Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON TẠI VIỆT NAM (I)

Fr: Loan Phan
Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam
Ngoại trưởng Hillary Rodham ClintonHà Nội – Việt Nam 10-07-2012        Người dịch: Dương Lệ Chi.

Cảm ơn rất nhiều. Ôi, tôi rất vui khi có mặt tại đây trong dịp này, hai năm sau khi chồng tôi đã ở đây (cười). Và tôi nghĩ rằng, như cô Thảo nói, gia đình

Clinton và Việt Nam có mối quan hệ rất thân mà tôi hy vọng [mối quan hệ này sẽ] tiếp tục thêm nhiều năm nữa trong tương lai.
Có mặt ở đây, tại trường đại học lớn này, tôi thực sự rất cảm kích ông Chủ tịch, Chủ tịch Hoàng Văn Châu, cảm ơn ông rất nhiều, cảm ơn ông và sự lãnh đạo của ông, và cảm ơn tất cả các sinh viên và cựu sinh viên Fulbright, những người đang có mặt ở đây để chúng ta kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam.Tôi nghĩ, rất dễ dàng khi một người như tôi đến thăm, hoặc chồng tôi, hay Bộ trưởng [Quốc phòng] Leon Panetta vừa đến đây, tập trung vào các quan chức cao cấp, những người [mà chúng tôi] đến để viếng thăm. Nhưng thực sự là, mặc dù đó là mục đích quan trọng, nhưng điều này cũng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, chính là mối quan hệ hàng ngày giữa những người dân của chúng ta. Có rất nhiều người Việt Nam và rất nhiều người Mỹ làm quen với nhau, những người có cơ hội cùng làm việc với nhau hay cùng học tập với nhau, hay thậm chí sống chung với nhau để tạo ra các mối quan hệ, thực sự đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Cho nên tôi rất vui mừng khi có mặt ở đây, đại diện cho đất nước tôi và hàng triệu người Mỹ, những người có thiện cảm về Việt Nam và những người quan tâm sâu sắc về tương lai của đất nước này, và đặc biệt là tương lai của những người bạn trẻ như các bạn.Một trong những cách mà chúng tôi thể hiện là hỗ trợ nghiên cứu học tập ở nước ngoài. Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài làm điều đó, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp người Mỹ đến thăm các nước khác [có cơ hội] học hỏi và hình thành các mối quan hệ lâu dài, và chúng tôi muốn người dân từ các nước khác cũng làm tương tự ở Hoa Kỳ. Không cường điệu quá khi nói rằng, các chương trình như Chương trình Fulbright đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông William J. Fulbright là người rất nổi tiếng, một thượng nghị sĩ Mỹ nổi tiếng vào thời của ông, và ông ấy đã tin tưởng mạnh mẽ rằng, điều quan trọng nhất là phá vỡ các bức tường về sự hiểu lầm và ngờ vực. Không phải chúng ta hoàn toàn đồng ý tất cả mọi điều, bởi vì không có hai người nào, nói chi tới hai đất nước, hoàn toàn đồng ý tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta sẽ xem nhau như là những người đồng hành trong một cuộc hành trình có chung [mục đích], một cuộc hành trình mà [chúng ta] sẽ lấp đầy với tất cả mọi khả năng sẵn có cho những người dân trên khắp thế giới. Và không phải tình cờ mà chúng tôi tập trung vào việc gia tăng mối quan hệ giữa người với người của chúng ta ở đây, ở Việt Nam và ở khắp châu Á như là một cách để xây dựng nhiều và nhiều hơn nữa những mối quan hệ đó.Vì vậy, trong hai thập niên qua, chương trình Fulbright đã giúp gia tăng các mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và nó đã, như chúng ta vừa nghe, nghĩa là đã thay đổi cuộc sống của hơn 8.000 sinh viên, học giả, các nhà giáo dục, và thương gia Mỹ và Việt Nam. Thật vậy, chương trình này đã đào tạo một số nhà lãnh đạo xuất sắc, và tôi biết nó sẽ tiếp tục đào tạo các nhà lãnh đạo xuất sắc. Đã có các con số đáng kể về các cựu sinh viên Fulbright trong các chính sách Việt Nam – các phó thủ tướng, một bộ trưởng ngoại giao – ông [Phạm Bình] Minh, người mà tôi vừa mới gặp, là một cựu sinh viên Fulbright. Và những người khác đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, và chắc chắn là trong giới học thuật.Bây giờ, một số cựu sinh viên hoàn hảo nhất từ tất cả các chương trình học bổng của chúng tôi đã có mặt ở đây với chúng ta hôm nay, và những câu chuyện đáng chú ý của họ cho thấy những gì có thể khi bạn giúp đỡ những người trẻ tuổi tài năng có được những kỹ năng và những kết nối mà họ cần có để thành công. Bây giờ, tôi có thể kể cho các bạn nghe hàng trăm câu chuyện, nhưng tôi chỉ nói một ví dụ.Đỗ Minh Thuy (?), cô Đỗ đâu rồi? Đỗ Minh Thuy có ở đây không? À, có cô đây rồi. Vâng, cô Đỗ đã sử dụng học bổng Fulbright của mình để học ngành báo chí ở trường Đại học Indiana. Và sau khi tốt nghiệp, cô đã quyết định rằng, các nhà báo đồng nghiệp của cô ở Việt Nam xứng đáng có được cơ hội tiếp cận các loại kỹ năng và kinh nghiệm mà cô đã có. Vì vậy, cô đã tuyển một số bạn bè mà cô đã gặp ở Indiana để giúp cô tạo ra một chương trình đào tạo và tư vấn các nhà báo trẻ. Và hôm nay, nhóm của cô đã điều hành các hội thảo với hơn 2.300 người tham gia ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ một người, một học bổng đã có tác động lan tỏa như thế trong một lĩnh vực đời sống Việt Nam.