi nhận là tại Hoa kỳ tỉ lệ ung thư não không có tăng mặc dầu kỹ thuật điện thoại di động đã phát triển khủng khiép.
Ông Brawley ghi nhận là phẩn lớn các nghiên cứu về điện thoai di động có những nhược điểm quan trọng. Điển hình các nhà khảc cứu đều hỏi bệnh nhân ung thư về quá trình sử dụng điện thoại di dộng của họ và sau đó đem đối chiếu với các câu trả lời của những người chưa bao giờ bị ung thư. Hơn nữa theo ông Brawley thì lời báo cáo của các bệnh nhân thường không đúng, nhất là khi họ đang bị kích động vì được chẩn đoán có u não
Giáo sư Peter Shields, thuộc Đại học Y khoa Georgetown, cho biết từ ngữ “có thể” không đổng nghĩa với “sẽ gây ung thư”. Ông ghi nhận là có ba loại rủi ro.:
có thể (possible) , có khả năng xẩy ra (probable) và được biết rõ (known). Bức xạ phát ra bởi diện thoại di động thuộc loại có khả năng xẩy ra. Ông nói “Điều này khác với trường hợp chất asbestos hoặc hút thuốc làm cho 1 trong 10 người hút thuốc bị ung thư”
Ông Robert Baan, một nhà khoa học phục vụ tại IARC cho biết “Hiện nay chưa có đủ dữ liệu đề chứng tỏ là sự phơi xạ do nghể nghiệp (occupational exposure) bởi các bức xạ radar và microwave cũng như sự phơi xạ bởi sự truyển các sóng radio, truyển hình và vô tuyến trong không gian có thể gây ung thư”
Liên hiệp các công ty vô tuyến CTIA tìm cách giảm thiếu mức độ rủi ro. Ông John Walls, phát ngôn viên của Liên hiệpnày, nói “ Sự phân loại của IARC không có nghĩa là điện thoại di động gây ung thư. Theo nguyên tắc của IARC thì một bằng chứng giới hạn có được từ các nghiên cứu thống kê vẫn có thể được chấp nhận dù là các kết quả nghiên cứu đạt được dựa vào thảnh kiến và những thiếu sót của dữ liệu”:
Việc sử dụng điện thoại di động đang trên đà tăng nhanh trên khắp thế giới. Vào tam cá nguyệt đầu của năm 2011 đã có 427.8 triệu đơn vị được bán ra—tăng 19% so với số lượng 359,6 triệu đơn vị đã được bán trong năm trước.
Giáo sư giải phẫu thần kinh Michael Weaver thuộc Đại học Temple, Philadelphia, khuyên mọi người nên dùng điện thoại dây nối ( (land-line phone) nếu có thể được, hoặc sử dụng bộ ống nghe có dây nối (headset with cord) vì như vậy điện thoại để ở xa đầu , hoặc chọn cách trao đổi bằng lời viết (texting) thay vì nói chuyện qua điện thoại
Giáo sư Weaver cho biết là với thời gian sẽ có nhiều trường hợp khối u não và những bệnh vể trí nhớ hơn đối với những người sử dụng thiết bị di động to lớn hơn. Nhưng cũng phải tới một hay hai thập niên nữa điều này mới xẩy ra
Theo ông Robert Baan thuộc IARC , các điện thoại kiểu mới hơn--thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư—phát ra ít bứcxạ hơn so với những máy sản xuất vào cuối những năm 1990 và vào đẩu những năm 2000. khi mà Cơ quan IARC đang tiến hành cuộc nghiên cứu trên đây. Thế nhưng, ông nói có thêm nhiều triệu điện thoại hiện đang được sử dụng, và theo cơ quan IARC hiện có trên 5 tỉ điện thoại di động đang hoạt động trên toàn cầu.
Cơ quan IARC sẽ công bố các phát hiện vể mối nguy gây ung thư của các trường điện-tử tẩn số radio trên tạp chí The Lancet Oncology vào tháng 7/2011
Nạn dịch do chủng mới E. Coli bùng phát tại Châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) cho biết nạn dịch vi khuẩn E.coli bùng phát tại Đức và đang lan tràn khắp Âu châu là do một chủng mới của vi khuẩn này chưa từng được phát hiện trước đây. Theo cuộc kiểm tra ban đầu c ủa WHO tại nơi bùng phát thì đây là chủng lai tạp giữa hai loại khuẩn E.coli và chủng mới này đặc biệt độc hại vì độc tố mà nó tạo ra có thể đi vào trong máu gây ra bệnh thận. Cho tới nay, nạn dịch này đã làm cho 17 người tại Đừc bị chết vá 1610 người tại 10 quốc gia Âu châu bị đau.
http://www.youtube.com/watch?v=qxr_iwimiqU
Ngay cả khi biết đích xác về loại khuẩn gây chết người này, người ta vẫn chưa rõ nó xuất phát từ đâu. Theo các quan chức Đức, có thể người ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc của đợt bùng phát nạn dịch lần này. Những gì người ta biết là khuẩn E.coli vừa rồi không phải là từ dưa chuột Tây Ban Nha.Các cuộc kiểm tra cho thấy dưa chuột Tây ban Nha tuy có mang theo E.coli nhưng thuộc một chủng khác với loại khuẩn E.coli trong nạn dịch lần này
Vi khuẩn E.coli có trong phân, và có thể việc dùng phân chuồng đã làm nhiễm độc các loại rau quả sau đó được tiêu thụ tươi sống, cho dù đó là dưa chuột, xà lách hay cà chua.Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc chỉ ra đích xác loại vụ mùa nào mang lại loại vi khuẩn này là hết sức khó khăn.
clip_image006

