Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

TINTỨC CAONIÊN ĐẶCBIỆT

tintuccaonien.com
Ngày 12 tháng 6 năm 2011

Những thuốc trị ung thư mói đem lại hi vọng cho nhiều bệnh nhân
Khi bệnh u hắc-sắc -tố (melanoma ) đã lan sang các bộ phận khác và bác sĩ cho rằng ông ta chỉ còn hi vọng sống đuọc vài tháng thì Corky Corcoran đã quyết định xin dùng thuốc Vemurafenib còn đang trong vòng thử nghiệm. Thuốc mới này đả có hiệu nghiệm và đã thay đổi cuộc đỏi của Corky. Ông ta nói “ Nếu cứ đuọc nhu thế này ..thỉ thuốc này quả là tuyệt vời!”
clip_image001
Những thuốc như Vemurafenib --mà Corky Corcoran đã dùng—đã đuọc nhiệt liệt đón nhận tại Hội Nghị Thường niên của Hội Ung thu Lâm sàng Hoa kỳ năm nay và gây xôn xao trong nhóm khoảng một triệu bệnh nhân ung thư trên khắp nước Mỹ .


Bác sĩ Lynn Schucter thuộc Đai học Pennsylvania nói “ Các bác sĩ đuọc cho biết là họ sắp bước sang một kỷ nguyên mói” và nhiểu số trong những đột phá gẩn đây có thể đem lại những thay đổi đáng kể trong việc cúu sống các nạn nhân ung thu”
Thuốc Vernurafenib, đuọc hãng Plexxikin và Roche/Genentech bào chế, đuọc chú ý đến nhiều. Bác sĩ Len Lichtenfeld thuộc Hội Ung thư Hoa kỳ cho biết thuốc này nhắm đích vào sự đột biến tế bào di truyền (genetic cell mutation) ảnh hưởng tói khoảng phân nửa số bệnh nhân u hắc sắc tố(melanoma)
Đuọc biết là các bệnh nhân u hắc sẳc tố dùng thuốc Vemurafenib đều hãy cỏn sống và không cỏn cẩn tới hoá trị liệu (chemotherapy). Bệnh u hắc sắc tố là bệnh ung thư thông thuỏng nhất, tấn công thêm khoảng 70,000 người mỗi năm
Theo ước luọng mới nhất thỉ tại Hoa kỷ có gần 9,000 trưỡng hợp tử vong vì u hắc sắc tố mỗi năm , nhưng bác sĩ Paul Chapman thuộc Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering -- trưởng nhóm nghiên cứu thuốc Vernurafenib --cho biết ông tin tưỡng rằng các phát hiện mới này khơi dậy lại niểm hi vọng trong việc chữa trị một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất này. 
