Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

HOA KỲ đ/đ TRUNG QUỐC

theo đài TIẾNG NÓI NƯỚC NGA

1) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hoạch định khái niệm quân sự chống Trung Quốc theo phong cách "chiến tranh lạnh"

Ngũ Giác Đài  đã vạch ra khái niệm quân sự mới chống Trung Quốc theo  phong cách "chiến tranh lạnh", - tờ báo Washington Times cho hay.

Khái niệm này bao gồm kế hoạch chuẩn bị lực lượng không quân và hải quân, cũng như thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lấn át lực lượng quốc phòng của Trung Quốc, kể cả các trang bị chống vệ tinh, vũ khí tin học, tàu ngầm, phi cơ tàng hình và tên lửa tầm xa. Tờ báo dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ, tuyên bố rằng khái niệm mới này không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Trong đó, các chiến lược gia Hoa Kỳ đã tránh né không trả lời cho câu hỏi, rằng ngoại trừ Trung Quốc thì trên thế giới có nước nào sở hữu các vũ khí hiện đại có thể ngăn chặn và chống lại đối  phương ở cấp độ nêu trên. Theo quan điểm của nguồn tin cấp cao trong chính quyền Hoa Kỳ, khái niệm mới là sự kiện ý nghĩa, thể hiện lối tiếp cận mới của người Mỹ đối với Trung Quốc theo tinh thần của thời kỳ “chiến tranh lạnh". Một vài thập kỷ trước đây, lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ đã hành động theo chiến lược như vậy trong quan hệ với Liên Xô. Trong thời gian "chiến tranh lạnh" hải quân Mỹ sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu tại tất cả các điểm trên thế giới, để ngăn chặn sự vượt trội của Liên Xô. Bây giờ ở Hoa Kỳ người ta lo ngại rằng đà phát triển những loại vũ khí mới của Trung Quốc có thể tạo nguy cơ cản trở tự do hàng hải trong khu vực. Khái niệm này bao gồm việc chế tạo máy bay ném bom tầm xa, tiến hành các hoạt động chiến dịch chung của tàu ngầm và phi cơ tàng hình. Trong kế hoạch kết cấu cả những đòn  tấn công liên hợp của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến trong khu vực nội địa Trung Quốc, đánh chặn tên lửa chống vệ tinh trên lãnh thổ CHND Trung Hoa, nâng cao tính cơ động của vệ tinh để gây nhiễu với đòn tấn công của tên lửa Trung Quốc, tiến hành cuộc tấn công điện tử vào Trung Quốc. Hồi tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tuyên bố rằng sau khi rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và bình thường hóa tình hình tại Iraq, Washington chuyển định hướng sang  châu Á. Theo lời nhà chỉ huy quân sự Hoa Kỳ, kế hoạch mới của Lầu Năm Góc tập trung để tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực này.

2) Mỹ có quyền trả đũa các cuộc tấn công mạng bằng vũ khí thật

 cyberwar

Hoa Kỳ có quyền trả đũa các vụ tấn công vào hệ thống máy tính bằng cách giáng đòn quân sự thực tế. Đó là nội dung bản báo cáo của Ngũ Giác Đài gửi sang Quốc hội Mỹ. Văn kiện nhận định rằng, trong trường hợp cần thiết, vụ tấn công trên mạng điện tử sẽ bị giáng trả y như các vụ tấn công khác tạo nguy cơ đe dọa Hoa Kỳ. Báo cáo nói rằng, Hoa Kỳ có quyền sử dụng các phương pháp cần thiết: ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế. Mấy năm gần đây, trang điện tử và hệ thống máy tính tối mật của NGĐ đã nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công. Theo tính toán sơ bộ, ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đã bị thiệt hại hơn một nghìn tỷ dollar do hành động phi pháp của hacker.