Thưởng ra trong hầu hết các ổ dịch, nạn nhân đều là trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa có khả năng chống lại ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên lẩn này ở Đức nạn nhân lại là người lớn mà hầu hết là phụ nữ.Việc tìm hiểu tại sao phụ nữ lại là nạn nhân chủ yếu của nạn dịch lần này là một vấn đề cấp bách bởi vì tìm hiểu được nguyên nhân sẽ góp phần dập tắt nạn dịch .
clip_image008

Bác sĩ Ulf Goebel thuộc Bệnh viện Đại học Charite ở Berlin giả định có thể chủng E.Coli mới này có cái gì đó phù hợp với cơ địa của nữ giới mà không phù hợp với nam giới. Ông cho rằng chỉ cần yêu cầu những nạn nhân còn sống sót liệt kê ra tất cả những thực phẩm họ đã ăn và ăn khi nào. Sau đó, so sánh để tìm ra một mô hình.và từ đó lý giải ra nguyên nhân
Theo các quan chức tại Đức một số bằng chứng cho thấy là tỉ lệ lây nhiễm đã giảm, trong khi việc lây nhiễm giữa người với người ít khi xảy ra. Các biện pháp vệ sinh đơn giản, như rửa sạch rau quả, rửa tay kỹ sau khi chuẩn bị thức ăn, vẫn là cách tốt nhất để giảm rủi ro lây nhiễm.
Ghi chú-
Vài điều nên biết vể chủng E. coli.
1- E. coli là gì? Escherichia coli (E.coli) là một nhóm vi khuần sinh sống trong ruột của nhiều động vật, kể cả người. Phàn lớn các chủng E.coli đều vô hại, nhưng cũng có những chủng có thể gây bệnh từ tiêu chảy tới viêm phổi. Bệnh nhiễm E.coli có thể từ nhẹ tới chết người
2- E. coli lây lan ra sao? Nhiễm khuẩn E.coli thường là do ăn phải thực phâm hoặc uống phải nước bị nhiễm phân động vật hay người bị bệnh. Người ta có thể gây nhiễm cho thực phẩm vì không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã lót cho trẻ nhỏ, mặc dầu lây nhiễm từ người sang người rất hìếm. Phân của các động vật từ bò sữa tới chim muông có thể gây nhiễm cho nước và mùa màng.
3- Thế nào là chủng (strain)? Chủng E. coli đang lây lan tại Đức và các nước Âu châu khác --được biết dưới mã số 0104: H4 ---là thành phần của một loại vi khuẩn được biết dưới tên Shiga toxin-producing Echerichia coli (STEC). Đây là lẩn đầu tiên chủng này gây một nạn dịch cho người. Các triệu chứng của nhiễm STEC thay đổi tùy theo người, nhưng thông thướng lá đau thắt dạ dày, tiêu chảy (thưởng có máu), và ói mửa. Cũng có thể sốt nhẹ (dưới 101 độ F hay 38.5 độ C). Thông thường bệnh nhân khỏi bệnh sau 5-7 ngày
4- Các biến chứng chủ yếu? Cả trăm người bị bệnh trong nạn dịch tại Âu châu lần này mắc phải hội chúng urê-huyết tan máu ( hemolytic uremic syndrome- HUS), một biến chứng gây chết người của viêm E.coli. Hội chứng này làm tiêu hủy các tế bào máu đỏ và dẫn đến những vấn để nghiêm trọng vể thận khoảng chừng một tuần sau khi tiêu chảy bắt đầu
Các triệu chứng của hội chứng HUS gồm có đi tiểu luôn, mệt mỏi nhiều và da tái nhợt. Trẻ em, người già và những người mà hê miễn dịch bị suy yếu thường có rủi ro cao bị hội chứng HUS. Trong nạn dịch lẩn này thành phẩn bị bệnh nhiểu nhất là các phụ nữ thành niên khoẻ mạnh.
5- Cách chữa trị ra sao? Các chuyên gia cho biết các phượng pháp trị liệu hỗ trợ bao gồm cả thủy hợp (hydration) rất quan trọng, Trị liệu hội chứng HUS bao gổm thẩm tách cho bệnh suy thận và truyển máu cho bệnh thiếu máu. Thuốc trụ sinh không nên dùng vì không có hiệu nghiệm. Tru sinh và thuốc chống tiêu chảy như Imodium còn có thể tăng rủi ro bị hội chứng HUS

