1.Tái chế lậu dầu ăn
2. Viên nang làm từ nhau thai, thai chết lưu ... có tóc và móng tay trong viên nang.
3. Gà và ếch nhuộm màuBBC- TQ phá đường dây tái chế lậu dầu ăn
Nhiều cơ sở lấy dầu thải từ sân sau nhà hàng. Công an Trung Quốc đã bắt giữ 32 người trong vụ ngăn chặn việc bán dầu ăn tái chế bất hợp pháp
Hơn 100 tấn dầu đã bị thu giữ trong các vụ bố ráp tại khắp 14 tỉnh.
Một số dầu ăn được người ta lấy từ máng thải phía sau nhà hàng để tái chế và đem bán.
Công an Trung Quốc phát hiện sáu nhà máy sản xuất dầu ăn lậu, và một số nhà khoa học nói dầu này có thể gây ung thư.
Một công ty đáng ra chuyển dầu ăn thành nhiên liệu, đã bán sản phẩm này như gầu béo để nấu ăn.
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh Michael Bristow cho biết “dầu máng” (vì một số được thu lượm từ máng thải phía sau nhà hàng) nay là thuật ngữ được dùng để nói tới bất kỳ dầu ăn nào bị tái chế bất hợp pháp.
Các vụ bố ráp được tiến hành sau bốn tháng công an điều tra.
"Vụ này, qua quá trình điều tra khó khăn của ... không chỉ là đòn giáng vào đường dây tội phạm dầu máng, mà cũng phát hiện ra các chi tiết của những kẻ tội phạm tham lam và vô lương đã sản xuất dầu ăn độc hại," một thông cáo của Bộ Công An Trung Quốc cho hay.
Báo động công chúng
"Vụ này không chỉ là đòn giáng vào đường dây tội phạm mà cũng phát hiện mánh khóe của những kẻ tội phạm tham lam và vô lương đã sản xuất dầu ăn độc hại"
Bộ Công An Trung Quốc
Chiến dịch bố ráp được thực hiện sau hơn một năm kể từ khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin một phần mười lượng dầu ăn tại Trung Quốc được tái chế từ dầu ăn được thải sau khi dùng.
Hoạt động kinh doanh này được cho là rất có lãi vì chi phí dầu thải thấp và quá trình lọc không tốn kém.
Nạn buôn bán “dầu rãnh” là vấn đề tại Trung Quốc và đã có một số chiến dịch toàn quốc để bài trừ nạn kinh doanh bất hợp pháp này.
Các vụ bê bối về thực phẩm bị ô nhiễm đã báo động cho công chúng kể tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trong vụ nghiêm trọng nhất trong năm 2008, các sản phẩm sữa bột trộn với hóa chất công nghiệp melamine gây chết cho ít nhất sáu trẻ sơ sinh và gần 300.000 trẻ bị mắc bệnh.
2. Phóng sự kinh hoàng tại Hàn Quốc
Fr: Loan PhanPhát hiện móng tay, tóc trong viên nang (viên thuốc con nhện hay Capsule) có chưá “thịt người”.
(Dân trí) - Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm từ nhau thai, thai chết lưu… và kết quả xét nghiệm cho thấy có tóc và móng tay trong viên nang.
Nhau thai khô mua dễ như... rau
Ngày 8/8, “Thời báo Hoàn Cầu" và một số tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc đưa tin một số người Hàn Quốc đang lo lắng về thực phẩm chức năng có nguồn gốc Trung Quốc. Trước đó 2 ngày, đài truyền hình SBS - một trong 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc đã phát đi phóng sự gây rúng động xã hội và gọi viên thuốc được sản xuất từ thai chết lưu, nhau thai... là “viên nang thịt người”. Loại thuốc này được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Cát Lâm - Trung Quốc.
Viên nang chứa chất bột có ADN trùng 99,7% ADN người
Trong chương trình “Sự thật trần trụi - chân tướng của viên nang ‘thịt người’”, hình ảnh phóng viên SBS đến Trung Quốc, theo dõi và phát hiện một số bệnh viện Trung Quốc bán và chế biến thai chết lưu thành viên nang “thịt người” và một số loại viên nang kinh hoàng có giá khá đắt này đã được người Hàn Quốc sử dụng do được quảng cáo là có tác dụng thần kỳ.