Công cuộc nghiên cứu thuốc Vernurafenib đã có được sự tham gia cũa 675 bệnh nhân trên toàn thế giới bị bệnh u hắc sắc tố đã phát triển không mổ được và bị đột biến gien. Các nhà nghiên cứu đả so sánh hiệu quả của thuốc Vemurafenib với Dacarbazine, một loại thuốc hóa trị liệu khác dùng đễ chữa trị ung thư da.. Kết quả cho thấy là 84 phần trăm trong số các bệnh nhân uống thuốc viên Vernurafenib hai lẩn một ngày cỏn sống sót sau 6 tháng. Bácsĩ Chapman nói “ Có được 84 phẩn trăm bệnh nhân uống Vernurafenib còn sống sót là một điều hết sức ngạc nhiên và có ý nghĩa rất lớn vể mặt thống kê” Theo dự trù thì thuốc Vernurafenib sẽ được FDA chấp thuận và đưa vào thị trường trong vòng 6 tháng tới
clip_image005
Một thành công khác cũng mới được hãng Bristol-Myers Squib thông báo . Đó là thuốc Yervoy dủng để chống lại u hẳc sắc tố bằng cách kích thích hệ miễn nhiễm cũa chính cơ thể bệnh nhân để chống lại ung thư. Thuốc Yervoy đã đượcFDA chấp thuận vào tháng ba vứa qua và là thuốc đẩu tiên có hiệu quà trị liệu đối bới u hằc sắc tố. Thuốc này có khả năng tăng tị lệ sống sót lên một phẩn ba đối với các bệnh nhân u hắc sắc tố, Việc trị liệu bằng thuốc Yervoy, tốn khoảng 120,000 mỹ kim, gồm 4 đợt tiêm truyển thuốc trong một thời gian 3 tháng.
Một ngày sau cuộc diễu hành của gẩn 4,000 bệnh nhân ung thư vù cỏn sống sót tại thủ đô Hoa kỳ , nhân kỳ chạy đua Komen Glogal Race for the Cure kỷ thứ 22, các nhà nghiên cứu đã loan báo mới phát minh ra loại thuốc mới Aromasin giúp phỏng chống ung thư vú. Theo các nhà khảo cứu, thuốc Aromasin cắt giảm phân nửa rủi ro bị ung thư vú mà không gây nhiểu tác dụng phụ như hai loại thuốc khác đã được FDA chấp thuận.
clip_image006
Bác sị Jennifer Litton thuộc Trung tâm Ung thư Anderson , Đại học Texas nói “ tôi nghĩ thuốc này đem lại thêm một lựa chọn khác cho các phụ nữ sau thởi kỷ mãn kinh có rủi ro cao bị ung thư vú”. Amorasin là thử nghiêm đẩu tiên trên phụ nữ khoẻ mạnh về một thế hệ mới thuốc ngăn chặn hormone goi là hormone inhibors (chất ức chế hormone) hiện đang dủng đễ phỏng chống sự tái phát ung thư vú. Viện Ung thư Quốc gia giải thích là các chất ức chế hormone giúp ngăn chặn viêc sản xuất estrogen, một hoá chất được sản xuất bởi các buồng trứng và các mô khác để giúp cho các khốu u vú tăng trưởng.
Xem video: Đột phá trong cuộc chiến chống ung thu
New Cancer Drugs Raise Hope of Survival- David Kerley- June 5,2011
2. Nguy hiểm khi lấy ráy tai
Đừng nên đụng tới ráy tai khi không cần thiết
clip_image008

