Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

VIỆT NAM : NHÂN QUYỀN BỊ VI PHẠM DÃ MAN , NHÂN PHẨM BỊ CHÀ ĐẠP TỒI TỆ

( Theo BBC/RFI/RFA/UC)Ngày 28/12 phiên xử phúc thẩm ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 10 năm tù đối với bà Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), người duy nhất nhận tội, thì được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.
nhan quyen VN
RSF trương biểu ngữ trước Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đòi trả tự do cho các nhà báo và blogger hồi cuối năm 2009.

Cả ba blogger bị cáo buộc phạm tội « tuyên truyền chống Nhà nước », chiếu theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam, do những
NHAN QUYEN VN 2
Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Saigon.
bài viết của họ đăng trên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cũng như trên trang blog của họ, nhằm tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng, bất công và chính sách về Trung Quốc của chính phủ Việt Nam.Khi nghe bản cáo trạng của mình, bà Tần đã hét lên phản đối và ngay lập tức bị đưa ra khỏi phòng xử án, luật sư bào chữa của bà Tần ông Nguyễn Thành Lương cho biết. Các nhóm nhân quyền cho rằng đây là một trong nhiều “điều luật mơ hồ” được sử dụng để truy tố những người bất đồng chính kiến.

nhan quyen VN 3
Trong khi phiên tòa phúc thẩm xử ba blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn thì bên ngoài công an đã bắt giữ, cô lập rất nhiều người tới xem phiên tòa trong đó có nhiều blogger. Một trong những người bị bắt là blogger Hoàng Vi; cô không những bị bắt mà còn bị công an hạ nhục, chà đạp nhân phẩm một cách tồi tệ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-encroach-on-body-of-female-blogger-12292012101006.html

TỔ CHỨC PHÓNG VỈÊN KHNHAN QUYEN VN 2ÔNG BỈÊN GIỚI LÊN   TIẾNG  

 phê bình về phiên toà phúc thẩm: « Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon không phạm bất cứ tội nào có thể biện minh cho những bản án như vậy. Khi tuyên y án tù sơ thẩm nặng nề đối với các blogger này, chính quyền chứng tỏ họ xem thường các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận.
Trường hợp của nhà Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, Phóng viên Không biên giới cho rằng : « Những việc làm của Hoàng Khương trong khuôn khổ điều tra nhằm thu thập chứng cứ vững chắc về nạn ăn hối lộ trong lực lượng công an Việt Nam, được tiết lộ qua bài báo mà anh đã đăng, không thể bị xem như là hành động đưa hối lộ »
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam ở vị trí 172 trong 179 quốc gia trong năm 2011-2012 về chỉ số tự do báo chí và xác định nhà nước là "kẻ thù của Internet" vì sử dụng hệ thống kiểm duyệt mạng Internet và bày tỏ mối quan ngại về vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội ngày 27/12 cũng như kết quả phiên tòa ngày 08/01 tới, xử 9 thanh niên Công giáo, trong đó có blogger Paulus Lê Sơn.
Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp kêu gọi Liên hiệp châu Âu, Giải Nobel Hòa bình năm 2012, gây áp lực lên chính quyền Việt Nam để buộc họ chấm dứt việc đàn áp những tiếng nói đối lập, đặc biệt là những người làm công việc thông tin.
 Ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) nói hôm thứ Sáu 28/12/2012 rằng vụ xử này cho thấy “cách kiểm soát của nhà nước vẫn tiếp tục dựa trên hệ thống đàn áp công dân và quyền hoạt động chính trị.”./.