Virulent new strain of E. coli found in deadly European outbreak-Noam N. Levy- June 3,2011

Bệnh loãng xương

clip_image010

Bệnh loãng xương (LX)được ví như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất quý báu trong ngân hàng xương của mỗi chúng ta. Lúc đầu, thường không có biểu hiện gì, nhưng khi có các dấu hiệu rõ ràng, khối lượng xương thường đã mất tới trên 1/3 (35%).
Hậu quả gãy xương do loãng xương thường khá nặng nề với sức khỏe người có tuổi vì xương đã bị loãng rất lâu liền, người bệnh phải nằm lâu ngày nên rất dễ bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét mục...).
Điều trị loãng xương thường khá tốn kém, đặc biệt khi đã có các biến chứng nặng nề như gãy xương, gãy lún cột sống... Hiệu quả nhất, kinh tế nhất là phòng bệnh, phòng bệnh từ khi còn nhỏ, từ khi còn trẻ, từ các thế hệ trước... để khối lượng khoáng chất đỉnh của bộ xương đạt con số cao nhất lúc tuổi trưởng thành, đồng thời duy trì một nếp sống và sinh hoạt lành mạnh, giảm tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh.

1- Phân loại
1.1 Tất cả chúng ta, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi loãng xương người già hay loãng xương loại II, một tất yếu của quá trình phát triển.Lúc này các tế bào sinh xương (osteoblast) bị lão hóa, sự hấp thu calci v à vitamin D ở ruột bị hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục (nữ v à nam).
Loãng xương tiên phát tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương Bệnh thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.
1.2 Quá trình loãng xương xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu quả nặng nề như gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay (xương cổ tay)... được gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương loại I khi có thêm các nguyên nhân:
Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein thiếu clip_image011Calci hoặc tỷ lệ Calci /Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D
Phụ nữ sau khi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2 - 4% mỗi năm trong suốt 10 đến 15 năm đầu sau mãn kinh.
Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi giảm từ 30 đến 50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi (65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay... hơn hẳn nam giới cùng tuổi.
Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là protien và calciui để bù đắp lại.
Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (các tiền vitamin D nên ảnh hưởng tới việc hấp thu calci
Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protein…
Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường... và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam). Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu.
Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid (corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).
Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
2. Hậu quả của bệnh loãng xương ra sao ?
Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng và cổ xương đùi.
Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng (thiếu chất khoáng và protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện.
Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè...
Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu nêu trên).
3- Làm sao phát hiện sớm bệnh loãng xương ?

