Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

TIN TỨC CAO NIÊN ĐẶC BIỆT

Ngày 1 tháng 5 năm 2011

Lên cơn đau tim vào buổi sáng … nguy hiểm nhất

Theo một nghiên cứu mới đây, các cơn đau tim (heart attacks) vào buổi sáng có thể nguy hiểm hơn những cơn đau tim xẩy ra vào những thời điểm khác trong ngày
Kết quà nghiên cứu cho thấy là người lên cơn đau tim trong khoảng từ 6 giờ sáng tới trưa có các mô tim bị tổn thương 20 phần trăm nhiểu hơn so với người lên cơn đau tim vào những thời điểm khác trong ngày.
Các bệnh nhân mà mô tim bị cơn đau tim làm tổn thượng nhiểu được lượng định xấu hơn vể tình trạng bệnh tật, và có một rủi ro tử vong cao hơn.
Dưa vào phát hiện trên bác sĩ Borja Ibanez , thuộc Trung tâm CNIC(*), Tây ban nha và là thành viên của nhóm nghiên cứu, đã lên tiếng khuyến cáo các bệnh viện nên có đầy đủ nhân viên vào buổi sáng để kịp thời chạy chữa cho các bệnh nhân lên cơn đau tim, vì đông mạch vành (coronary artery) càng được khai thông sớm chừng nào thì bệnh nhân càng đỡ bị nguy hiểm chừng nấy. (* CNIC= National Center for Cardiovascular Research)
clip_image002


Điều trùng hợp là nghiên cứu trước đây cũng đã chứng tỏ là các cơn đau tim có nhiều khà năng xẩy ra vào buổi sáng. Bác sĩ Martin Young, thuộc Đại học Y khoa Baylor ( Houston) cho biết là theo nghiên cứu “ những người bị lên cơn đau tim như vậy có tim bị tổn thương nhiều nhất”
Theo các nhà nghiên cứu sự liên hệ giữa cường độ cơn đau tim và thời điểm trong ngày mà cơn đau tim xẩy ra cho thấy là “đổng hổ bên trong cơ thể” tức là nhịp thời gian 24 giờ (circadian rhythm ) giữ một vai trò quan trọng
Các cơn đau tim vào buổi sáng
Bác sĩ Ibanez và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu liên quan đến 811 bệnh nhân bị lên cơn đau tim nằm tại bệnh viện Clinico San Carlos,Madrid trong khoảng thời gian từ 2003 tới 2009. Các bệnh nhân này đều bị nhồi máu cơ tim thuộc loại STEMI ( ST segment elevation myocardial infarction) làm cho việc cung cấp máu bị tắc nghẽn trong thời gian kéo dài
Các nhà khảo cứu đã chia các bệnh nhân ra thành bốn nhóm tùy theo thời điểm cơn đau tim xẩy ra
Hai trăm sáu muơichín (269) bệnh nhân đã lên cơn đau tim trong khoảng từ 6 giở sáng tới trưa, 240 người từ trưa tới 6 giờ chiều , 161 người từ 6 giờ chiều tới nửa đêm và 141 người từ nửa đêm tới 6 giờ sáng.
Các nhà khảo cứu đã xem xét mức độ của một vài enzyme được cơ thể phóng thích trong khi cơn đau tim xẩy ra để xác định tầm mức quan trọng cũa sư tổn thương mô hoăc của số mô đã chết trong cơn đau tim, còn được gọi là kích cỡ nhồi máu (infarct size)
Những bệnh nhân có kích cỡ nhồi máu lớn nhầt đã lên cơn đau tim trong khoảng từ 6 giờ sáng tới trưa. Các người này có mức độ enzyme trong người cao hon 21 phần trăm so với những người lên cơn đau tim vào những thời điểm khác trong ngày
Đổng hồ cơ thể (body clock)
Mỗi tế bào trong cơ thể con người có đồng hồ bên trong (circadian clocks) riêng của nó để báo cho nó biết giờ trong ngày, nhờ vậy các tế bào tiên liệu được trước điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo
clip_image004
Đồng hồ theo thời gian 24 giờ (circadian clock) ảnh hưởng tới nhịp hàng ngày cũa nhiều tiến trình sinh lý học Sơ đồ trên đây miêu tả kiều mẩu điễn hình của thởi gian 24 giờ của một người giậy sớm vào buổi sáng, ăn bữa trưa vào khoảng giữa trưa và đi ngủ khi màn đêm phủ xuống