Đàm Bích Thủy, Đàm Bích Thủy có ở đây không? Vâng. Một người có học bổng Fulbright khác, và là người tốt nghiệp tại Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania, là một trong những người phụ nữ nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á. Là Phó Chủ tịch Ngân hàng ANZ, cô lãnh đạo hơn 10.000 nhân viên, và cô nói rằng đi du học đã giúp cô, và tôi xin trích [lời của cô]: “để tiếp cận thế giới và người dân từ các nền văn hóa khác, với cái nhìn cân bằng hơn, không thiên vị, trong khi duy trì nguồn gốc của tôi“. Đây là một cách nói rất dễ thương.Và tôi nghĩ rằng, hai người phụ nữ này và rất nhiều người trong số các bạn, đại diện cho các chuyên gia và các học giả đã học ở Hoa Kỳ, để rồi đem kinh nghiệm đó về thực hành ở quê nhà. Và ngay cả những người trẻ tuổi đang trên đường làm công việc tương tự. Hiện có hơn 15.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, và tôi tin rằng thế hệ sinh viên này và các học giả có được vị trí tốt để đóng góp rất nhiều cho tương lai Việt Nam. Và không chỉ về giáo dục và kỹ năng của họ, mà còn về mối quan hệ và triển vọng mà họ có được và mang theo về nhà, sau đó sẽ được họ làm nền tảng để tạo ra cơ hội mới, cách suy nghĩ mới, đổi mới, sẽ giúp cho rất nhiều người Việt Nam khác thực hiện ước mơ của mình.Tôi muốn nói rằng tài năng thì phổ quát, nhưng cơ hội thì không. Có nhiều người thông minh, làm việc chăm chỉ trên khắp nước Việt Nam, thật ra trên toàn thế giới, nhưng họ không có được cơ hội mà một số bạn đã có. Vì vậy, đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta tiếp tục mở những cánh cửa cơ hội đó, bởi vì đi ngang qua đó có thể là một thanh niên hay một thiếu nữ, người trở thành một nhà nghiên cứu y khoa, và khám phá ra một cách chữa lành một căn bệnh khủng khiếp, trở thành một doanh nhân và tạo ra một sản phẩm để Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới và làm như vậy, sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm, trở thành một giáo sư để rồi sau đó tạo ra những thế hệ kế tiếp, kế tiếp, và kế tiếp của những người đóng góp.Cho nên chúng tôi muốn làm nhiều hơn, và Hoa Kỳ đang tìm cách làm nhiều hơn để gia tăng số lượng các trao đổi giáo dục. Tôi vừa gặp Bộ trưởng Ngoại giao, chính ông ấy là một cựu sinh viên Fulbright, để nói về những gì chúng ta có thể làm thêm, để cho các bạn trẻ Việt Nam có được cơ hội học hành, và chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm cách thực hiện. Nhưng tôi mời các bạn, làm ơn cho chúng tôi biết ý kiến của các bạn về những gì chúng tôi có thể làm việc với các bạn nhiều hơn nữa, làm việc với chính phủ, làm việc với xã hội dân sự, làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, để tạo thêm những kết nối này. Đại sứ của chúng tôi, Đại sứ David Shear có mặt ở đây, và nếu các bạn có ý tưởng nào đó, xin vui lòng cho Đại Sứ quán của chúng tôi biết.Bởi vì một trong những điều mà tôi ngưỡng mộ nhất, điều mà Việt Nam đã đạt được trong 20 năm qua, ngoài những điều khác, đó là sự hồi phục đáng kinh ngạc và sự cống hiến để cải thiện đời sống và xã hội, và vai trò của người phụ nữ đang thực hiện ở Việt Nam – tôi đã đi nhiều nước, nhưng vẫn chưa thấy trường hợp đó xảy ra, nhưng nó đang xảy ra ngay tại đây, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới – tầm quan trọng của giáo dục là điều bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp hơn, và liên tục mở cánh cửa [để đi tới] những trình độ cao hơn và cao hơn về tri thức giáo dục. Đây là cách tốt nhất mà tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể tự chuẩn bị cho chính mình.Người ta thường hỏi tôi: Một cá nhân có thể làm gì, một quốc gia có thể làm gì? Ôi, thế giới mà chúng ta đang sống thì không thể đoán trước. Không có cách nào chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm tốt nhất là giáo dục tốt tại một trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương hoặc một trong những trường khác ở Việt Nam, hoặc ở nước ngoài. Cho nên chúng tôi muốn làm việc với các bạn và nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các tổ chức giáo dục, cũng như chính phủ của các bạn và những người khác trong xã hội, tìm cách để chúng ta có thể trở thành đối tác tốt hơn khi nói về việc mở những cánh cửa đó cho những người bạn trẻ Việt Nam.Vì vậy, tôi mong tất cả các bạn có được mọi điều tốt nhất khi các bạn tiếp tục sự nghiệp và nghề nghiệp của mình. Tôi hy vọng các bạn giữ liên lạc với những người mà các bạn đã gặp gỡ, đã làm việc và cùng nghiên cứu với nhau ở Hoa Kỳ. Tôi được truyền cảm hứng từ những điều mà các bạn đã đạt được trong một thời gian như thế, và tôi mong được tiếp tục mối quan hệ đối tác này giữa hai nước chúng ta. Một điều mà tôi nghĩ có thể là, như tôi đã nói trước đó, một mô hình và rằng một [mô hình] có thể càng ngày càng tốt hơn bởi vì chúng ta cùng làm việc đó với nhau. Đó không phải là Hoa Kỳ hay Việt Nam, mà đó là chúng ta cùng làm việc với nhau để tạo ra mối quan hệ kiểu mẫu và cung cấp cơ hội cho người dân hai nước chúng ta sống cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất mà Thượng Đế đã ban cho. Xin cám ơn tất cả các bạn rất nhiều. (Vỗ tay).
Nguồn:
Human Rights – USGBản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

