TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn
Website của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29' N/111 độ 12’E.Cục Hải sự Trung Quốc còn cảnh báo cấm các loại phương tiện "không được xâm nhập" vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý
Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát nhưng cũng nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN đã lên tiếng phản đối (1)
Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, do Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) làm chủ đầu tư với tổng vốn 6 tỉ nhân dân tệ (19.020 tỉ đồng VN, tương đương 1 tỉ USD). Có nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên Biển Đông.
Ngoài ra, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như khoa học, dầu khí và quân sự.
Giàn khoan dài hơn 650m, gồm năm tầng cao 136m (tương đương tòa nhà 45 tầng). Trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn và đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011.
Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.
Hải dương 981 được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 18. Tại khu vực biển sâu dưới 1.500m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo.
Ở độ sâu 1.500-3.000m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực thế hệ 3 (DP3-đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.
Được mệnh danh là “tàu sân bay dầu khí”, Hải dương 981 được trang bị các thiết bị hiện đại nhất thế giới. Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm.
Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.
Trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m. Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân.
Giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.
Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức "thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò".
Các chuyên gia cũng cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới "ai đến trước, được hưởng trước" đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược "gác tranh chấp, cùng khai thác" theo kiểu Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Dầu mỏ Hải dương 201 và Dầu mỏ Hải dương 981 đánh dấu sự hình thành “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” đầu tiên của Trung Quốc. Điều đáng quan tâm: mục tiêu của hạm đội này là Biển Đông.(2)
Nguồn :
*http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140505_vietnam_cnooc_protest.shtml
*http://motthegioi.vn/tieu-diem/dang-sau-viec-trung-quoc-dua-gian-khoan-khung-den-vung-bien-vn-68779.html