Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

ÔNG LÁNG GIỀNG 4 TỐT ĐÃ LÀM GÌ VÀ NÓI GÌ ?

            LANG GIENG TOT  
1. Hoàng Sa chẳng có gì để tranh chấp cả ! Thời Báo
2. Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông. 
Fr: Pho Nguyen



1. Hoàng Sa chẳng có gì để tranh chấp cả !
Thời Báo-Trong lúc nhà cầm quyền VN quả quyết đã có những tiến triển trong đàm phán song phương với Trung quốc, thông tin mới nhất xác định đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông đã trở thành bế tắc vì lập trường hai bên đối với quần đảo Hoàng Sa.
hoangsaTin trên tờ South China Morning Post (SCMP) hôm 24/08 viết: “Việt Nam có vẻ như đã thất bại trong lần thử cuối cùng khi thuyết phục Trung Quốc đàm phán về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã kéo dài từ lâu đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Tờ SCMP viết: “Quần đảo Hoàng Sa là điểm khúc mắc chính vì Bắc Kinh thậm chí còn không chấp nhận là quần đảo này đang có tranh chấp”. Bài của tờ SCMP dẫn lời Vương Hàn Lĩnh, một học giả nghiên cứu các vấn đề trên biển và luật pháp quốc tế tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh, nói: “Không có gì để đàm phán cả... Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa [Hoàng Sa] chưa bao giờ phải bàn cãi”. Lập luận mà TS Vương đưa ra là ‘Chính phủ Việt Nam trước đây cũng đã từng thừa nhận [chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa]’, với hàm ý nhắc đến công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 công nhận và tôn trọng quyết định về hải phận của Trung Quốc.

2. Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông

Fr: Pho Nguyen(8/26/2011 9:01:46 AM) Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.


 

Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát  biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỷ đối với Biển Đông.
Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.
Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.
6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chónghình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.
Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ - TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.
Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung - Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.
Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.
Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.


Tác giả: Tiết Lý Thái - Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford

Hạnh Quyên (gt)/nghiencuubiendong

EN2352C-CHINA-ASIA-SEA-DISPUTE