3) Hoa Kỳ chuyển sang chiến lược kìm hãm Trung Quốc bằng quân sự   

Hoa Kỳ bắt đầu chuyển sang thế kìm hãm Trung Quốc. Các chuyên gia Nga đã đánh giá như vậy về việc NGĐ thành lập phòng đặc biệt chuyên trách vấn đề đối phó với Trung Quốc. Mục tiêu của văn phòng này là nghiên cứu tấn công Trung Quốc bằng đường biển và trên không, từ vũ trụ và không gian mạng, đánh chặn tên lửa chống vệ tinh và bắn phá chiến hạm.Hoa Kỳ bắt đầu bước ngoặt rất cơ bản về chiến lược quân sự của mình hướng vào cuôc chạy đua cạnh tranh với Trung Quốc, - Giám đốc Trung tâm an ninh quốc tế IMEMO Viện hàm lâm khoa học Nga Alexei Arbatov chia sẻ về những nhận xét của mình với đài "Tiếng nói nước Nga". Trước đó, Hoa Kỳ tập trung nhằm chống lại Nga, giả định các chiến dịch quân sự kiểu như ở Iraq và Afghanistan, nhưng không phải là hoạt động chiến đấu quy mô khu vực. Nghiên cứu về khái niệm răn đe Trung Quốc của Phòng đặc biệt Lầu Năm Góc nêu rằng, Trung Quốc được xem là đối thủ chính trong khu vực, - ông Alexei Arbatov cho biết:"Chiến lược quân sự luôn luôn định hướng vào trường hợp xấu nhất. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ bắt đầu chuẩn bị mở một cuộc chiến. Động thái này phản ánh sự cạnh tranh kinh tế và chính trị với Trung Quốc, quốc gia trong tương lai có thể giành vị trí ngang hàng với Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Các nhà chiến lược Mỹ bắt đầu kéo vào đây chính sách quân sự đối với Trung Quốc, nhằm mục tiêu kiềm chế nước này, ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự. Còn nếu như một cuộc xung đột như vậy sẽ phát sinh, thì ít nhất Mỹ sẵn sàng phản ứng đáp lại”.

Trến hết, Hoa Kỳ lo sợ cho số phận của Đài Loan mà họ ràng buộc bởi những cam kết chính trị, - ông Alexei Arbatov tiếp tục sự nhận định. Trung Quốc không loại trừ một giải pháp quân sự, mặc dù cả hai bên bờ đại dương đều không muốn điều này. Đồng thời, quan trọng đối với NGĐ còn là việc thể hiện, họ sẽ không bỏ rơi các đồng minh khác trong khu vực. Trước hết, đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo ông Alexei Arbatov, Washington chứng tỏ với các nước này rằng, sự kiềm chế quân sự đối với Trung Quốc phải rất thuyết phục. Ở Mỹ tin rằng, chỉ trong trường hợp này Trung Quốc mới sẽ không sử dụng vũ lực để bảo vệ những tham vọng và lợi ích kinh tế ngày càng tăng của mình trong khu vực.

Còn trong nhận xét của mình, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada, ông Pavel Zolotarev nhắc đến việc Washington đã bắt đầu chiếu sức mạnh vũ trang của nước này vào những khu vực đang nảy sinh trung tâm quyền lực mới:

“Trong số các trung tâm quyền lực mới có BRICS, với Trung Quốc là đối tượng nổi bật. Khu vực này còn có cường quốc đang lớn mạnh thứ hai là Ấn Độ. Nhưng Mỹ coi Ấn Độ như một đối tác có thể. Mặc dù nhiều khả năng, họ rất mong Ấn Độ trở thành nước đồng minh. Mỹ cũng coi Nga như một đối tác có thể, với khả năng tận dụng trong trường hợp nếu Trung Quốc tìm cách thâu tóm chức năng thủ lĩnh thế giới và đẩy Mỹ khỏi chiếc ghế chóp bu”.

Theo ông Pavel Zolotarev, thế nào đi chăng nữa, Lầu Năm Góc cũng hiểu rõ sự tăng trưởng của quân đội Trung Quốc. Họ đặc biệt lo lắng về hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc, về hoạt động chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 với công nghệ tàng hình, sản xuất tên lửa đạn đạo để đối phó với các nhóm tàu chiến sân bay. Washington còn vô cùng quan ngại trước thực tế Bắc Kinh hoàn thiện lực lượng hạt nhân chiến lược để đáp lại việc Mỹ triển khai cùng Nhật Bản hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Chiến lược quốc gia mới của Hoa Kỳ trù định sự tiếp cận vô điều kiện tới khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Trong khi ấy, Trung Quốc có thể trở thành một trở ngại nghiêm trọng cho điều này, - chuyên viên nhận định.

