Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

NGA LẠI KỂ CÔNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH “CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC”

Tình báo viên với lưới đánh cá

Tiếng nói nước Nga 25.01.2012
TAU TINH BAO LIEN XO NGUY TRANG LA TAU DANH CA
© http://www.vesti.ru/
Tàu tình báo Liên xô ngụy trang thành tàu đánh cáTại cuộc gặp ở Hà Nội với nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo (GRU) Bộ tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Thứ trưởng  Bộ Quốc phòng Việt Nam Đỗ Bá Tỵ đã tuyên bố rằng, việc trao đổi những kinh nghiệm và thông tin giữa cơ quan tình báo quân sự của Việt Nam và Nga góp phần quan trọng vào sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Quan sát viên đài Tiếng nói nước Nga Aleksey Lensov viết, các cơ quan tình báo quân sự của hai nước chúng ta đã tích lũy những kinh nghiệm phong phú trong sự hợp tác song phương. Nhờ sự đối tác này vào những năm Kháng chiến chống Mỹ đã cứu sinh mạng của hàng trăm nghìn người Việt Nam và bảo vệ được hàng trăm cơ sở.

 Các chiến sĩ phòng không đã chọn đúng thời gian và địa điểm đặt hệ thống tên lửa để bắn vào các máy bay Mỹ xâm phạm bầu trời Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay ít có ai biết về công lao của các tình báo viên Nga đã truyền thông tin về địa điểm và thời gian phi cơ Mỹ xâm phạm không phận Việt Nam. Hầu hết các thông tin đó đã đến từ các tàu tình báo Nga.
Kể từ năm 1964, mười bảy tàu thuyền đánh cá nhỏ và vừa của Liên Xô đã được tái trang bị hoàn toàn, trên các tàu này đã lắp ráp thiết bị vô tuyến địên tử hiện đại nhất trong thời bấy giờ. Tuy nhiên, vẻ ngoài của chúng vẫn không thay đổi. Các tàu này đã ra biển từ bến số 37 của cảng Vladivostok, mang cờ thủy văn, và thủ thủy đoàn đã mặc quần áo dân sự. Vẻ bên ngoài không khác gì tàu đánh cá và tàu nghiên cứu khoa học bình thường.  Hành trình của các tàu đó đi tới vùng ở Thái Bình Dương, căn cứ không quân Mỹ ở Guam, hoặc tới Vịnh Bắc Bộ mà 8 tàu sân bay Mỹ đã hiện diện ở đó. Các máy bay ném bom Mỹ đã cất cánh từ các tàu sân bay.
“Trong 10 năm chiến tranh, các tàu của chúng tôi đã thực hiện 94 chuyến đi biển ở vùng này, mỗi chuyến kéo dài 3-4 tháng” – đại tá hải quân nghỉ hưu Dmitry Lukash hồi tưởng lại. Vào những năm đó, ông Lukash đã chỉ huy đoàn tàu tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô. Ông Lukash nói: “Các tàu của chúng tôi thường xuyên có mặt trong tầm nhìn của mỗi tàu sân bay Mỹ, đôi khi đến sát gần chúng ở khoảng cách một trăm mét. Chúng tôi đã biết rõ biển số của mỗi chiếc máy bay. Ngay sau khi máy bay bắt đầu cất cánh, chúng tôi đã báo cáo với Bộ Tổng tham mưu Hải quân Liên Xô, mà từ đó thông tin được chuyển đến Việt Nam. Một tàu tình báo Liên Xô đã hiện diện cách căn cứ Guam ba hải lý. Cũng giống như tàu tình báo gần các tàu sân bay, nó đã theo dõi số máy bay cất cánh từ căn cứ này và bay theo hướng nào, bao nhiêu máy bay trở về căn cứ và chúng trong trạng thái nào. Thông tin này ngay lập tức chuyển đến Matxcơva, và thông qua Matxcơva chuyển đến nước VHDCCH”.
Đôi khi, trên đường về căn cứ máy bay Mỹ bị bắn hỏng đã không đạt đến tàu sân bay và rơi vào biển. Các tình báo viên đã tìm khả năng đưa lên mặt biển và gửi tới Matxcơva hàng trăm tài liệu quân sự và sơ đồ kỹ thuật của Mỹ đánh dấu “Mật”. Có một lần, các tình báo viên Liên Xô đã cứu sống một sĩ quan Mỹ rơi vào biển từ boong tàu Tham mưu. Người này đã được đưa về tàu Mỹ, không ai có ý định  gửi người sĩ quan Mỹ đến Matxcơva. Thủy thủ đoàn của tàu Liên Xô đã nhận được bức thư cảm ơn của  Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ.
Nhân tiên xin nói luôn, các phương tiện truyền thông phương Tây và một số chính trị gia Mỹ thường cáo buộc các sĩ quan tình báo Liên Xô dường như họ đã tham gia vào việc hỏi cung các phi công Mỹ bị bắt tại Việt Nam. Trên thực tế,  không bao giờ có chuyện như vậy. “Không có dù một lần” - Trung tướng Ivan Shport đã nghỉ hưu khẳng định như vậy. Trước đây ông Shport là trợ lý tùy viên quân sự Liên Xô ở nước VNDCCH: “Tại sao chúng ta nên tham gia hỏi cung các phi công bị bắt giữ? – ông Ivan Shport nói - Họ không thể nói những điều mới mẻ đối với chúng tôi! Chúng tôi đã biết tất cả về kỹ thuật quân sự của Mỹ. Họ không thể cung cấp những thông tin có giá trị đối với chúng tôi”.
Đặc biệt là, cơ quan tình báo Việt Nam thường xuyên chuyển giao cho phía Liên Xô để nghiên cứu các mảnh vỡ của máy bay Mỹ bị bắn rơi. Như vậy, trong sự đối tác giữa cơ quan tình báo Việt Nam và cơ quan tình báo Nga đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ và sau đó trong thời gian giáng trả vụ tấn công xâm lược của Trung Quốc chống nước VNDCCH.

Bản tin Tiếng Nói Nước Nga