Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

CUỘC TẬP TRẬN HẢI QUÂN RIMPAC 2012

Fr: Do Tran *Xet Vo
CUOC TAP TRAN RIMPAC 2012
Ngày 29-6, cuộc tập trận hải quân  Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2012 đã khai mạc tại  Hawaii (Mỹ). Có  22 quốc gia tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012.

.rimpac 2
Tàu khu trục Singapore RSS Formidable, tàu chiến tối tân nhất Đông Nam Á - Ảnh: Wikipedia
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ ( http://www.defense.gov/ ),  khoảng 25.000 thủy thủ từ 22 quốc gia trên thế giới sẽ có mặt tại Hawaii để thực hiện cuộc tập trận do Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tổ chức
rimpac 3    
Hải quân các nước cử 42 tàu chiến, sáu tàu ngầm, 200 máy bay trong các hoạt động tập trận kéo dài tới ngày 3-8. Nội dung luyện tập bao gồm săn lùng tàu ngầm, truy đuổi cướp biển, dò mìn, cứu trợ thảm họa...
“Chúng tôi đã thực hiện RIMPAC trong hơn 40 năm qua, nhưng năm nay có sự khác biệt bởi quy mô của cuộc tập trận trở nên lớn hơn - đô đốc hải quân Mỹ
rimpac 4 
Jonathan W. Greenert cho biết. Năm 2006, chỉ có tám nước tham dự RIMPAC, năm 2008 là 10 và năm 2010 là 14. Trong số các nước tham dự có một số quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Đây là lần đầu tiên Nga tham dự RIMPAC. Hãng tin Itar-Tass đưa tin Hạm đội Thái Bình Dương Nga cử ba tàu tham dự các cuộc tập trận ngoài khơi Hawaii. Đó là tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev
tàu chở dầu

Boris Butoma
và tàu cứu nạn Fotiy Krylov.
Vũ khí công nghệ xanh
Theo  Naval-Technology.com, RIMPAC 2012 là cơ hội để hải quân các nước giới thiệu công nghệ quân sự mới. Tại cuộc tập trận, hải quân Mỹ sẽ khai triển  “hạm đội xanh” gồm các tàu chiến và máy bay  nhiên liệu sinh học. Cơ quan tiếp liệu quốc phòng Mỹ đã mua 1,7 triệu lít nhiên liệu sinh học với giá 12 triệu USD để phục vụ “hạm đội xanh” tại RIMPAC.
Trong cuộc tập trận, các tàu chiến và máy bay của “hạm đội xanh” sẽ thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của nhiên liệu sinh học. 
Ngoài ra, hải quân Mỹ sẽ thử nghiệm công nghệ liên lạc “laser xanh” nhằm cải thiện sự liên lạc giữa tàu ngầm và các phương tiện trên mặt biển.  
Do sóng radio không thể xuyên qua nước biển, các tàu ngầm buộc phải sử dụng phao kéo hoặc dây để liên lạc với tàu chiến hoặc máy bay. Ngược lại, bước sóng “laser xanh” có khả năng di chuyển xuyên qua nước biển. Theo các chuyên viên kỹ thuậthải quân Mỹ, nếu hệ thống liên lạc “laser xanh” thử nghiệm thành công, các tàu ngầm Mỹ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay. 
Tại RIMPAC, hải quân Mỹ sẽ điều động hàng loạt tàu chiến, máy bay tối tân. Đầu tiên phải kể đến tàu ngầm tấn công tốc độ cao
    USS North Carolina lớp Virginia. Đây là loại tàu ngầm tối tân nhất của hải quân Mỹ, giá mỗi chiếc lên đến 2,4 tỉ USD. Dẫn đầu “hạm đội xanh” là hkmh khổng lồ
USS Nimitz, dài 332,8m, chở đến 90 máy ay chiến đấu và trực thăng. Bên cạnh đó là năm tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống rađa Aegis và hoả tiển  chống máy bay, vũ khí chống tàu ngầm...
Trong “hạm đội xanh” của Mỹ còn có máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, tốc độ tối đa 1.900 km/giờ, được trang bị hoả tiển  không đối không, không đối đất, bom định vị... Ngoài ra các máy bay đáng chú ý của Mỹ còn có chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt II, F-16 Fighting Falcon, máy bay ném bom B-52, máy bay do thám và chống tàu ngầm hiện đại

P-8A Poseidon
Lực lượng hùng hậu
Naval - Technology.com bình luận các tàu chiến và máy bay hải quân các nước điều động đến RIMPAC 2012 cũng rất hùng hậu. Mexico trình làng tàu chở xe tăng
ARM Usumacinta lớp Newport mua lại từ Mỹ.
Hàn Quốc  điều động hai tàu khu trục
ROKS Yulgok Yi-I và
ROKS Choi Young. Trong đó, tàu ROKS Yulgok Yi-I thuộc lớp Sejong, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển  tối tân Aegis.
Với 128 quả hoả tiển , tàu lớp Sejong là một trong những tàu khu trục có hỏa lực mạnh nhất thế giới. Hàn Quốc cũng đưa đến RIMPAC một tàu ngầm tấn công lớp
Chang Bogo và một trung đội thuỷ quân lục chiên. Không thua kém nước láng giềng, Nhật cũng khai triển  ba tàu, trong đó có tàu khu trục 
JS Myoko lớp Kongo, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển  Aegis cũng như hàng loạt hoả tiểnchống tàu, chống tàu ngầm...
Một quốc gia châu Á khác là Singapore thể hiện sức mạnh hải quân bằng tàu khu trục tàng hình RSS Formidable. 
Được trang bị hoả tiển Boeing Harpoon và súng
Oto Melara, tàu RSS Formidable được đánh giá là “chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á”. Hơn nữa, tàu RSS Formidable còn có loại rađa đa chức năng Thales Herakles, có khả năng giám sát ba chiều trong phạm vi 250km. Hệ thống định vị giúp tàu dễ dàng phát giác tàu ngầm từ khoảng cách xa.
Diễn tập chống tàu ngầm là một ưu tiên của RIMPAC 2012. Do đó các quốc gia khai triển  hàng loạt tàu tuần tra và máy bay trực thăng chống tàu ngầm.
  Nhật và Hàn Quốc giới thiệu trực thăng tuần tra
SH-60J Seahawk và
Super Lynx MK. 99, trong khi 
Úc và Canada giới thiệu các loại trực thăng tấn công như
S-70B-2 Seahawks,

CH-124A Sea Kings,
MH-60R/B/S Seahawks và

MH-53 Pave Lows. Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật đều đưa đến RIMPAC máy bay do thám chống tàu ngầm P-3 Orion.Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định mục tiêu của RIMPAC là tạo cơ hội cho hải quân các nước tăng cường hợp tác đồng thời bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải.
Cuộc tập trận năm nay diễn ra đúng vào thời điểm Chính phủ Mỹ công bố chiến lược tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
TỔNG HỢP