17 phản hồi to “1136. Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam”

  1. Văn Đức đã nói
    12/07/2012 lúc 20:11 Cảm ơn!
    Thật xấu hổ khi qua bài này tôi mới tìm hiều rõ về ông James Williams Fulbright:
    http://de.wikipedia.org/w/index.php?title=J._William_Fulbright&oldid=100826723
    http://en.wikipedia.org/w/index.php?title=J._William_Fulbright&oldid=497037673
    (Chưa có phiên bản tiếng Việt)
    Trước đây tôi cứ đinh ninh là bà Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Bill Cliton – :-) !
    Ông J.W. Fulbright là Chủ tịch trẻ nhất của một trường đại học Mỹ; Ông thuộc phái đối lập trong chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Bill Cliton đã có thời gian làm việc trong văn phòng của Thượng nghị sỹ J.W. Fulbright; Cliton gọi ông là Mentor (President Bill Clinton cited him as a mentor.) – Bậc trưởng thượng có lòng quan tâm giáo dưỡng người trẻ.
    Nếu có vinh hạnh hội ngộ, tôi chỉ xin được tặng Bà Hillary Clinton một bó hoa thật đẹp mà không (thể/nên) nói gì.
    Trân trọng.
    (Cảm ơn Anh Ba Sàm luôn, Hehe!…)