Bác sĩ Young nói ”Nếu các cơ chế trên bị trục trặc…thì các tế bào trong cơ thể có thể không nhất thiết được biết thời điểm đúng của ngày” Nếu điều này xẩy ra, người bệnh có thể sẽ mẫn cảm hơn đối với các stress vào những lúc nào đó trong ngày và sẽ lên cơn đau như cơn đau tim chẳng hạn
Điều này cho thấy tại sao các công nhân làm việc ca đêm có rủi ro gia tăng đối với một số bệnh tật kể cả bệnh tim mạch. Bác sĩ Young nói “ Các đồng hồ bên trong cơ thể của họ không đồng nhịp với môi trương xung quanh vì cách sinh hoạt của họ”
Hơn nữa, các protein trong cơ tim biến đổi theo nhip thời gian 24 giờ có thể đóng một vai trò trong cách mà cơ thể phản ứng đối với một cơn đau tim. Chẳng hạn như, một vài protein có thể hiện diện với một nồng độ cao hơn vào những thời điểm nào đó trong ngày, giúp bảo vệ chống lại các cơn đau tim. Vào những thời điểm khác, nồng độ của các protein này có thể xuống thấp hơn làm bệnh nhân dể bị bệnh tật tấn công hơn. Nếu mà các nhà khảo cứu có thể tìm ra các protein này là những chất gì thì họ có thể dùng chúng trong việc trị liệu để bảo vệ con ngưởi chống lại các cơn đau tim.

Worst Time to Have a Heart Attack: Morning-Rachael Rettner-Apr 29,2011

Điều bạn cần biết thêm về bệnh loãng xương

Khi nói đến bệnh loãng xượng (osteoporosis) chúng ta thường nghĩ ngay tới nguyên nhân là vì thiếu calcium. Các bác sĩ sẽ khuyên chúng ta uống thêm calcium, vitamin D và ra phơi nắng hay tắm nắng

Tuy nhiên các phát hiện gần đây nhất tại những bệnh viện khác nhau cho thấy là phần lớn các ngưi mắc bệnh loãng xương không phải vì thiếu calcium. Xượng của những người này vẫn đầy đủ và vẫn hấp thu calcium. Vậy thì có gì trục trặc xẩy ra cho họ? Hình chụp CT scan không phát hiện dấu hiệu gì của bệnh loãng xượng , tuy vậy họ vẫn dể bị gãy xương . Lý do vì sao? Trong khi tìm hiểu , cách đây hai năm, các nhà khảo cứu đã phát hiện một dạng bệnh loãng xượng mới
clip_image006clip_image008

