Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Bắc Kinh thách thức Washington ở Trung Đông.

Tiếng Nói Nước Nga 10.01.2012

Là nhà nhập khẩu chính dầu mỏ Iran, Trung Quốc đã công khai bác bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng Iran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Venmin tuyên bố, vấn đề hạt nhân của Iran không thể được giải quyết bằng cách dựa hoàn toàn vào các biện pháp trừng phạt.Nhà ngoại giao này đã bình luận về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Ngân hàng Trung ương Iran, đồng thời sẽ xử phạt hoặc bất kỳ ngân hàng nước ngoài có tài khoản tại Ngân hàng Trung ương Iran và chuyển khoản thanh toán nhập khẩu dầu mỏ qua ngân hàng này. Những ngân hàng như vậy sẽ không được phép làm việc với hệ thống tài chính Mỹ. Rõ ràng, biện pháp này có thể gây hại nghiêm trọng cho Trung Quốc, đang làm việc với ngân hàng Trung ương Iran, bao gồm cả thanh khoản nhập khẩu dầu mỏ.


Tình hình có thể bùng nổ và gây khó khăn về nguồn cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc, nếu ngày 30.1,  tại Brussels, các ngoại trưởng EU thông qua lệnh cấm vận nhập khẩu dầu của Iran. Trong trường hợp này, Tehran đã đe dọa sẽ đáp trả lệnh trừng phạt bằng cách phong tỏa eo biển Hormuz, còn Mỹ thì sẽ trừng phạt Tehran.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt trước biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran không chỉ từ phương diện kinh tế, mà còn vì những cân nhắc chiến lược. Chuyên gia Trường Kinh tế cao cấp Alexei Maslov cho biết:
“Đây là nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Chỉ mới đây, Bắc Kinh nói rằng sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á là không thể chấp nhận. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ nói chung, bao gồm cả ở vùng Vịnh Ba Tư. Chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố vịnh Ba Tư là khu vực lợi ích của họ, nhưng lời qua tiếng lại công khai của nước này chống lại Mỹ được coi như sự phản đối ý định Washington tăng ảnh hưởng ở châu Á.
Trong năm tới mâu thuẫn Trung-Mỹ sẽ nóng bỏng hơn. Trung Quốc gây sức ép với Mỹ ở châu Á, cố gắng thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ ở châu Phi và, tất nhiên, sẽ kiểm soát hành động của Mỹ ở Vịnh Ba Tư.”
Trung Quốc có lợi ích kinh tế rất lớn ở Iran, là đối thủ chính của phương Tây ở nước này. Không phải ngẫu nhiên mà chính vào thời điểm này, khi quan hệ giữa Mỹ và EU là một bên với bên kia là Iran, căng thẳng đến đỉnh điểm, lần đầu tiên Trung Quốc xâm nhập trực tiếp vào vùng lợi ích của Washington trong khu vực.
Mỹ không có ý định giữ im lặng.  Ngày 10.1, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner lên đường tới Trung Quốc. Mục đích của chuyến thăm là giải thích quan điểm của Washington về việc trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran.
Rõ ràng là vấn đề Iran khiến cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington thêm căng thẳng. Trong trường hợp này vấn đề đặt ra là lợi ích địa chính trị các bên. Trung Quốc đang xây dựng chính sách ở châu Á trong ánh sáng trọng lượng kinh tế ngày càng tăng trên thế giới. Và điều đó ngày càng mâu thuẫn với ý định của Mỹ muốn là "cầu thủ số 1" trong khu vực này.