... và móng, tóc tay người
Phóng sự trích dẫn cho biết loại viên nang này chủ yếu được chuyển sang Hàn Quốc qua những người dân tộc Triều Tiên (người gốc Triều Tiên có thể nói được tiếng Hàn, nhưng giờ là một trong số người dân tộc thiếu số của Trung Quốc) sống chủ yếu tại Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang - Trung Quốc.
Để chứng minh được tính chính xác của phóng sự, các phóng viên sau đó đã đưa những viên nang này đến xét nghiệm tại văn phòng Hải quan Quốc gia và viện điều tra khoa học ở Hàn Quốc.
Kết quả cho thấy, chúng có ADN trùng khớp đến 99,7% với cơ thể con người. Các nhà khoa học thậm chí còn trích ra được các mẫu móng tay, tóc trong viên nang và xác định được cả giới tính của đứa bé.
Tóc và mẩu móng tay tìm thấy trong bột thuốc được phóng đại
Trung Quốc mở cuộc điều tra khẩn cấp
Bộ Y tế Trung Quốc đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra khẩn cấp và bày tỏ sự phản đối nếu việc làm này là có thật. Ông Đặng Hải Hoa (Deng Hai Hua), phát ngôn viên của Bộ Y tế Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng tôi đã yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan hành chính khẩn trương điều tra sự việc. Trung Quốc có những quy định nghiêm ngặt về xử lý thi thể của trẻ sơ sinh, bào thai và nhau thai. Chúng tôi cũng kiên quyết phản đối việc buôn bán nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể con người”.
Theo thông tin điều tra mới nhất, chuyên gia của sở y tế khu tự trị dân tộc Triều Tiên- tỉnh Cát Lâm xác nhận với phóng viên báo Tin tức kinh tế hàng ngày (Trung Quốc) rằng: các nhân viên sở y tế của tỉnh Cát Lâm đang tiến hành điều tra khu biên giới, hiện vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, dựa vào kết quả tình hình điều tra hiện tại thì cơ bản đã bài trừ “viên nang thịt người” được sản xuất ở vùng biên giới, thậm chí là không phải sản xuất ở vùng Cát Lâm như đài truyền hình SBS đã đăng tải mà có thể được sản xuất ở một vùng khác.
Ở một số forum của Trung Quốc, rất nhiều độc giả phản ánh là sau khi xem xong chương trình phóng sự “viên nang thịt người” của Hàn quốc, họ đều nhìn thấy có biển số xe của tỉnh Sơn Đông. Tuy nhiên đối với việc “viên nang thịt người” có được sản xuất ở Sơn Đông hay không thì đến giờ vẫn chưa được nhân viên điều tra xác nhận chính thức.
Hiện tại Bộ Y tế Trung Quốc đang gấp rút điều tra sự kiện này, hi vọng sẽ sớm có kết quả hợp lý để “trấn an” dư luận và công chúng.
Dương Hằng
Tổng hợp từ xinhua, sohu, 163, cctv
__._,_.___
3. Gà con bị nhuộm màu từ trong trứng_bán như món đồ chơi
Fr: Loan Phan
Trên các đường phố ở Trung Quốc thời gian gần đây xuất hiện nhiều quầy hàng bán những chú gà con đủ các màu sắc như một món đồ chơi mới.
Để tạo nên những chú gà con mang đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, hồng… những người nuôi gà đã tiêm vào trứng một loại thuốc nhuộm để sau khi nở chú gà sẽ có một màu lông đặc biệt hoàn toàn khác tự nhiên. Lũ gà con rực rỡ sau đó được bán như một món đồ chơi trên các đường phố Trung Quốc, thậm chí xuất khẩu cả sang Ấn Độ, Malaysia , Morocco , Yemen và Mỹ.
Gà con nhiều màu sắc được bày bán tràn lan
Việc nhuộm màu các chú gà từ trong trứng đã vấp phải sự phản ứng của nhiều người vì họ cho rằng đây là một việc làm độc ác với những sinh vật nhỏ bé hiền lành. Thuốc nhuộm thường chứa hydrogen peroxide và amoniac, những chất độc hại cho sức khỏe động vật. Thậm chí trong trường hợp dùng màu thực phẩm (chất an toàn với con người) để nhuộm lông cho gà cũng có thể gây ra nhiễm độc và thậm chí khiến cho phôi gà bị chết.