Ráy tai (earwax) là chất sáp màu vàng ở bên trong tai. Theo khuyến cáo mới đây của Viện American Academy of Otolaryngology (AAO) thì “ráy tai có chức năng của nó, vì vậy nếu không cần thiết thì đừng đụng tới”
Tại Hoa kỳ, mỗi năm có khoảng 12 triệu người cần đươc điểu trị vì nút ráy tai hoặc vì nhiều ráy tai quá. Chứng nút ráy tai (impaction) có thể gây đau đớn, áp suất, ngứa, thối tai, ù tai, chảy mủ và trong trường hợp tệ hại nhất có thể làm điếc tai.
http://www.youtube.com/watch?v=MJsfVJeYNyk&feature=related
clip_image010
Viện AAO đã đưa ra một bản hướng dẫn nhằm hai mục đích
· xác định những trường hợp nào ráy tai cẩn phải lẩy ra
· cho bác sĩ biết phương pháp lấy ráy tai nào tốt nhất
Ráy tai là một tác nhân tự rửa, với những tính chất bảo vệ, làm trơn và kháng khuẩn. Các hạch nhỏ trong ống tai ngoài luôn luôn bơm ra một chất lỏng như nước, chất này quyện với các cụm lông tai và da bị chết để tạo thành ráy tai (earwax/cerumen) . Ráy tai dư thừa bị đẩy từ từ ra khỏi ống tai, thúc đẩy bởi chuyển động nhai và khác nữa của hàm răng, và lôi cuốn theo bụi bậm và các hạt nhỏ khác ra khỏi ống tai. Cuối cùng, những cục ráy tai khô sẽ rơi ra khỏi lỗ
tai.
Khi động tác nói trên của ráy tai bị trục trặc, hoặc khi người ta ngoáy lỗ tai với một que bông gòn hay với những vật lạ khác như cái ngoáy tai hay que diêm thì ráy tai có thể dồn lại và bịt một phần ống tai. Ngoài ra,nhiều người lại còn gắn nút nghe (earplugs) vào lỗ tai khi đeo máy trợ thính, làm nghề truyền tin hay vì ham nghe nhạc với máy walkman. Điều này cũng cản trở ráy tai tự rơi ra khỏi tai.
Hơn nữa, những người lớn tuổi dễ bị nghẹt lỗ tai hơn là các người trẻ, vì họ có ráy tai dày và khô hơn, vả lại trong tai họ có nhiểu lông hơn nên cản trở sự vận hành của ráy tai. Sau hết ,nhiều clip_image011người lại thích tự lấy ray tai làm cho vấn để trở nên phức tạp hơn.
Đối với mọi người, bản hướng dẫn khuyên đừng nên đụng tới ráy tai trừ khi có những triệu chứng là có quá nhiều ráy tai Nếu ở nhà, bạn có thể nhỏ vào tai vài giọt thuốc lấy ráy tai có bán tự do tại các tiệm thuốc tây. Bạn có thể mua bât cứ nhãn hiệu nào cũng đươc vì chúng đều tốt như nhau, nếu không bạn cũng có thể dùng nuớc khử trùng hay nước muối cũng đươc. Các giọt thuốc nhỏ vào tai chỉ có công dụng làm lỏng ráy tai mà thôi, còn thường ra tai sẽ làm tiếp công việc đẩy ráy tai ra ngoài.
Bản hưởng dẫn còn khuyên không nên dùng que bông gòn hay bất cứ vật gì khác để ngoáy lỗ tai Cách dùng vòi xịt tưới qua đường miệng (oral jet irrigators) hay các phương pháp y học không tập quán cũng không nên sử dụng.
clip_image013
Trong cách đốt nến vào tai(ear candling). người ta lấy vải cuốn thành một ống rỗng , nhúng vào trong sáp ong, rồi để cho nguôi và cứng lại. Sau đó ống sáp ông đươc đút vào trong lổ tai, và người ta đốt cháy đẩu bên ngoài của ống trong vòng 15 phút. Người ta tin rẳng cách này sẽ hút ráy tai ra ngoài, nhưng nghiên cứu cho thấy thật ra chất hút ra chỉ là từ nến sáp. Hơn nữa đôi khi bệnh nhân còn bị phỏng tai.
Nếu nhỏ thuốc mà triệu chứng không dứt hoặc bạn không thích nhỏ thuốc mà vẫn còn triệu chứng thì đây là lúc bạn phải đi gặp bác sĩ. Bác sĩ có ba phương pháp thông dụng và tốt nhất để lấy ráy tai cho bạn. Đó là bơm đầy dung dịch nước vào trong tai, soi kính hiển vi và dùng dụng cu y khoa để lấy ráy tai và kê toa cho bệnh nhân mua thuốc vể nhà nhỏ vào tai.
http://www.youtube.com/watch?v=dxhgtDiJLmg&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=9ezkN4-RId4&feature=related
clip_image015
Bác sĩ Peter Roland thuộc Đại học Texas Southwestern Medical Center, Dallas khuyên mọi người đừng có bối rối khi bác sĩ phát hiện ra một chút ráy trong tai. Ông nói “ Có những bệnh nhân của tôi kinh ngạc khi tôi trông thấy một chút ráy trong tai họ, và đã xin lỗi tôi vì để tai dơ.. Điểu tôi muốn nói là ráy trong tai có chức năng sinh lý học của nó, và đừng nên đụng vào trừ khi có lý do xác đáng”
15 tháng 6 : Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21
Ánh sáng từ mặt trời chiếu tới trái đất để lại phía sau vùng bóng đen ( umbra) và vùng nửa tối (penumbra).
clip_image017

