Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

SÁT TINH CỦA VẸM?

Thêm vào thành quả công nghệ ứng nghiệm chống dối trá


Tiếng Nói Nước Nga 16.09.2011
© Photo: ru.wikipedia.org
Tại Anh công bố vừa tạo ra máy phát hiện sự dối trá, có thể dựa theo khuôn mặt của đối tượng mà xác định người đó nói thật hay không.

 Trong thành phần thiết bị gồm có camera quay phim và những cảm biến nhiệt.
Các dữ liệu thu nhận qua hỗ trợ của thiết bị này sẽ được phân tích bằng một chương trình máy tính chuyên biệt. Theo sự thay đổi trên nét mặt, nhất là sự chuyển động của đôi mắt, máy sẽ xác minh xem ai là người đang nói sai sự thật. Độ chính xác của thiết bị này là khoảng 70%.
Cũng đạt tỷ lệ tương tự là các máy dò nói dối "đời cũ", dựa vào mọi thông số qua ghi nhận sự biến đổi về độ năng động của áp huyết, mạch đập và nhịp thở, cũng như sức kháng điện trên bề mặt da. Do đó, theo nhận xét của các chuyên gia Nga, thành quả sáng chế của các nhà khoa học Anh chỉ đơn giản là một bước hòan thiện cấu tạo thiết bị máy tính, chứ chẳng phải là bí quyết know how mới tinh.
"Là bổ sung cho chuyên ngành dao động ký đa năng, những nghiên cứu tương tự được tiến hành ở Nga đã nhiều năm nay và cho kết quả rất ấn tượng", - ông Pavel Arkhipov - chuyên gia về đổi mới, lãnh đạo khối ứng nghiệm của tập đòan Nhà nước “Uralvagonzavod” - nhận xét khi đàm đạo với phóng viên Đài "Tiếng nói nước Nga".
“Năm ngoái, Sberbank đã tuyên bố sẽ ứng dụng hệ thống điện tử thông qua giải pháp,  dựa trên thiết bị có cơ cấu tương tự cho phép đặt ra cho người những câu  hỏi khác nhau, tiếp nhận các giải pháp theo phản xạ biểu hiện trên nét mặt của người. Sau khi hiểu được là người đó nói thật hay nói dối, ngân hàng mới có thể đi tới quyết định nên cho khách hàng vay tiền hay không, tức là hình thành một kiểu lịch sử tín dụng”.
"Hiện thời vẫn còn sớm để nói về việc sử dụng rộng rãi công nghệ này ở Nga, bởi  chưa có cơ sở dữ liệu máy tính tiêu chuẩn hóa kiến ​​thức, tính đến cả những chi tiết  về  dân tộc và tính cách của nhân vật. Bởi vì biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cử chỉ của người thuộc các  dân tộc khác nhau cũng khác biệt", - chuyên viên khái quát. Tuy nhiên, theo lời ông, công việc theo hướng này đang được tiếp nối. "Hiện nay ở Nga có những công trình ứng nghiệm đầy triển vọng về chi phối thiết bị chiến đấu bằng  giọng nói và đôi mắt. Tức là các cử chỉ có thể là yếu tố để thông qua những quyết định quan trọng ", - chuyên gia Pavel Arkhipov nói thêm.
"Bất kỳ sáng chế hiện đại nào, ở Nga cũng như ở phương Tây, đều là những bước đi đầu tiên để tạo ra các thiết bị hoàn hảo", - ông Vladimir Korovin Giám đốc Hãng công nghệ thông tin  tiên tiến của Nga nhận xét. Trả lời câu hỏi phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga", rằng máy dao động ký đa năng như thế nào thì được coi là lý tưởng, ông nhận định, đó sẽ là thiết bị có khả năng phản xạ không chỉ với thông số nét mặt, mà còn phân tích được các yếu tố trường sinh học cá nhân và bước sóng năng lượng phát ra từ một người, cho phép phân định chính xác mức độ hung hăng, óc tưởng tượng và những thang bậc xúc cảm khác của người ấy, để cho câu trả lời cuối cùng về việc người đó nói dối hay nói thật. Thế nhưng hiện thời đó vẫn còn là câu hỏi của tương lai xa.