4)Hoa Kỳ thổi phồng cuộc chiến bảo hộ thương mại chống Trung Quốc

Bảo hộ mậu dịch đang trở thành một trong những công cụ mạnh nhất của Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích thương mại của nước mình. Washington vạch trần phương pháp của Bắc Kinh hỗ trợ xuất khẩu ván sàn gỗ và thông qua quyết định áp mức thuế chống bán phá giá. Đã khởi đầu cuộc điều tra về các tấm panel mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên mặt hàng “năng lượng sạch về sinh thái” nhập khẩu từ Trung Quốc bị nghi bán phá giá ở Mỹ. Cuộc điều tra có thể kéo dài mấy năm và sẽ tác động tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang thị trường châu Âu. Bước đi này của cơ quan thương mại Hoa Kỳ phản ánh những mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Nga Boris Shmelev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị: “Hoa Kỳ lo lắng về nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh của Trung Quốc. Bắc Kinh đã trở thành đối thủ chính của Mỹ thách thức Washington ở các khu vực trên thế giới. Mọi cố gắng của Mỹ đạt thỏa thuận với Trung Quốc về tự do hóa tỷ giá đồng nhân dân tệ để làm giảm ưu thế cạnh tranh của Bắc Kinh đều không mang lại kết quả. Hoa Kỳ không có cách nào khác ngoài việc sử dụng các đòn bẩy cũ nhằm gây áp lực vào Trung Quốc. Một trong những đòn bẩy là điều tra các trường hợp bán phá giá”.

Ở Hoa Kỳ đang tiến hành hơn một chục cuộc điều tra về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ giấy tráng và ống thép liền mạch đến bộ phòng ngủ bằng gỗ, TV màu và chốt vòng đeo chìa khóa. Về phần mình Trung Quốc cũng tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá về các loại xe jeep và sedan của Mỹ với động cơ hơn 2,5 lít. Hóa ra, đã từ lâu các chiếc xe này được bán trên thị trường Trung Quốc với mức giá bị hạ thấp một cách nhân tạo vì các cơ sở sản xuất ở Mỹ nhận tài trợ của nhà nước. Đây là một thủ đoạn mạnh của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo ý kiến của chuyên viên Boris Shmeelv, Trung Quốc còn có những chủ bài khác: “Trung Quốc có đòn bẩy mạnh hơn nữa trong cuộc chiến thương mại. Nước này sở hữu rất nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ. Nếu Bắc Kinh tung những chứng khoán Mỹ ra thị trường thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị sụp đổ. Dù Trung Quốc không có lợi ở đồng dollar bị mất giá nhưng đó là một phương pháp hiệu quả để gây áp lực vào Mỹ. Cả hai bên đều không muốn thổi phồng tình hình căng thẳng trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng này”.

Mùa hè năm nay Trung Quốc đã thu thêm điểm trong sự cạnh tranh với Hoa Kỳ khi Washington bị hạ tín nhiệm và đứng trước nguy cơ bị vỡ nợ. Việc mất thể diện trước Trung Quốc, nước chủ nợ lớn nhất, đã tác động tiêu cực đến vị thế chính trị của Mỹ. Washington phải giáng trả thách thức này. Nhưng, hiện nay chưa thấy cách đáp trả thích đáng. Dù GDP của Mỹ lớn gấp hai lần so với GDP của Trung Quốc và nền kinh tế nước này có chất lượng cao hơn, nhưng Trung Quốc đang tăng trưởng với nhịp độ cao hơn nhiều. Theo dự đoán của giới chuyên viên Mỹ, đến năm 2030 Trung Quốc sẽ vượt trước Hoa Kỳ. Các chuyên viên Nga nói về năm 2018. Vì thế Washington tập trung mọi nỗ lực để duy trì vị thế của mình, kể cả bằng phương pháp chiến tranh thương mại và điều tra chống bán phá giá. Việc tìm kiếm cách giải quyết có nhân nhượng lẫn nhau ngày càng khó khăn.