Bệnh loãng xượng (LX) diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị LX thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương.
Bệnh LX: dễ chẩn đoán, khi đã bị LX, điều trị có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Nhưng, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm để ngăn ngừa không cho gãy xương do LX xảy ra.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương:
-Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…
-Đau thực sự cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…
-Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
-Gù lưng, giảm chiều cao

Bệnh LX là bệnh diễn biến âm thầm, người ta thường ví bệnh giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Do đó người bệnh cần phát hiện các yếu tố nguy cơ gây LX thứ phát (đã nêu trên), đi khám bệnh sớm ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, vọp bẻ…khám bệnh và theo dõi định kỳ (tuỳ mức độ bệnh).
4. Bệnh loãng xương có chữa được không ?

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gãy xương, giảm các nguy cơ gãy xương... cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt:

Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.
Theo các nghiên cứu gần đây nói chung chế độ ăn thiếu calci. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat..) giàu calci chỉ chiếm một vị trí rất khiêm nhường trong khẩu phần ăn của đa số dân Việt Nam ta.
Ở người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (đặc biệt là calci) và protein trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Chính vì vậy sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả calci và protein cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).
Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa...) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu calci và protein).
Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì khi xương đã bị loãng, gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý do nằm lâu.
Chế độ thuốc men:

Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac...) hay dùng Calcitonine thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Tránh dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.
Cung cấp calci theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể... để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ (Ở người có tuổi, nhu cầu về calci tăng mà khả năng hấp thu calci ở ruột lại bị giảm sút, ở phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh... nhu cầu calci đều tăng...).
Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa của vitamin D (Calcitriol - Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng calci của cơ thể.

Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương: Liệu pháp hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Calcitonine... theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Dùng các thuốc để kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương: Các chất làm tăng đồng hóa (Durabolin, Deca-Durabolin), hormon sinh dục nam (cho nam giới nếu có thiếu hụt cần bổ sung), muối Fluoride... theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Để có kết quả, việc điều trị loãng xương cần toàn diện, liên tục và lâu dài. Thời gian điều trị bệnh loãng xương phải được tính bằng năm chứ không tính được bằng tháng (để đánh giá kết quả điều trị, thường phải sau 2 năm) nên chi phí thường quá cao. Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về hai mặt hiệu quả và kinh tế.
Làm thế nào để biết điều trị có hiệu quả ?
Bệnh loãng xương cần được điều trị toàn diện, liên tục và lâu dài. Có thể đánh giá kết quả điều trị cần dựa vào triệu trứng lâm sàng và sự cải thiện về tỷ lệ khoáng chất (BMD) và khối lượng bộ xương (BMC) so với trước khi điều trị :

Về mặt Lâm sàng:
Người bệnh bớt đau nhức.
Tăng khả năng vận động.
Giảm tỷ lệ bị gẫy xương (cổ xương đùi, cổ tay, xương sườn và cột sống).

Tăng tỷ lệ khoáng chất của xương:
Có thể được đo bằng các phương pháp:
- CT scan (chụp cắt lớp điện toán), MRI (chụp cộng hưởng từ hạt nhân) hệ thống xương để đánh giá mức độ loãng xương trước và sau một thời gian điều trị.

- DEXA (quét và đo độ hấp thu proton của xương) để theo dõi sự cải thiện của tỷ lệ khoáng chất (BMD) và khối lượng xương (BMC) sau một thời gian điều trị.
4. Có cách gì để phòng ngừa bệnh loãng xương ?
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng khoáng chất đỉnh cuả bộ xương cao nhất lúc trưởng thành bằng cách:
- Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương "vốn liếng" tốt nhất), khi cho con bú (để đủ calci cho sự phát triển của bộ xương ngay từ đầu).
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và vận động cho trẻ em để đạt mức phát triển cơ thể tốt nhất.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí... ngay từ khi còn nhỏ, ngay từ khi còn trẻ, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa calci như: uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng qúa mức, thụ động, ít vận động thể lực...
- Từ tuổi 40, hoạt động của các tế bào hủy xương bắt đầu trội hơn các tế bào sinh xương vì vậy chúng ta nên tính toán cụ thể và bổ xung đủ lượng calci cần thiết bằng chế độ ăn uống hàng ngày và tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời.
- Phát hiện và điều trị các bệnh kèm theo. Điều chỉnh và kiễm soát chặt chẽ các thuốc điều trị.
Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chống co giật (Phenyltoin, Barbiturate...), bổ xung thêm vitamin D vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hoá của vitamin D.
Nếu cần sử dụng lâu dài Corticosteroid, bổ xung thêm calci, vitamin D và chất kích thích tạo xương vì Corticosteroid vừa ức chế trực tiếp sự tạo xương, vừa giảm hấp thu vitamin D, vừa tăng thải calci qua nước tiểu.
- Ở phụ nữ mãn kinh một mặt tăng cường bổ xung calci, vitamin D, khuyến khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hường dẫn chị em áp dụng Liệu pháp hormon thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (Điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế).
Tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh từ 5 đến 7 năm, vì vậy liệu pháp hormon thay thế rất cần được áp dụng sớm để ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, mang lại hậu quả nặng nề nhất cho nhiều phụ nữ lớn tuổi.
Ghi chú
1-Các thuốc điều trị loãng xương
1.1 Các thuốc chống huỷ xương:

Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị LX vì làm giảm hoạt tính của tế bào huỷ xương (Osteoclast) và làm giảm chu chuyển xương.
Nhóm hormon sinh dục nữ (Oestrogen và các giống hormon) dùng để phòng ngừa và điều trị LX cho phụ nữ sau mãn kinh (menopause):
Estrogen (Premarin), estrogen phối hợp với progesteron (prempak C) hoặc thuốc tương tự hormone tibolol (Livial). Đây là các thuốc dùng trong trị liệu hormone. Thay thế để phòng ngừa và điều trị cho phụ nữ sau mãn kinh. Cần cân nhắc thật kỹ, dùng liều thấp trong thời gian ngắn các thuốc loại này và cần theo dõi đề phòng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến vú.
Thuốc điều hòa chọn lọc thực thể estrogen (selective Eotradiol Receptor Modulators, viết tắt SERMS). Điển hình là Raloxifene (Evista). Đây là thuốc được quan tâm nghiên cứu sử dụng nhiều trong liệu pháp hormone thay thế vì nó chỉ tác động vào các thụ thể của hormone estrogen chứ không tác động như một hormone.

Lợi điểm là không ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, bảo vệ tuyến vú (do chống lại estrogen ở các mô này) nhưng lại có tác dụng bảo vệ xương, tăng khối lượng xương (do có tác dụng giống như estrogen ở mô xương). Nếu phụ nữ mãn kinh không dùng được estrogen sẽ dùng được SERMS.
Nhóm hormon sinh dục nam (Androgen) dùng để phòng ngừa và điều trị LX cho nam giới sau tắt dục (andropause) :Testosrerone (Biệt dược Andriol)
Nhóm Bisphosphonates: Đây là nhóm thuốc mới được sử dụng từ đầu những năm 1990. Hai thuốc được dùng rộng rãi là alendronat (Fosamax) và risedronat (Actonel). Thực chất nhóm bisphosphonat là các dẫn chất (chất có cấu trúc hóa học tương tự) hợp chất pyrophosphat, vì vậy, khi đưa vào trong cơ thể, các bisphosphonat sẽ gắn chặt vào vi cấu trúc của xương.

Thuốc có tác dụng chống hủy xương bằng cách ức chế hoạt động các tế bào hủy xương trong khi quá trình tạo xương vẫn xảy ra bình thường. Thuốc được dùng để điều trị và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, đặc biệt, loãng xương do dùng glucocorticoid kéo dài. Sử dụng thuốc bisphosphonat phải lưu ý cách dùng thuốc phải thật đúng, bởi vì khi uống, thuốc hấp thu kém (thức ăn thức uống cản trở sự hấp thu của thuốc vào máu) và dễ gây tác dụng phụ (khó tiêu, viêm loét thực quản).
Cách uống thuốc đúng như sau: uống nguyên cả viên thuốc (không nhai) với ly nước đầy vào lúc bụng trống; không được ăn uống thức uống gì khác 30 phút sau khi uống thuốc kể cả uống thuốc bổ sung calci; không được nằm mà phải ngồi thẳng lưng hoặc đứng ở tư thế thẳng đứng trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc. Lý do không được nằm trong vòng 30 phút như thế để uống thuốc không bị đọng lại ở thực quản hoặc tránh có tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản thuốc sẽ làm hại niêm mạc thực quản. Không được uống cùng với các thuốc chống acid, vitamin D và canxi. ( Các thuốc bổ sung canxi, thuốc chống acid... có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu alendronate.
Sau khi uống nó ít nhất là nửa giờ mới được uống các thuốc trên ). Cách uống khó khăn như thế nên alendronat có loại viên 5mg và 10mg uống hằng ngày và loại alendronat 35mg và 70mg uống 1 lần cho mỗi 7 ngày.
Calcitonin: Calcitonin là một chuỗi các acid amin từ cá hồi, có tác dụng chống huỷ xương, giảm đau do hủy xương và làm giảm chu chuyển xương. Cơ chế tác dụng : Gắn kết với các thụ thể đặc hiệu trên hủy cốt bào, làm giảm số lượng và hoạt động của hủy cốt bào, hiệu quả của thuốc: giảm tỷ lệ gãy xương và giảm đau do hủy xương.

