Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

BẢN TIN TỨC CAO NIÊN ĐẶC BIỆT

Ngày 19 tháng 4 năm 2011

Nhật hi vọng giải quyết vụ Fukushima Daiichi trong chín tháng

1- Với kỹ thuật tân tiến

Robot tiếp tay trong việc cứu vãn tình hình tại Fukushima Daiichi

Lần đầu tiên, vào ngày 17 tháng 4, 2011, một cặp robot viển điều khiển đã được đưa vào trong một toà nhà chứa lò phản ứng bị hư hại tại Trung tâm Fukushima Daiichi . Công ty Tokyo Electric Power (TEPCO) phụ trách nhà máy hi vọng các robot iRobot Packbots này sẽ có thể cung cấp những dữ liệu vể hiện tình bên trong các toà nhà chứa lò phản ứng, mà mức đô phóng xạ quá cao rất nguy hiễm cho các công nhân cần vào làm việc bên trong.
Khi vào tòa nhà chứa lò phàn ứng số 3 (đơn vị 3) các robot trên đây sẽ lấy số đo phóng xạ và nhiệt độ. Robot có gắn video camera nên có thể gởi thông tin “sống” cho các chuyên gia
clip_image002
Hình chụp một trong hai robot đang xoay tay mở của cánh cửa an toàn thứ hai để vào trong toà nhà chứa lò phản ứng

http://www.youtube.com/watch?v=GNBKPRVckIU

Vào ngày thứ hai 18/4 công ty TEPCO cho biết là mức phóng xạ đo được bên trong đơn vị số 3 vào khoảng từ 28 tới 57 mSv/giờ .Số đo mới nhất trong toà nhà chứa lò phàn ứng số 1 ở khoảng từ 10 tới 49 mSv/giờ
Vào thời gian mà số đo phóng xạ lên tối đa thì các công nhân chỉ có thể làm việc bên trong toà nhà không quá 5 tiếng đồng hồ để tránh liểu lượng phơi xạ (exposure dose )của họ vượt quá liều lương cho phép là 250 mSv/ năm. Trong các khu vực mức phóng xạ thấp thì thời gian làm việc được giới hạn ở mức 25 tiếng đồng hồ trước khi đạt tới liểu lượng phơi xa tối đa hàng năm.
Tưởng nên ghi nhận là công ty TEPCO đã “gồng mình” để kiếm chế tai nạn tại Fukushima Daiichi trong hơn một tháng nay kể từ khi động đất và sóng thần làm tê liệt hệ thống làm nguội lò phản ứng. Những vụ nổ bên trong các tòa nhà chứa lò phản ứng kế tiếp sau thiên tai đã gây nhiểu hư hại cho nhà máy điện hạt nhân và làm nhiễm xạ lan rộng tới các vùng chung quanh
Ngay từ lúc đầu các công nhân đã dũng cảm đương đầu với mức phóng xạ cao để ngăn chặn không cho tai hoạ lan rộng, nhưng vì lý do an toàn phóng xa nên thời gian họ được phép ở tại hiện trường bị giới hạn chặt chẽ. Chính vì lý do này mà TEPCO đã bắt đầu cho sử dụng các robot và máy móc viễn điểu khiển
clip_image004 Trưc thăng T-Hawk viễn điều khiển

Một máy đào đất và chuyển tải đất viễn điều khiển hiện đang được sử dụng để giải tỏa các đổ vỡ xung quanh nhà máy và một trực thăng không người lái đang có nhiệm vụ chụp hình bên ngoài và phía bên trên các toà nhà chứa lò phản ứng. Bắt đầu từ chủ nhật 17/4 các robot iRobot Packbots sẽ cho phép các chuyên gia theo dõi tình hình bên trong các toà nhà chứa lò phản ứng.
Các robot iRobot Packbots đượ chế tạ để hoạt động trong những môi trường nguy hiểm. Hơn 3,000 robot này đã được cung cấp cho quân đội và dân sự để áp dụng vào nhiềucông tác khác nhau như gỡ bom chẳng hạn

First Robots Enter Fukushima Reactor Building- Martyn Williams- Apr, 18 2011

2-Với tinh thẩn cao của nhân viên nhà máy
Nhóm công nhân cảm tử Fukushima 50
clip_image006
Sau khi phần lớn nhân viên được sơ tán khỏi nhà máy Fukushima Daiichi thì chỉ còn lại khoàng 50 người . Nhóm Fkushima 50 này đả làm việc trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và đả hi sinh cà tính mạng để giữ cho các lò phản ứng không nóng chảy (meltdown)

