Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

MIẾN ĐIỆN:THAY ĐỔI THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

Fr: Ty Tran
image Ông Thein Sein cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn...”
Cuối tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố ngừng xây đập Myitsone trong chương trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu tổng thống Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký kết.

Trong dự án này, tập đoàn Vân Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6 tỷ USD để xây dựng đập nước và hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi dễ dãi để khai thác tài nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin. Thêm vào đó, Trung Quốc được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn 2000 km từ vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như tràn ngập vào tỉnh Kachin xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của người Shan bản địa. Những thỏa thuận này đã được ký kết dưới thời chính quyền quân phiệt của tướng Than Shwe.
Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp đồng đã ký với doanh nhân Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố cáo doanh nhân Trung Quốc áp dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính quyền địa phương để thu về những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến Điện. Dư luận Miến Điện cho biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà Aung San Sưu Ky, tổng thống Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.

         Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước (tương đương với 60% ngân sách tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ khó đòi hiện nay của các chính quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330 tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó đòi của các công ty quốc doanh địa phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ khó đòi, nghĩa là mất trắng, của Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Điều này cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Hiện tượng này tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.

Ngoài Miến Điện, các chính quyền Lào ở châu Á và Libya, Zambia, Nam Sudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung Quốc. Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới khám phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong viec khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan, phía đông lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã ký với Trung Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Cuối tháng 9 vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái Quốc nổi tiếng chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia, cho biết sẽ xét lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký với Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc không hề chú ý đến đời sống của thường dân Zambia.
Kiêm Hương (Kanagawa)
http://ethongluan.org/component/content/article/800-cac-nuoc-dang-phat-trien-thi-nhau-tu-choi-dau-tu-tu-trung-quoc.html