Thuốc Calcitonin dùng đường tiêm hoặc xịt mũi. Đường tiêm dùng cách ngày một lần, phiền toái nên ít dùng. Dùng thuốc dạng xịt 200 UI/ngày, thuận tiện, ít tác dụng phụ. Thuốc có nhiều biệt dược với calcitonin người, cá chình, lợn như calcinil, calcitar, calsyn, menocal...
Tuy nhiên, nếu tiêm cần thử test phản ứng. Dạng xịt có thể gây khô mũi, phù nề, sung huyết, hắt hơi, dị ứng, viêm họng, mệt mỏi, rối loạn vị giác, kích ứng, loét, sần đỏ, viêm xoang, chảy máu cam...
1.2 Các thuốc tăng tạo xương

Parathyroid Hormon: Được công nhận là thuốc giúp tăng đồng hóa đồng thời giúp tạo xương đang được nghiên cứu để trị loãng xương. Tác dụng của PTH là giúp tăng sự hấp thụ calci ở thận và sự hấp thu calci ở ruột để vào máu. Sản phẩm PTH do người điều chế từ công nghệ sinh học có tên teriparatide (biệt dược Parathar) đã ra đời nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
Calcium và vitamin D: để cung cấp "nguyên liệu " cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương (Osteoblast)
Calci: Đây được xem là nguyên liệu tạo xương mới. Thuốc được dùng ở dạng muối: carbonat, lactat, gluconat, citrat. Liều dùng 500-1000mg/ngày, nên uống cùng với bữa ăn.
Vitamin D và các chất chuyển hóa vitamin này: Đây là thuốc thường được kết hợp dùng chung với calci. Liều dùng 400-800 IU/ngày. Vitamin D giúp sự hấp thu calci qua niêm mạc ruột vào máu, giúp sự sử dụng calci hiệu quả hơn.