Ngày nay,dạng gẫy xượng thông thường nhất là gẫy cột sống (spinal fracture). Nếu gẫy cột sống xẩy ra thì rủi ro tử vong sẽ cao hơn tám lần so với các dạng gẫy xượng khác Vì sao các xương lại yếu đi? Tại sao các bệnh nhân lại bị gẫy cột sống?
Một yếu tố quan trọng là phải có cả sức mạnh về xương (bone strength) chứ không phải chỉ có mật độ về xương (bone density). Các mô liên kết collagen xương cũng là một yếu tố quan trong để tạo nên tính chất dể uốn (flexibility) Thoat nhìn phẩn đông chúng ta không nhận thức ra điều này.Trong quá khứ, bệnh loãng xượng được nhìn nhiều hơn dưới khía cạnh sức mạnh của xượng (bone strength), và chúng ta không hề nghe nói tới và nhận thức về các mô liên kết nói trên. Muốn cải thiện mật độ xượng, theo sự hiểu biết thông thường, chúng ta phài tập thể dục đều và dung nạp nhiều calcium hơn như ăn cá phơi khô có nhiều calcium chẳng hạn
Nhưng ngày nay, chúng ta cần phải nghĩ tới một phương cách mới để duy trì các mô liên kết collagen xương để có đủ tính dễ uốn (flexibility). Từ phương cách đo đơn giản này, bạn có thể tránh được rủi ro tử vong gây ra bởi gẫy xượng cột sống
Muốn đo hoặc xác định độ cứng cáp cũa xượng và mật độ chất khoáng trong xượng không có dễ dàng như bạn tưởng. Trên phượng diện lâm sàng, điều này đòi hỏi nhiểu thử nghiệm khác nhau
Vậy thì nguyên nhân chính làm giảm các mô liên kết collagen của xương là gì? Bạn có tin đó là vì mức đường trong máu cao hay không?
Thành phẩn chính của xương là calcium chiếm khoảng phân nửa cấu trúc của xượng còn phân nửa kia là collagen. Các sợi collagen luồn qua cả trăm những vật liệu xương (calcium) và nhờ đó các xượng được tạo thành. Bạn có thể hình dung các vật liệu xượng (calcium) như là được liên kết bởi collagen và với một độ dễ uốn vừa phảii. Tuy nhiên, khi mức đường trong máu tăng, collagen sẽ bị kết dính lại như là có môt lớp xi-măng bao xung quanh và xượng sẽ trở thành giòn dễ gãy
Muốn mức đưng trong máu không gia tăng thì tốt nhất là tập thể dục. Ngoài ra, bạn nên theo một thực chế quân bình gồm vitamin B12 và vitamin B6 , các thực phẫm như cá thu (mackerel), cá mòi (sardine), trai (clam), folic acid, cải hoa (broccoli) , rau bina (spinach), hoa cúc (garland chrysanthemum), đậu nành (soybeans), măng tây (asparagus). Các thực phẩm này sẽ giúp cho xượng được cứng cáp và dễ uốn

What You Should Know About Osteoporosis- Junji Takano-04/2011

13 thói quen có hại cho sức khỏe
BS. Nguyễn Đức Lê ( bài do bạn PhanLoan giới thiệu)
Trong cuộc sống hàng ng ày, có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng cókhông ít người tạo cho mình thói quen có hại cho sức khỏe.
Từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã tổng kết và cho biết có 13 loại thói quen có hại cho sức khỏe mà mọi người cần nhận biết để phòng tránh.
1. Không ăn sáng
Ăn sáng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo cho cơ thể có được tinh lực dồi dào, nâng cao hiệu quả công tác và học tập. Các chuyên gia y tế khuyên rằng: Không ăn sáng sẽ xảy ra nhiều điều hại, gây cảm giác khó chịu trong bụng. Ăn uống có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nếu không ăn sáng sẽ gây cảm giác đói, khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, nhức đầu, dẫn đến đường huyết thấp. Nếu không ăn sáng kéo dài dễ gây nên bệnh mãn tính như: viêm dạ dày, thiếu máu, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng,mau lão hóa.

2. Ăn no xong uống nhiều nước
Một số người lúc bình thường không nghĩ đến uống nước, đợi sau khi ăn xong mới uống nước và uống rất nhiều một lúc, thói quen đó không có lợi, ảnh hưởng tiêu hóa, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Ăn no quá
Ăn no quá, sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.
4. Uống trà quá đặc
Trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tiêu hóa và việc hấp thụchất sắt cho cơ thể. Ngoài ra trà đặc còn gây mất ngủ.
5. Uống rượu quá liều lượng
Uống rượu quá liều lượng sẽ làm tổn thương đến gan, dạ dày; nếu uống rượu quá thường xuyên còn làm cho chất cồn tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính, làm tê liệt thần kinh, gây rối loạn trong hệ thống trao đổi chất trong cơ thể tăng nhanh sự lão hóa.
6. Thức ăn sống, chín để lẫn lộn
Một số người sáng ra đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ  điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà, làm như vậy không hợp vệ sinh chút nào, bởi lẽ trong giỏ đựng có rất nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật, chúng sẽ lây nhiễm đan xen giữa thức ăn sống và chín, rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ… đều từ đó mà ra. Ðể tránh bị ô nhiễm như vậy, trước khi mua đồ ăn, bạn cần phải chuẩn bị riêng đồ đựng thức ăn chín.

7. Ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho trung khu ngủ của đại não, làmcho sự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời cònlàm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khảnăng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh, đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não.
8. Ðánh răng quá lâuÐánh răng có tác dụng làm sạch răng và khoang miệng phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm khoang miệng, tránh được bệnh viêm khớp, viêm thận… Tuy nhiên đánh răng quá lâu sẽ làm tổn thương chân răng, không có lợi cho sự phát triển của răng, thậm chí còn gây nên bệnh viêm chân răng.
9. Rửa mặt quá nhiều Rửa mặt quá nhiều sẽ làm lớp màng bảo vệ da mặt bị phá hủy thường xuyên, khiến cho da bị kích thích nhiều hơn, dễ bị lão hóa. Hàng ngày chỉ nên rửa mặt 3 lần vào các buổi: sáng, trưa, tối nên dùng ít xà phòng thơm.
10. Kỳ cọ quá mạnh khi tắm
Khi tắm mà kỳ cọ quá mạnh sẽ làm tổn thương lớp da. Lớp da của tế bào biểu mô này chỉ dày có 0,1mm đây là phòng tuyến bảo vệ tự nhiên ngăn cản vi khuẩn gây bệnh và các tia gây hại cho cơ thể. Khi tắm kỳ cọ quá mạnh làm tổn thương lớp da đó, vi trùng và các tia có hại dễ xâm nhập gây nên bệnh viêm da, thậm chí bị lở loét và nhiễm trùng máu.

11. Dùng đồ chung
Một số gia đình cả nhà dùng chung một khăn mặt, cốc uống nước, một chậu rửa… Việc sử dụng chung đồ như vậy không hợp vệ sinh;  nếu một người bị đau mắt đỏ thì cả nhà cũng bị, một người bị viêm gan sẽ lây ra cả nhà.

12. Ði bộ quá nhiều
Khi đi bộ gan bàn chân phải giữ độ cao và trương lực nhất định,nếu thời gian đi bộ lâu quá gan bàn chân bị co xuống làm cho xương ngón chân gia tăng gánh nặng dễ bị gãy xương.

13. Ði giày (guốc) gót quá cao
Ði giày (guốc) gót quá cao sẽ làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.

Lợi ích của trà đối với sức khoẻ.
Chúng ta đả biết trà xanhcó đặc tính hạ cholesterol và áp huyết. Nhưng nghiên cứu mới đây tại Đại học Utrecht (Hòa lan) cho thấy là uống tử 3 đến 6 tách trà một ngày có thể gỉm rủi ro bị các bệnh về tim. Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea Giancoli , thuộc Hội Ameican Dietetic Association, trà cũng còn bào vệ răng chống lại các vi khuẩn gây xâu răng . Một nghiên cứu tãi Nhật đăng trên tãp chí Preventive Medicine vào năm 2010 đã phát hiện là nhựng ngưởi uống nhiẻu trà nhất mỗi ngày ít có nguy cơ bị ụng răng hơn.
clip_image010clip_image012clip_image014clip_image016
tràxanhtràđentrà trắngTrà ô-long

Có phải chĩ trà xanh mớicó các lợi ích vể sức khoẻ nói trên hay không?
Theo các chuyên gia thì không phải như vậy. Khi làm thí nghiệm với trà xanh và trà đen họ đã thấy cả hai thứ trà đều tốt như nhau. Sự khác biệt giữa hai loại trà chĩ ở chổ là trà đen đươc oxi-hóa trong 4 tiếng sau khi biến chế . Trà xanh và trà đen đều có đầy những polyphenol, một loại chất chống oxi hóa chứa nhựng hợp chất chồng ung thư tên gọi là catechins ( Trên phương diện sức mạnh chống oxi hoá, trà xanh sắp bậc trên ớt chuông đỏ và khoai lang).
clip_image018

Nếu ngoài tràxanh vàtrà đen,bạn còn muốn có tối đa những chất chống oxi-hóa , thì bạn hãy quên các trà thảo mộc (herbal teas) mà nên uống trà trắng hay trà ô-long , cả hai loại trà này đều sản xuất tử cùng một cây trà Camellia Sinsensis như trà xanh và trà đen