Các công nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã được tôn vinh là những người hùng vì đã xả mình trong môi trường phóng xạ cao độ để tìm cách ngăn chặn các lò ohản ứng nóng chảy hoàn toàn (total meltdown) . Dưới đây là câu chuyên về những thử thách mà nhóm cảm tử Fukushima 50 đã phải đương đầu
Tánh mạng của họ có bị nguy hiểm không?
Đương nhiên là có. Gia đình nhiều công nhân nhà máy rất đau buồn khi thấy người thân của họ thổ lộ là họ đang tiến hành một nhiệm vụ “tự sát”. Các công nhân này đã hứng chịu những liều lượng phóng xạ hết sức lớn và nhiểu người đả phải được điều trị vì phỏng bức xạ (radiation burns).Một bà mẹ kể lại, trong nước mắt ,là người con trai 32 tuổi của bà cùng với các bạn của nó đều chấp nhận hy sinh tính mạng và biết là chúng sẽ chỉ còn sống được vài tuần hoặc vài tháng. Bà nói “ Bọn trẻ đều chấp nhận có thể sẽ phải chết vì bênh bức xa trong tượng lai gần hoặc vì bệnh lung thư về lâu dài. Chúng đểu ý thức được là sẽ không thể né tránh được những liều lượng bức xạ chết người”
clip_image008

Họ có thể tự bảo vệ đươc không?
Các công nhân thuộc nhóm Fukushima 50 đều mặc quần áo bảo vệ và những người làm việc trong những khu vực phóng xạ cao—tỉ như trong các phòng chứa thỏi nhiên liệu-- chỉ có thể ở trong đó 15 phút mổi lần. Họ ngủ trong các phòng họp, ở hành lang hay cầu thang. Mỗi người được cấp một chiếc mền và một tấm chì chống bức xạ để nằm. Bá mẹ có con nói ở trên cho biết “ Con tôi nẳm trên một bàn làm việc vì nó sợ nẳm trên sàn nhà. Nhưng người ta nói phóng xạ ở đâu cũng có, nên tôi nghĩ nó chẳng thoát khỏi”
Điều kiện sinh hoạt cũa họ ra sao?
Hết sức tồi tệ! Ngoài nhóm Fukushima 50 , hiện nay có khoảng tổng công 400 nhân viện TEPCO làm việc trong nhà máy. Họ làm việc luân phiên theo ca 12 tiếng. Mức độ nhiểm xạ cao gây khó khăn trong công việc cung cấp nhu yếu phẩm cho họ, vì vậy thức ăn và nước uống hiếm lắm. Họ được cấp hai bữa ăn một ngày, điển hình là nước ép rau và 30 bánh crackers mỗi bữa sáng và gạo ăn liển vào bữa tối..Một công nhân gời e-mail như sau “ Tôi chĩ muốn cho mọi người biết là hiện nay có nhiều người đang chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt tại nhà máy hạt nhân. Đó là tất cả điều tôi muốn nói. Khóc chẳng giúp được gì. Nếu chúng tôi đang ở dưới địa ngục , tất cả nhửng điều chúng tôi có thể làm là cố gắng bò lên thiên đàng”.

Áp lực có đè năng lên họ không?
Dĩ nhiên là có. Trong một bức thư ngỏ lời càm ơn các công nhận TEPCO, một trưởng tóan tại Fukushima đã tâm sự “Bố mẹ tôi đã bị sóng thần cướp đi ,hiện nay tôi không biết bố mẹ tôi đang ở đâu. Tôi bị thu hút vào trong công tác hết sức khó khăn này trong điểu kiện tâm thần bấn loạn,.thật là ngoài sức chịụ đưng của tôi”..Một công nhân khác,viết trên e-mail” Thành phố của tôi đã bị xoá sổ. Bố mẹ tôi hiện chưa biết ỡ đâu. Tôi chưa có thể trở vể thăm nơi ở cũ vì lệnh sơ tán. Tôi vẫn phải tiếp tục làm việc trong một tình trang tâm thẩn bất ổn như vậy. Không hiểu tôi còn chiụ đựng được bao lâu!”