Hiện nay hay dùng calcitriol là dạng chuyển hóa của vitamin D (vitamin D khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng cuối cùng là calcitriol là dạng có hoạt tính, dùng thuốc là calcitriol cơ thể không phải mất công chuyển hóa, tuy nhiên, phải lưu ý theo dõi calci máu và calci niệu vì thuốc có nguy cơ gây tăng calci máu, nếu thấy tăng phải hạ liều thuốc).
Người già hấp thụ canxi kém, cần dùng thức ăn giàu canxi. Khi bị loãng xương, phải dùng canxi với liều cao, clip_image012mỗi ngày 800-1.200mg (trung bình là 1.000mg). Nếu chỉ dùng sữa giàu canxi thì phải uống khá nhiều. Cả một hộp sữa Anlene 400g chỉ có 2.400mg canxi, mỗi lần uống khoảng 4 thìa, pha trong 200ml nước, chứ không thể uống gần nửa hộp để đủ liều được.
Hơn nữa, nếu uống quá nhiều sẽ gây mất cân đối giữa sữa và các thức ăn khác. Do đó, phải dùng thuốc. Thuốc có dạng chứa chất canxi vô cơ (canxi carbonat, canxi phothat) hoặc chứa chất canxi hữu cơ (canxi gluconat). Nên chọn dùng loại chứa chất canxi hữu cơ. Phải xem kỹ hàm lượng: ví dụ mỗi ống thuốc có loại chứa tới 1.000mg nhưng cũng có loại chỉ chứa 100mg canxi.
Ở phụ nữ lớn tuổi và người có khả năng hấp thụ canxi kém, với liều dùng trên, canxi làm chậm tốc độ hủy xương, làm giảm tần suất gãy xương. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như táo bón, nhưng không gây sạn thận, không tăng canxi niệu. Ít khi chỉ dùng canxi đơn độc mà phải dùng kèm với vitamin D.
Nghiên cứu trong 3 năm trên 3.270 phụ nữ sống tại các nhà dưỡng lão dùng mỗi ngày 1.200mg canxi kết hợp với 800 IU vitamin D nhận thấy: “Xác suất gãy xương khớp háng giảm 29% và gãy xương ngoài đốt sống giảm 24% so với dùng giả dược”. Vitamin D dùng ở liều này là an toàn. Nếu không tiện dùng hằng ngày thì có thể tiêm hai năm một lần với liều 150.000-300.000 IU.
Calcitriol: Là dẫn chất vitamin D3, làm tăng hấp thu canxi và phospho ở mô xương, điều hòa canxi huyết do loạn dưỡng canxi, nhuyễn xương nhờn vitamin D. Cần chú ý tránh dùng quá liều gây tăng canxi và phospho máu, đường niệu. Không dùng phối hợp với các thuốc có vitamin D khác.
Thuốc tăng đồng hoá (anabolic agents): Thuốc như nandrolon (Durabolin, Deca-durabolin) ngoài tác dụng tăng đồng hóa tổng hợp chất đạm còn có tác dụng kích thích sự tạo xương (Deca-durabolin dùng liều 50mg/mỗi 3 tuần).
Trên đây là các loại thuốc điều trị loãng xương. Để điều trị có hiệu quả cần đến bác sĩ chuyên khoa khám để được chẩn đoán đúng bệnh, để xem có cần thiết dùng đến thuốc và nếu dùng thuốc sẽ dùng thuốc loại nào và thường là phải phối hợp thuốc.

Có nhiều kiểu phối hợp thuốc chống hủy xương và thuốc giúp tạo xương mà chỉ có bác sĩ mới giúp được sự chọn lựa tốt như
Calcitonin + calci và vitamin D;
Hormone thay thế + calci và vitamin D;
Bisphosphonat + calci và vitamin D;
Bisphosphonat + hormone thay thế + calci và vitamin D v.v...
2- Vitamin D và bệnh loãng xương
Vitamin D thường được xem là vitamin “trời cho” vì loại sinh tố đặc biệt này được cơ thể tổng hợp qua da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời. Chính bởi vậy, nhiều chuyên gia y khoa và dinh dưỡng cho rằng vitamin D vừa là một loại sinh tố, lại vừa là một hormone.
Khoảng 90-95% vitamin D trong cơ thể con người được hình thành từ quá trình tổng hợp dưới sự tác động của ánh nắng mặt trời và chỉ khoảng 5-10% là do nguồn thực phẩm. Vitamin D hiện diện rất ít trong thực phẩm (chủ yếu có trong các loại cá giàu chất dầu như: cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá trích…, trong một số loại nấm và rau có màu xanh đậm…).
Mặc dù chức năng chính của vitamin D không phải là bảo vệ xương, chống các loại bệnh về xương nhưng sinh tố này (khi được kết hợp với hormone tuyến cận giáp) có thể làm cho tỷ trọng canxi trong máu của con người ổn định.
Việc thiếu hụt calci và vitamin D thường gây ra những rối loạn xương, đặc biệt là chứng loãng xương và nhuyễn xương ở phụ nữ. Hơn thế, vitamin D còn được coi là một loại hormone, có mặt hầu hết các tế bào. Do đó, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các bệnh về xương khớp, vitamin D còn ảnh hưởng đến hàng loạt các chứng bệnh thời hiện đại khác, bao gồm cả các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, các bệnh truyền nhiễm, viêm nhiễm, nhiễm trùng hay bệnh lao phổi…
Phòng thiếu hụt vitamin D
Vì vitamin D được sản xuất từ ánh nắng mặt trời, người ta thường lầm tưởng rằng ở những nước nhiệt đới (như Việt Nam) thì không có vấn đề thiếu vitamin D. Nhưng sự thật thì ngược lại: một tỉ lệ lớn dân số trên thế giới, kể cả các nước nhiệt đới, thiếu vitamin D. Tại Thái Lan và Malayxia, tỷ lệ thiếu hụt cũng là 50% dân số. Còn ở Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc - tỉ lệ thiếu vitamin D có thời kỳ lên đến 80-90%!
Cách tốt nhất, theo các chuyên gia y tế, là phụ nữ từ 35-50 tuổi cần phải phòng ngừa loãng xương bằng cách: Đi kiểm tra mật độ xương định kỳ 3-6 tháng/lần, có chế độ năng vận động, tập luyện ngoài trời và dùng các chế phẩm bổ sung hàng ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Trong trường hợp không thể áp dụng các phương pháp tổng hợp vitamin D tự nhiên, bạn cần lựa chọn các sản phẩm bổ sung cả calci và vitamin D hơn là chỉ bổ sung calci đơn thuần để đảm bảo khả năng hấp thụ của cơ thể.
3- Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam?
Lý do dẫn tới hiện tượng này chính là sự khác biệt về đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hai giới. Đó là một phần quan trọng trong bản báo cáo "Mãn kinh, liệu pháp hoóc môn thay thế và loãng xương" do Tiến sĩ Takeshi Aso, Đại học Y-Nha khoa Tokyo (Nhật),.
Theo Tiến sĩ Takeshi Aso, 3 nguyên nhân chính khiến nữ dễ bị loãng xương hơn nam là:
- Nam giới có khối lượng xương lớn hơn nữ giới. Vì vậy, khi mất cùng một lượng xương, nữ sẽ chóng bị loãng xương hơn nam.