Ngoài ra, màu lông nhuộm này không phải là vĩnh viễn. Khi con non phát triển, lông mới sẽ thay thế làm cho chúng mất dần đi lớp lông màu rực rỡ và sẽ không còn là món đồ chơi yêu thích của trẻ con. Chúng có thể bị vứt đi không thương tiếc như một món đồ chơi lỗ thời.
Ếch nhuộm màu sốt xình xịch ở Trung Quốc
Trào lưu mới đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối kịch liệt.
Mặc dù nhiều tổ chức, chuyên gia bảo vệ động vật lên tiếng phản đối, nhưng các bạn trẻ Trung Quốc vẫn đang từng ngày chạy theo “mốt” chơi ếch nhuộm màu hóa học. Các bạn ấy coi những chú ếch là thú cưng mà không biết được rằng việc làm đó đang đe dọa nghiêm trọng tới sự sinh tồn của loài ếch.
Các chú ếch được nhuộm màu sặc sỡ trông khá bắt mắt.
Cũng giống như xăm hình cho cá, dùng rùa sống để làm móc treo chìa khóa, những chú ếch nhuộm màu nhân tạo được bày bán công khai và rất “đắt khách”. Thoạt đầu, người xem rất dễ nhầm lẫn đây chỉ là những con ếch giả sặc sỡ màu sắc, nhưng chứng kiến chúng ngoe nguẩy trong bể nước mới biết đó là ếch thật.
Những chú ếch bị nhuộm bằng công nghệ laze đưa phẩm màu vào da.
Để có được những chú ếch “xanh đỏ tím vàng” vẫn còn sống, họ dùng công nghệ tia laze và bôi lên người con ếch lượng lớn những chất hóa học công nghiệp. Da ếch sẽ hấp thụ hết những chất màu này. Kết quả là những con ếch biến màu hoàn toàn, trở thành bất kỳ màu gì theo ý muốn của khách hàng. Theo lời của những người bán ếch, màu trên da ếch sẽ không bị phai trong thời gian 4 đến 5 năm.
Giới trẻ Trung Quốc nuôi những con ếch này như thú cưng.
Những chú ếch này thường được mua về nuôi trong bể cá cảnh. Đặc biệt giới trẻ Trung Quốc hay giữ ếch nhuộm màu trong 1 chiếc bình nhỏ như thú cưng vậy.
Nhưng chẳng mấy ai trong số các bạn trẻ biết rằng chất hóa học mà những con ếch đang mang có nguy cơ diệt vong loài ếch. Các chuyên gia cho biết, hàng nghìn con ếch nhiệt đới đã chết trong quá trình nhuộm màu hóa học, tỷ lệ sống sót rất thấp.
Phương Lan
Injection of a non-toxic dye into the ordinary chicken eggs
Welcome to the world of coloured chicks. I mean chicks as in chickens, not the human chicks.
Dyed chicks that come in a kaleidoscope of colour have been trending across the world from Asia in the last few years.
The chicks are sold by street vendors in many Asian countries and even the US , where they attract the attention of passers by with their unnatural bright colors.
Dyed chicks
Breeders inject a non-toxic dye into the ordinary chicken eggs to produce a psychedelic spectacle when they hatch. The colours last for the first few weeks of the chicks’ life. As the chicks mature, they shed their colors and grow to be normal-looking chickens.
The process was originally devised by scientists to observe the movement of birds in the wild.
The trend has been blasted by the RSPCA in UK who claim it turns living animals into a novelty item.
A kaleidoscope of colors
Dr Marc Cooper, senior scientific officer at the RSPCA, said: “While this is not something we are aware of happening in the UK , the RSPCA would have serious concerns about this sort of practise taking place.
“From a welfare point of view, the use of dye could not only have potential to harm the animal but it also raises ethical questions about how these chicks would be viewed.
“These are living creatures and by dyeing them it would send out the message that they are more of a novelty than a living animal.”
Most people pay for a colored chick and when it grows into a common cockerel, they just get rid of it, a practice that encourages children to view pets like easily replaceable toys they can just throw away when bored.
Dr. Nicholas Gaffga, an US CDC medical epidemiologist, said that dyed chicks are more dangerous than plain yellow chicks. “Many states prohibit the sale of dyed chicks. This is to prevent them from being sold to children as pets,” he said.
Although these dyed chicks look cute, they probably shouldn’t be picked up or played with. When someone handles a chick, which is especially tempting if it’s dyed purple, blue or red, he or she can also pick up salmonella germs, which can result in stomach cramps, diarrhea and fever.