Khi mặt trăng đi vào vùng nửa tối (như trường hợp 1 và 2 trong hình dưới đây ) ta có nguyệt thực nửa tối . Khi mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng đen thì ta có nguyệt thực một phần ( partial lunar eclipse) và tới khi mặt trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có nguyệt thực toàn phần (total lunar eclipse)
clip_image019
Nếu nhật thực (solar eclipse) chỉ có thể được nhín thấy từ một vùng tượng đối nhỏ trên Trái đất, thì nguyệt thực lại có thể được thấy từ bất cứ nơi nào nằm ở phía đêm tối của địa cầu.. Nguyệt thực kéo dài vài tiếng đổng hố, trong khi nhật thực toàn phần chỉ lâu chừng vài phút tại một vị trí xác định trên mặt đất.
Giới quan sát thiên văn dự đoán, trong năm 2011 sẽ có bốn lần nhật thực bán phần và hai lần nguyệt thực toàn phần.
2011 January 04
[ Solar: Partial ]
2011 June 01
[ Solar: Partial ]
2011 June 15
[ Lunar: Total ]
2011 July 01
[ Solar: Partial ]
2011 November 25
[ Solar: Partial ]
2011 December 10
[ Lunar: Total ]

Nguyệt thực toàn phần thứ nhất sẽ xẩy ra vào ngày 15 tháng 6,2011 và nguyệt thực toàn phân thứ hai vào ngày 10 tháng 12,2011
Nguyệt thực toàn phần ngày 15/6 tới đây sẽ được nhìn thấy rõ nhất tại châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền Nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ . Phẩn đẩu của “pha” nguyệt thực sẽ được nhìn thấy tại NewZealand, nhưng mặt trăng sẽ lặn trước khi nguyệt thực chấm dứt tại Úc đặc biệt là tại miển tây nước Úc, nơi tốt nhất có thể quan sát toàn bộ “pha” nguyệt thực toàn phầnkéo dài 100 phút.
Riệng tại Việt Nam nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 phút rạng ngày 16/6, khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 1 giờ 22 phút, Mặt Trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái Đất, bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần. Lúc đó, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên Mặt Trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2 giờ 22 phút. Toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 12 phút, cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất. Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 4 giờ 02 phút. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5 giờ 02 phút và kết thúc nguyệt thực một phần.
Chú thích
1- Nhật thực Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng (moon) đi qua giữa Trái Đất (earth) và Mặt Trời (sun) và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Nhật thực chỉ có thể quan sát thấy tại các vùng trên Trái Đất đang là ban ngày
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời
clip_image021clip_image023
Nhật thực hình khuyên
2- Sắc đỏ đồng của mặt trăng Vàolúc nguyệt thực toàn phần, mặt trăng nẳm trong vùng bóng đen (umbra) nên không có tia sáng mặt trời nào trực tiếp tới mặt trăng được vỉ bị chặn bởi trái đất. Tuy nhiên các hạt nhỏ trong khí quyễn Trái đất (như tro núi lửa, bụi và hơi nước) khúc xạ các tia sáng mặt trời nên mặt trăng vẫn được chiếu sáng gián tiếp. Ánh sáng khúc xạ, ở về phiá mẩu đỏ của quang phố, do đó vào lúc nguyệt thực toàn phẩn mặt trăng nhuộm mầu từ ửng đỏ tới đỏ rồi đỏ đồng.
clip_image025