Health Benefits of Tea- Winnie Yu- 04/2011

5 siêu sao thực phẩm bạn nên biết mà dùng

Chúng ta đều ca tụng tính chất kỳ diệu của cá hồi (salmon) và trái blueberries , nhưng đã quên mất một số “siêu sao” dinh dưỡng. Chuyên gia Dinh Dưỡng Beth Reardon, giám đốc Viện Duke Integrative Medicine, Durham,N.C cho biết “ Có cả ngàn những chất dinh dưỡng thực vật có lợi ích tiềm tàng đối với sức khỏe. Chúng ta chỉ mới bắt đẩu hiểu biết về tác dụng hỗ tượng giữa các thực phẩm và các hợp chất có hoạt năng sinh học (bioactive) của chúng
Dưới đây là năm siêu sao thực phẩm chúng ta nên biết để thêm vào thực đơn hàng ngày
Gạo nếp than (black rice)
clip_image020
Giống như gạo lứt (brown rice) , gạo nếp  than chứa nhiểu chất sơ có tính hạ giàm cholesterol. Nhưng chưa hết: các nhà khảo cứu tại Đai học Louisiana, Baton Rouge mới đây đã phát hiện là gạo nếp than còn là một nguồn dồi dào về chất chống oxi hóa. Thật vậy trong gạo nếp than có chất anthocyanin-một hoá chất thực vật cũng được thấy trong blueberries—có khả năng duy trì chức năng của não.
Cải bắp (cabbage)

clip_image022clip_image024clip_image026
cabbagebroccoli            kale

Cải bắp không phải  chỉ dùng để trộn sà lách. Nếu bạn nhai loại rau có hoa hình chữ thập này (cũng như rau cải hoa /broccoli, cải xoăn/ kale) bạn sẽ làm vỡ vỏ bọc các tế bào của chúng và kích động sự tạo thành một hợp chất chống ung thư mạnh gọi là sulforaphane. Bà Reardon giải thích “ Sulforaphan tẩy độc các mẩm gây ung thư và tăng nhanh sư đào thải các mầm bệnh này ra khỏi cơ thể:.” Môt nghiên cứu tại  Đai học Georgetown đã  phát hiện là các hợp chất trong cải bắp giúp cho sự hồi phục của các tế bào bị ung thư vú và tiển liệt tuyến gây tổn thượng
Hat chia (Chia seeds)
clip_image028clip_image030
Flax seeds         Chia seeds

Giống như hạt lanh (flaxseed) hạt chia chứa nhiều chất chống oxi hóa và acid béo omega-3 tốt cho tim.  Một báo cáo đăng trên tap chí Diabetes Care cho biết những người bị bệnh tiểu đường loại 2 đã hưởng những lợi ích vể sức khoẻ từ hạt chia sau khi ăn hat này trong 12 tuần. Bà Reardon  nói “ Chất sơ hoà tan của hạt chia giảm bớt tốc độ tiêu hóa và tốc độ hấp thu glucoz.” Ngoài ra áp huyết của các người tham gia nghiên cứu cũng hạ giảm
Rau cải xoong (watercress)

clip_image032


Rau cải xoong chứa môt lượng lớn những chất chống oxi-hóa có tính cách bảo vệ DNA.Theo một báo cáo đăng trên tạp chí British Journal of Nutrition, các bệnh nhân ung thư vú khi ăn rau cải xoong sẽ có trong cơ thể một lượng đáng kể những hợp chất gây trở ngại cho sự phát triển của tế bào ung thư
Trái black raspberries.
clip_image034

Nghiên cứu trên súc vật cho thấy là các trái mâm xôi ( black raspberries) giảm bớt rủi ro bị ung thư miệng cũng như ung thư thực quản và ung thư kết tràng (colon cancer) —có lẽ nhờ vào hơp chất ellagic acid. Ngoài ra nghiên cứu mới đây tại Đại học Ohio State cũng cho thấy hi vọng là trái black raspberries có thể hạ giảm mức căng thẳng oxi-hoá (oxidative stress) trong cơ thể con người
[ Căng thẳng oxi-hoá (oxidative stress) là thuật ngữ dùng để chỉ  sức đè nặng lên cơ thể do sự tạo thành liên tục những gốc tự do trong quá trỉnh chuyển hóa ,cộng thêm bất cứ các áp lực nào khác tử môi trưởng xung quanh như bức xạ  tự nhiên và nhân tạo , các độc tố trong không khí, thực phẩm và nước, và những nguồn có hoạt  năng oxi-hóa chẳng hạn như khói thuốc lá]

5 Superfoods You’re Not Eating –Ella Brooks- 04/2011