Are the Fukushima 50 doomed to death?-YahooNews – 1/4/2011

3- Nhật bản ra quyết tâm giải quyết vụ khủng hoảng hạt nhân trong chín tháng
clip_image010

Công ty TEPCO (Tokyo Electric Power Company) đã đưa ra kế hoạch ổn định và ngưng hoạt động tất cà sáu lò phản ứng tại Trung tâm Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi trong vòng chín tháng. ÔngMasataka Shimizu, chủ tịch công ty, cho biết vào ngày 17/4 là nếu mọi sự đều tiến hành theo dự trù thì mức phóng xã tại Fukushima sẽ giảm nhiều vào đầu năm 2012.
clip_image012

Dươi đây là sơ lược chượng trình hoạt động
Bước đầu tiên lá gì?
Trong ba tháng tới, các công nhân sẽ tập trung vào việc thiết lập những hệ thống làm nguội mới cho các lò phản ứng để thay thề những hệ thống bị hư do thiên tai ngày 11/3. Trong giai đoạn này, TEPCO cũng sẽ tạm thời phủ lín các toà nhà chứa sáu lò phản ứng và đặt những máy lọc để giảm bớt sự rò rỉ phóng xạ ra ngoài. Sau đó công ty sẽ tìm cách đưa nhà máy vào tình trạng gọi là “cold shutdown” tức là tình trạng lò phản ứng không hoạt động và hệ thống làm nguội có áp suất bẳng áp suất khí quyển và có nhiệt độ dưới 200 độ F (khoàng 95 độ C)
Khi nào tình trạng”cold shutdown”hoàn tất ?
Khi mà các thỏi nhiên liệu không còn làm sôi nước dùng làm nguội chúng và ngưng phóng thích hơi nước phóng xạ (radioctive team)
Khi đạt tới tình trạg “cold shutdown” thì tai họa chấm dứt phải không?
Không phải như vậy, nhưng đạt tới “ cold shutdown” là một bước tiến đáng kể. Bộ trưỡng Thượng mại Nhật cho biết “ An toàn chỉ thực sự có i khi mà các thỏi nhiên liệu được rút ra khỏi các lò phản ứng”. Sau giai đoạn này, TEPCO và Chính quyển có thể tập trung vào việc tẩy xạ (decontamination) vùng xung quang nhà máy. Giai đoan này rất cần thiết trước khi cho phép cả chục ngàn người đia phượng đã bị sơ tán trở vể nhà của họ
Việc tẩy xạ vùng xungquanh nhà máy sẽ thực hiện ra sao?

Một trong những giai đoan là cào bỏ tất cả phần đất bi nhiễm xạ và thay thề bằng đất mới. Đổng thời, các người dân bị sơ tán sẽ được dời từ các sân vận đống hay các trại tập trung về những khu nhà tạm thời. .Môt công nhân 49 tuổi than phiền “ Thế là mất cả năm nay. Tôi không biết phải làm sao. Chín tháng là cả một thời gian dài. Mà biểt đâu còn kéo dài thêm. Tôi không tin họ đâu”
Liệu thời gian có kéo dài hơn chín tháng không?
Có thề. Nhiều chuyên gia cho rằng TEPCO quá chủ quan với kế hoạch của họ, và kế hoạch này có thể bị trì hoãn vỉ bất cứ lý do gì. Hơn nữa một hâu chấn mạnh có thể ập tới bất cứ lúc nào, làm ngưng trệ công tác hay gây thêm thiệt hại, Chằng hạn như tuần vừa qua trận hậu chấn cưỡng đợ 7 đã là ngưng việc ráp hệ thớng làm nguội lò phản ứng là gì.
4- Lời kết
Dầu sao chúng ta cứ nên nuôi hi vọng là không có điều gì gây trở ngại cho kế hoạch của hãng TEPCO. Cầu Thương Đế cứu nhân loại thoát khỏi tai họa hạt nhân này.
Mong rằng biếm họa dưới đây không thành sư thật
clip_image014
Ghi chú : Mời qúi bạn đọc thêm quan điểm của các chuyên gia Mỹ vể việc "dọn dẹp" nhà máy hạt nhân Kukushima http://www.nytimes.com/2011/04/20/world/asia/20nuclear.html?_r=1&partner=rss&emc=rss&src=ig