    Trả lời

  2. Giáo Sư già về hưu đã nói
    12/07/2012 lúc 20:01 Muốn cho dân tộc Việt Nam được dân tộc Mỹ thương và giúp đỡ, nhà cầm quyền Việt Nam cần phải cố thực hiện được những việc sau đây (lời đề nghị tâm huyết của vị giáo sư già về hưu đã từng học ở Mỹ và Âu Châu trong hơn 20 năm) :
    1. đưa nghị quyết dẹp hết những quán ăn thịt chó và làm đạo luật cấm ăn thịt chó trên toàn lãnh thổ VN
    2. tặng chìa khóa vàng cho bà Clinton (và gia đình Clinton), chìa khóa vàng dành riêng cho khách quý của thủ đô Hà Nội
    3. đưa quyết nghị cấm dân Hà Nội (thanh lịch) không được dùng hai chữ Địt Mẹ (hay chữ Đéo) mỗi khi bước chân hay đi vào Hà thành (đành rằng người Mỹ cũng hay nói FUCK you nhưng không nhiều và ghê rợn bằng hai chữ địt mẹ và chữ đéo của dân Bắc kỳ)
    4. đưa nghị quyết xử bắn những anh côn đồ xã hội đen hay công an bắt nạt dân (hay đánh dân) hay hành hung người dân như trường hợp ông Đoàn Văn Vươn hay blogger JB Nguyễn Hữu Vinh hay trường hợp cô Trịnh Kim Tiến (nhớ nhé xử bắn cho vài thằng là công an hết hó hé và nước sẽ yên ngay)
    5. dựng một tượng đài chiến sĩ quốc tế đã bỏ mình trong cuộc chiến VN trong đó có lính Mỹ, Nam Hàn, Úc v.v…
    6. cho phép trùng tu lại Nghĩa Trang Biên Hòa và gọi đó là Nghĩa Trang của quân đội VNCH
    7. ra nghị quyết không ăn mừng ngày chiến thắng 30 tháng 04 nữa và gọi ngày đó là ngày cả nước từ nay thôi không khóc nữa, ngày đoàn tụ, cho phép lập bia kỷ niệm thuyền nhân VN và đặt tại Vũng Tàu và mời ông David Shear đến cắt băng khánh thành.
    8. hăng hái và thành khẩn trong việc đào tìm xác quân nhân Mỹ chết và bỏ thây tại VN
    Làm được từng này chuyện là một bước tiến rất khả quan. Người Mỹ sẽ phục và thương mến người VN hơn trước. Thế là bố bảo Trung Cộng cũng chẳng dám bắt nạt dân mình nữa.
    Vậy nhé.
    Mong thay.

    Trả lời

  3. Nhật Tuấn đã nói
    12/07/2012 lúc 17:44 Một bài nói tổng hòa những đặc trưng của văn minh, văn hóa Hoa Kỳ. Khác hẳn người đàn bà thép Thatcher, bà ngoại trưởng Hillary trò chuyện trên tinh thần của “ngôi thứ hai”, “tôi và bạn “, trên tinh thần “bằng hữu” mà vẫn truyền tải được những nội dung chính trị, văn hóa, giáo dục…Nghĩ tới mợ “phó Doan” nhà ta mà tủi !
    Trả lời
  4. Tin thứ Năm, 12-07-2012 | Dahanhkhach's Blog đã nói
    12/07/2012 lúc 17:35 [...] - Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbrigh… (Human Rights – USG / Ba Sàm). “Đó không phải là Hoa Kỳ hay Việt Nam, mà đó là chúng ta cùng làm việc với nhau để tạo ra mối quan hệ kiểu mẫu và cung cấp cơ hội cho người dân hai nước chúng ta sống cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất mà Thượng Đế đã ban cho”. [...]
    Trả lời

  5. Chiều Thu đã nói
    12/07/2012 lúc 16:48 Gửi bác Trần Lâm,Vì thấy bác:
    Khen bà Clinton nhả ngọc, phun châu,
    Còn mình thì phải đứng lâu mà nhìn
    Trên giấy, chữ lại khó xem,
    Nó viết lèm nhèm nên đọc dễ đâu!..
    T Đ con dê qua cầu…

    Trả lời

  6. Nhiều chuyện đã nói
    12/07/2012 lúc 15:41 Bà Clinton nói thì tớ còn nghe, hiểu được, còn cái lão Hoàng Văn Châu, chủ tịch “đọc” tiếng mĩ trên giấy mà tớ đếch nghe được bố nói cái gì. Không biết bà Clinton có hiểu không !
    Trả lời

  7. 4 láo 16 lừa đã nói
    12/07/2012 lúc 15:04 Tôi tự hỏi có gã quan chức 4/16 nào dành những lời tâm huyết với VN như thế?
    Trả lời