Suy nghĩ tích cực sẽ ít bệnh tật hơn

Các nhà khoa học trường Đại học Wisconsin của Mỹ đã kết luận rằng nếu bạn suy nghĩ nhiều bao nhiêu về những điều không mấy dễ chịu thì bạn càng mất nhiều thời giờ đến gặp mấy ông bác sĩ bấy nhiêu. Ngược lại, nếu chỉ nghĩ đến những điều vui vẻ, thì bạn càng mất ít thời gian nằm trên giường bệnh.
clip_image027
Suy nghĩ lạc quan giúp bạn khỏe mạnh hơn. Ảnh minh họa.
Các nhà y học, do bác sĩ Richard Davidson đứng đầu đã theo dõi sức khoẻ của trên 50 người, tuổi từ 57 đến 60. Ông đề nghị mỗi người nhớ lại thật chi tiết một câu chuyện nào đó ấn tượng nhất trong cuộc đời, đã làm mình rất buồn hoặc rất hạnh phúc. Các thí nghiệm viên sẽ dùng các thiết bị hiện đại ghi lại hoạt động của các vùng trong bộ não.
Trên cơ sở những câu chuyện ấn tượng nhất với học là chuyện buồn hay chuyện vui, họ chia những người tham gia thí nghiệm thành nhóm “lạc quan” và nhóm “bi quan”, rồi thử tìm mối liên q
uan giữa kết quả của việc tiêm văcxin chống bệnh cúm và tính cách của họ.
Cuộc nghiên cứu thú vị này đã rút ra kết luận là ở những người luôn có những suy nghĩ tích cực thì phần bán cầu não trái, ở phía trán hoạt động mạnh, còn những người thường xuyên suy nghĩ tiêu cực thì vùng não phải tương ứng lại làm việc. Điều đó cho phép các chuyên gia khẳng định có một mối liên kết giữa hệ miễn dịch và các phản ứng này.
Nửa năm sau khi tiêm văcxin chống cúm, trong máu những người “bi quan” có hàm lượng những kháng thể thấp hơn hẳn nồng độ đó trong máu những người “lạc quan”. Hoàn toàn có thể kết luận chính sự lạc quan làm hệ miễn dịch của bạn tăng cường làm việc, bảo vệ để khoẻ mạnh hơn, trên ý nghĩa là ít bị đau ốm hơn.
Thuốc ở trong rau

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức ( bài do bạn HuyNguyen và LoanPhan giới thiệu)
Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét:clip_image028
“Nên dùng các thứ thức ăn
Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn”
Và thánh tổ y học phương tây Hippocrates có đưa ra một đề nghị hết sức thuyết phục là “Hãy để rau là vị thuốc”.
Mà những loại rau củ có vị đắng chứng tỏ các nhận xét này là rất đúng.
Trái Mướp Đắng màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980.
clip_image030


Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau. Mướp đắng có thể dùng để ăn sống, nấu canh, xào với thịt bò, muối dưa, phơi khô làm trà pha nước uống...
Canh thịt heo bằm nhỏ nhồi vào mướp đắng là món ăn đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam.
Mướp đắng hấp với tôm tươi, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, mắm muối tiêu, xào với thịt.. tạo ra vị hơi đắng hòa với hương thơm mùi tôm thịt là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng.. Món xà lách mướp đắng cũng rất hấp dẫn, ăn vào mát cơ thể..
Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức, sát trùng ngoài da, trừ rôm sẩy ở trẻ em.
Trong mướp đắng cũng có một hóa chất có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai ở loài chuột.
Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật....
Actiso Đà Lạt là loại thảo mộc nổi danh ở nước ta. Nổi danh vì khí hậu luôn luôn mát lạnh nơi cao nguyên nhiều nắng khiến cho actiso có năng suất cao.
Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali. Về phương diện ẩm thực, actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn. Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp.
clip_image032
Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện.
Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng.
Theo nhiều nhà chuyên môn, actisô không gây tác hại cho cơ thể.
Diếp cá hoặc rau Giấp là món ăn ưa thích của bà con miền Nam.
Cách đây mấy chục năm, dân cư miền sông Hồng, núi Ngự vào giao lưu với Cửu Long Giang là rất lắc đầu “nhăn mặt” vì vị tanh tanh “lợm giọng” khi ăn phải cọng rau này. Vậy mà bây giờ, Nam Trung Bắc một nhà, nhiều người cũng đều ưa thích diếp cá.
clip_image034

