Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

TƯỢNG PHẬT ĐẾN TỪ PHƯƠNG TRỜI XA

Fr: Khanh Bui*Hien Dang*Tran qui Minh*Nam Tan
          image
 SHRINE: Suel Jones admires his Buddha that has become a coffee house shrine. (ERIK HILL / Anchorage Daily News)
LTS: Tác giả Julia O'Malley là nhà báo nữ chuyên viết các vấn đề về đời sống và chính trị tại thành phố Anchorage và tiểu bang Alaska . Với tư cách phóng viên, bà đã theo dõi hệ thống tòa án và đề cập rộng rãi về cuộc sống tại Anchorage, kể cả những thay đổi lớn trong những cộng đồng dân tộc ít người. Năm 2008, bà đã được giải thưởng Ernie Pyle của Scripps-Howard Foundation về những bài viết xuất sắc ở Mỹ giàu tính nhân bản. Dưới đây là nguyên tác cùng bài dich  "From another world, an icon moves to G Street " trên báo mạng Anchorage Daily News ngày 16/8/2011.
                                                                                                             HUYNH TRUNG-TRUC


From another world, an icon moves to G Street
                 Julia O’Malley
A couple years ago a former BP machinist named Suel Jones fell in love with a 700-pound white marble Buddha statue carved by a roadside sculptor in the Marble Mountains outside Da Nang , Vietnam .


"I just looked at it, I really can't tell you why, maybe the face, maybe the texture," he said. "I said, 'I just want that one over there.' "
 
 
 
Seeing the statue jogged loose a memory from his time as a young Marine in the country, an experience he still wrestles with. He remembered a day 40 years earlier when he and other Marines had arrived at a small village called Cam Lo.
 "There was this little temple there," he said, "blown all to hell."
In the ruins of it, he glimpsed a Buddha, sturdy and pristine amid all the brokenness. It made him think of the way the war had ground down everything in Vietnam , the people, the ancient traditions of the place. The white Marble Mountain Buddha felt familiar. There was something in its smile, as if the Buddha from 40 years ago had somehow made it back to him. He appreciated it now in a way he couldn't before.
 
 


Jones bought the statue for $500. For more than twice that, he had it shipped to Alaska . He thought maybe he'd put it in the garden at his cabin in Glacier View, about 100 miles from Anchorage on the Glenn Highway . When it arrived, he drove around Anchorage with it in the back of his truck for a couple days. Everywhere he went, the Buddha caused a stir. Strangers approached at red lights and the gas station. Everybody was curious.
"They would walk out of their way to touch it in the back of my truck," he said.
 
 


He drove the Buddha downtown to Side Street Espresso, where he's been a regular customer for more than 20 years, so the owners, George Gee and Deb Seaton, could see it. To Seaton, it looked like something that belonged in a museum.
"I almost wept," Seaton said. "It was just gorgeous."

Jones started thinking maybe it didn't belong in a remote garden. He spends half the year in Glacier View and the other half in Vietnam , where he works with veterans' charities, doing projects like removing old land mines and building safe playgrounds. He decided to try to sell the Buddha. He could use the proceeds for work in Vietnam . Gee and Seaton told him he could put it in the shop to try to find a buyer.


It took a forklift to get it into his truck. They didn't have a forklift to get it out, so Jones enlisted friends to move it. They managed to ease it to the ground out front of the coffee shop. But all their ideas for getting it into the shop failed. It was just too heavy.
About then, a couple of muscled bikers in full leather came roaring by on Harleys. The scene with the Buddha stopped them. They turned around, parked their bikes and offered to help.
 
 
"They damn near just picked it up and put it in there," Jones said.

And so the Buddha took up residence at Side Street, seated in the corner between the refrigerator and the table with the checkerboard on top. Two years passed that way.
"We didn't have any luck selling it at all," Jones said. "It seemed like it made up its mind it wasn't gonna leave."
The regulars, of which Side Street has many, grew attached to it. They stroked the folds of its robes. Fingerprints dulled its shiny shoulders. A little shrine with candles and flowers grew up around it.
"We're going through so much right now (in America )," Jones said, when I asked him what he thought attracted people to it. There was the economy, he said. And the country's fractured politics. And so many veterans coming back from Julia O'Malley two wars, trying to make sense of things.
"Anything that gives us a feeling of peace and solitude, we want."