  8. Nhiều chuyện đã nói
    12/07/2012 lúc 15:03 Có bạn nào rành tiếng anh dịch hộ cái câu trên tường “WELCOME SECRETARY OF STATE HILLARY CLINTON….”. 37 năm cách mạng , tiếp một viên chức hàng đầu ngoại giao nước ngoài mà viết tiếng anh và dịch thế này thì có bể mặt không chứ !! Thế mà cứ đòi tiến lên XHCN.
    “….hai năm sau khi chồng tôi đã ở đây (cười)” Các bạn có biết tại sao mà bà Clinton cười chỗ này không ??
    Chẳng là khi ông Clinton qua thăm VN, thì có cái biểu ngữ chào đón mà tôi nhớ là như thế này “welcome mr president and his spouse” nghĩ là “Cháo mừng (ông) tổng thống và phối ngẫu của ông”. Có lẽ khi bà ấy nhớ lại khi nói câu trên nên bật cười..
    (lẽ ra phải là “his wife” (vợ ông) thì cũng cứ tạm bỏ qua. Nhưng chẳng ai lại viết một câu ngu như thế. Thà viết mẹ nó bằng tiếng Việt không thôi cũng còn đỡ mất mặt cả nước. Đáng lý nên viết là “Welcome Mr. and Mrs. president…” (chào mừng ông bà tông thống..)

    Trả lời

  9. Vân Hạnh đã nói
    12/07/2012 lúc 14:28 Không biết những người đã được đào tạo ở Mĩ theo học bổng Fulbright hay theo các cách thức khác đã hiểu rõ cái thật chất của CS VN nói riêng và CNCS nói chung hay chưa? Hay rồi họ chỉ vẫn là thứ cơ hội , vi cá nhân mình mà phục vụ mù quáng cho tập đoan CS VN đứng đầu là 14 tên trong Bộ chính trị. Rất hi vọng trong số những người được đào tạo ở Mĩ sẽ có người trở thành một anh hùng phá vỡ cơ chế hiện nay, đưa VN thành một nước thống nhất không chỉ về địa lí, mà cả về dân tộc. CSVN đã thông nhẩt đât nước về mặt địa lí . nhưng để lại hậu quả là dân tộc ta bị chia rẽ sâu sắc. Ngay cả những người từng sống trong lòng chủ nghĩa xã hội VN cũng đã phải chán chế độ hiện nay ở VN.
    Trả lời

  10. Tin thứ Năm, 12-07-2012 « BA SÀM đã nói
    12/07/2012 lúc 14:16 [...] 1136. Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fu… [...]
    Trả lời

  11. quocviet đã nói
    12/07/2012 lúc 13:39 baì phát biểu của ngoại trưởng rất hay không sáo rỗng không lừa phỉnh.ngẫm thấy tủi cho ông tổng lú quá
    Trả lời

  12. Ngoại giao hay xá giao Bà Clinton ? đã nói
    12/07/2012 lúc 13:07 Ngoại Trưởng ngoại giao nhưng phát biểu như bà Ngoại trưởng trên đây , tại Việt Nam thì không thể cho như là lời phát biểu xá giao được? Dường như cái tâm và cái tầm của Bà hòa quyện lẫn nhau không tách rời. Sao Bà không giảng thuyết về “chủ nghĩa toàn cầu, hay chủ nghĩa Mác…như Tổng Bí của ta tại Cu Ba nhỉ? Mong thay những ngôn ngữ không cần biện chứng của Mác được thể hiện nhiều hơn trên đất nước này.
    Trả lời

  13. đã nói
    12/07/2012 lúc 12:56 Nói có bằng chứng cụ thể, đi sâu vào thực tế xuyên suốt thực tiển, không trịnh thượng không phân biệt tôn, giáo đẳng cấp” chúng ta sống cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất mà Thượng Đế đã ban cho” đúng là phun châu nhả ngọc
    Trả lời

  14. Hp đã nói
    12/07/2012 lúc 12:52 Đọc nửa bài và ko đọc nữa vì thấy tưng tức trong người: thương thay cho bà ngoại trưởng Mỹ và người My: lãnh đạo VN đa lừa được chính phủ Mỹ lấy tiền thuế dân Mỹ đào tạo bộ máy cai trị nd VN.
    Trả lời

  15. TN đã nói
    12/07/2012 lúc 12:47 Ngắn gon, súc tích đi vào lòng người, truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho các bạn sinh viên. Thật tuyệt với!
    Tôi hy vọng có một vài sinh viên thông minh, can đảm có thể hỏi Bà ngoại trưởng một vài câu. Anh BS có biết không thi đưa lên cho mọi người thưởng ngoạn giúp.

    Trả lời

  16. Trần Lâm đã nói
    12/07/2012 lúc 11:24 Một bài phát biểu rất hay. Ngoại trưởng người ta nhả ngọc phun châu, nghe như muốn nuốt từng lời, còn các quan chức nhà mình mở miệng ra, nhằm mấy ngày ăn chay mà không nhịn được, nghe là muốn chửi.
    Cám ơn anh BS đã cho dịch bài này