- Nam giới có nhiều cơ hơn, mà các cơ này lại đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương. Chúng tạo ra áp lực liên tục lên hệ xương, giúp kích thích quá trình tạo xương.
- Vào tuổi xế chiều, nồng độ testosterone (hoóc môn giúp củng cố hệ xương) trong huyết thanh ở nam giới chỉ giảm từ từ chứ không nhanh như nữ giới.
(theo các tàiliệu do bạn Loan Phan giới thiệu)
Ứng dụng di động của bức xạ trị liệu học vào các máy iPhone và iPad
Cơ Quan Quàn lỳ Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) vửa chấp thuận cho phép các bác sĩ sử dụng một ứng dụng di động mới của bức xạ trị liệu học trên các máy iPhone và iPad. Nhở ứng dụng này bác sĩ có thể nhìn các hình chụp tiaX cắt lớp dùng máy điện toán (computed tomography-CT), các hỉnh chụp cộng hưởng từ ( magnetic resonance imaging –MRI) và các hỉnh chụp với kỹ thuật y học hat nhân chụp cắt lớp với positron (positron emission tomography-PET) chẩn đóan bệnh
clip_image014clip_image015

http://www.youtube.com/watch?v=uKINSFU_6TI
Cơ Quan FDA qui định là ứng dụng chỉ được dùng tới trong những trường hợp không thể điều trị bệnh nhân tại bệnh viện có đầy dủ phương tiện. Bác sĩ William Maisel, phó giám đốcTrung tâm Thiết bị và An toàn Bức xạ thuộc FDA cho biết “ Kỹ thuật di động quan trọng này giúp các bác sĩ có thể xem tức thời các ảnh chụp và định bệnh ngay trước khi trở vể bệnh viện hay nhận được phim ảnh”
Ứng dụng trên đây mang tên Mobile-MIM (do MIM Software Inc., Cleveland sản xuất) Ảnh chụp được lấy từ thiết bị chụp hình rồi xử lý và nén dữ liệu. Sau đó thông tin được chuyển đến ứng dụng trên điện thoại, nơi các bác sĩ có thể phóng to, thu nhỏ và quản lý những bức ảnh chụp. Kỹ thuật nén chủ yếu cho nhũng bức hình chụp với chất lượng cao trong thời gian hạn hẹp bởi nó có khả năng tải dữ liệu nhanh chóng

FDA clears first diagnostic radiology app, Mobile MIM- Brian Dolan-Feb 14,2011