Gee gets up early to draw portraits and write bits of literature on a white board that advertises the shop's daily special. He grew accustomed to having the Buddha there with him during the most contemplative part of his day. The coffee shop has always had an energy of its own, he said. The Buddha fit right in.
 

"It had sort of a magical quality to it all along," he told me. The kind of quality that charms bikers off their bikes, he said. The kind of quality that might lead a person to ship 700 pounds of marble halfway across the earth.
A month or so ago, an offer came to buy the Buddha. Word spread among the regular customers the statue might disappear. One day two weeks ago, a customer opened his wallet like he always does to pay for his drink, and pulled out $3,000. He wanted to buy the Buddha, Seaton told me. His only stipulation was that it stay in the shop.
Jones accepted. The money will go to Vietnam ."I was quite surprised, you know, but then I started to understand, I saw that he wanted to share it."

And so it will remain, not in a temple, but in a coffee shop on G Street , looking over the customers as they wait for their lattes and stare at their cell phones, with its fine-featured face and its peaceful, familiar smile.
Tượng Phật đến từ phương trời xa
Cao Huy Hóa - Nguyễn Hoàng dich

Cách đây vài năm, một người thợ cơ khí trước kia làm việc tại công ty xăng dầu BP tên là Suel Jones mê mẩn một pho tượng Phật. Tượng này cân nặng 700 cân[1], bằng đá hoa, tác phẩm của một người tạc tượng tại Ngũ Hành Sơn, bên ngoài thành phố Đà Nẵng, Việt Nam .
"Khi nhìn thấy pho tượng, không hiểu sao tôi thích quá, có thể là vì nét mặt, có thể là vì thớ đá". Ông thuật lại: "Tôi nói: 'Đó, tôi thích pho tượng kia, pho tượng nằm đàng kia kìa.'"
Pho tượng này gợi lại ký ức một thời ông là lính thủy quân lục chiến ở đất nước ấy, một kinh nghiệm ông vẫn còn nhớ day dứt. Ông nhớ lại một ngày của bốn mươi năm trước, khi ông và những người lính thủy quân lục chiến khác đến một ngôi làng nhỏ, tên là Cam Lộ[2].
 Ông nói: "Có một ngôi chùa nhỏ tại làng đó bị bom phá tan tành".
Trong cảnh hoang tàn đổ nát, ông thoáng thấy một pho tượng Phật, vững chắc và tinh khôi, nằm ngay trong đó. Pho tượng ấy làm ông liên tưởng đến sự tàn phá của cuộc chiến, phá hủy cả một dân tộc và truyền thống lâu đời của nước này. Giờ đây pho tượng Phật trắng tại Ngũ Hành Sơn này trông có vẻ rất quen thuộc. Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
Suel mua pho tượng đó với giá 500 đô-la. Ông đã phải trả hơn gấp đôi số tiền này để gởi tượng về Alaska bằng tàu thủy. Ông có ý định dùng pho tượng này để trang trí khu vườn thư giãn của ông nằm dọc theo Glenn Highway , ở thành phố Glacier View, cách Anchorage khoảng một trăm dặm. Khi tượng về, ông lái xe quanh thành phố Anchorage với pho tượng đàng sau chiếc xe tải nhỏ của ông.  Xe đến đâu, ông Phật đều gây xôn xao. Ở những chỗ dừng đèn đỏ, ở các trạm xăng, những người không quen đến gần để xem cho được. Ai ai cũng tò mò.
Ông kể : "Họ tới gần để được sờ tay vào pho tượng đang ngồi sau xe tải của tôi."