Nhưng cái tanh tanh, béo béo của diếp cá lại rất “hiệp nhất” với cái tanh của những miếng cá còn tươi. Phải chăng đây là duyên tiền định với tên “diếp cá”. Trung Quốc gọi diếp cá là “Ngư Tinh Thảo” và tiếng Anh gọi là Fish Mint
Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp vùng đất ẩm thấp và cũng được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc trị bệnh. Diếp cá có thể ăn sống hoặc dùng làm gia vị chung với các rau khác trong bữa ăn. Có người hầu như ghiền với diếp cá, thiếu nó như thiếu người tình hơi “bị” cho là chanh chua nhưng dễ thương.
Lá diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn xẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch..
Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông tóm tắt:
“Ngư Tinh Tảo gọi cây rau Giấp
Ấm cay, hơi độc, mùi hôi tanh
Ung thũng, thoát giang với đầu chốc
Đau răng, lỵ ngược chữa mau lành”.
Rau má Khát khô cả họng trong nắng tháng Bảy của Sài Gòn mà gặp một xe bán Nước Rau Má xanh mát thì cơn khát không những hết đi mà tâm hồn cón thấy sảng khoái.
Thực vậy, nghiên cứu tại Ấn Độ cho hay nước chiết rau má không những tăng khả năng trí tuệ của trẻ em có thương số thông minh (IQ) thấp mà còn làm người cao tuổi giảm bớt những quên này quên kia, giúp thị lực bớt nhạt nhòa.
clip_image035
Nhiều nghiên cứu khác còn gợi ý rằng rau má trị được cả bệnh vẩy nến, vết phỏng, vết thương, viêm khí quản, chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu.
Từ những năm 1960, Giáo sư Bửu Hội đã nghiên cứu tác dụng trị bệnh phong với rau má. Ngày nay, nhiều khoa học gia cho là chất Asiatioside của rau má có tác dụng tương đương với dược phẩm trị phong chính là Dapsone.
Rau má có tính lạnh cho nên người tỳ vị hàn, hay đi tiêu chảy, cần cẩn thận khi dùng.
Rau Đắng đã đi vào văn hóa âm nhạc trong những bài viết nhiều tình người, tình quê hương của nhạc sĩ Bắc Sơn từ rừng cao su Dầu Tiếng.
Nhăc phẩm “Còn thương rau đắng mọc sau hè” với tiếng hát Hương Lan, Như Quỳnh đã làm bao nhiêu khách ly hương khi nghe mà mắt nhòe ướt lệ.
“Ai cách xa cội nguồn
Ngồi một mình nhớ lũy tre xanh
Dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh”
clip_image037
Vì nhớ tới những lũy tre xanh nơi có người chị đầu bạc tóc ân cần nhổ tóc sâu cho chú em từ xa về thăm quê. Có những bà mẹ hiền luôn luôn chăm sóc miếng ăn, thức uống cho chồng cho con.
Rau đắng nấu canh với các loại cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt đồng. Rau đắng còn có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, với tép, với tôm…
Mới ăn rau có vị khá đắng, chỉ kém có khổ qua, nhưng ăn quen lại thấy ngòn ngọt, nhớ hoài.
Rau đắng cũng được dùng trong y học. Theo Giáo sư Đỗ Tất lợi, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn.
Kết luận
Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Jean Carpenter phát biểu rằng “Trong thực phẩm có dược phẩm. Thay đổi dinh dưỡng có thể ngăn ngừa và giảm sự trầm trọng của bệnh tật”
Đây là lời khuyên khá hữu ích mà chúng ta cũng nên theo.