Ông chở ông Phật xuống phố đến tiệm cà phê Side Street, nơi ông thường đến uống từ hơn 20 năm nay, để hai anh chị chủ hàng, anh George Gee và chị Deb Seaton, thưởng lãm. Chị Deb bảo rằng pho tượng giống như một cổ vật trong viện bảo tàng. "Tôi nhìn mà muốn khóc. Tượng sao mà đẹp như vậy!"
Anh George cho rằng pho tượng này không thể thuộc vào một khu vườn ở một nơi xa xôi. Mỗi năm, ông Suel chỉ ở Glacier View nửa năm còn nửa năm kia ông ở Việt Nam, làm công tác thiện nguyện của cựu chiến binh, như tháo gở mìn hoặc xây cất sân chơi cho trẻ con. Ông nghĩ chắc ông nên bán tượng này lấy tiền thu được để làm công việc từ thiện ở Việt Nam . Anh George và chị Deb bảo ông có thể để ông Phật tại quán để dễ tìm người mua hơn.
Khi tượng đến cảng người ta đã dùng xe giở hàng để dời tượng qua xe tải, giờ đây không có xe giở hàng để đem tượng xuống, nên Suel phải huy động bạn bè đến giúp. Họ chỉ đưa được tượng xuống ngay trước quán cà phê. Nhưng không cách nào đưa tượng vào trong quán. Tượng nặng quá!
Vừa lúc ấy, một nhóm người đi xe mô-tô Harley lực lưỡng, bận y phục bằng da, rầm rộ chạy đến. Nhìn thấy nhiều người vất vả với ông Phật, họ quay lại, đậu xe mô-tô và xung phong vào giúp.
Ông Suel kể: "Họ hầu như chỉ cần nhấc tượng lên rồi nhẹ nhàng để vào trong quán."
Vậy là ông Phật đến ngụ cư ở quán cà phê Side Street, tọa vị trong góc giữa cái tủ lạnh và  bàn chơi cờ. Hai năm trôi qua như thế.
Ông Suel nói: "Chẳng ai mua tượng cả. Hình như ông Phật đã quyết định không muốn rời bỏ nơi này."

Khách hàng quen thuộc, nhiều người lắm, trở nên quyến luyến ông Phật.  Họ đến vân vê nếp áo. Các dấu tay làm cho hai vai tượng không còn bóng láng nữa. Một bàn thờ nho nhỏ với nến và hoa quanh tượng.
Khi tôi hỏi Suel điều gì đã khiến pho tượng thu hút nhiều người như vậy thì ông bảo: "Nước Mỹ của chúng ta hiện đang trải qua một cơn khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị. Cựu chiến binh từ hai cuộc chiến trở về phải cố gắng lắm mới tìm ra ý nghĩa của cuộc sống".
"Nơi đâu cho tâm  bình yên và tĩnh lặng thì chúng ta cần nơi đó lắm chứ!".
Anh George dậy sớm mỗi sáng vẽ minh họa và viết vài câu văn trên bảng quảng cáo các món đặc biệt hàng ngày. Anh ta đâm ra quen thuộc với sự có mặt của ông Phật bên cạnh, vào những giờ phút tỉnh lặng trầm tư nhất trong ngày. Anh bảo quán cà phê luôn luôn có một sinh lực riêng của nó. Ông Phật ở đây thật quá hợp.
 
"Pho tượng này vốn đã có sẵn một phẩm chất kỳ diệu. Phẩm chất này đã quyến rũ mấy anh chạy mô-tô phải quay xe trở lại. Phẩm chất này đã khiến cho một người gởi 700 cân đá hoa đi nửa vòng trái đất".

Cách đây chừng một tháng, có người dạm mua tượng. Đám khách quen chuyền tai nhau rằng sẽ không còn pho tượng ở quán cà phê nữa. Một hôm, vào hai tuần trước, một khách hàng mở ví giống như ông ta vẫn hay làm khi trả tiền và rút ra 3.000 đô-la. Chị Deb bảo ông ấy muốn mua tượng, với điều kiện là pho tượng sẽ ở lại trong quán.
Suel nhận lời. Số tiền sẽ sang giúp Việt Nạm.
"Cô biết không, tôi ngạc nhiên vô cùng, nhưng rồi tôi hiểu. Tôi hiểu rằng ông ấy muốn san sẻ Phật."
 Và thế là tượng vẫn còn đó, không phải trong chùa, mà trong một quán cà phê trên phố G, nhìn những khách hàng vừa chờ cốc cà phê sữa vừa dán mắt vào điện thoại di động, với nét mặt hiền từ và nụ cười thanh thản quen thuộc.