Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

CAO NIEN THE KY XXI

   Ngày 23 tháng 12 năm 2011


    CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
       joyeux Noel


Chăm sóc trái tim bị bệnh
Trái tim ở người trưởng thành chỉ nhỉnh cỡ bàn tay nắm, nặng khoảng 450g, nằm khiêm nhường ở góc trái lồng ngực. Tim rất hiền lành, chăm chỉ làm việc. Mỗi ngày tim co bóp cả 100.000 nhịp, bơm ra gần 7.500 lít máu để nuôi dưỡng cơ thể. Tim cũng dạt dào những tình cảm thương yêu, được mọi người nâng niu ca ngợi… Vậy mà không ít nguy cơ đe dọa trái tim với bệnh này tật nọ… Và khi trái tim đã có bệnh, trái tim cần những điều kiện chăm sóc đặc biệt.

Không nên ngồi lâu không hoạt động
Hội Tim mạch Hoa kỳ cho rằng, ít vận động là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim. Hoạt động thích hợp có rất nhiều cách, ví dụ như tham gia làm vườn, làm việc nhà, đi bộ, đạp xe chậm… là những hoạt động không quá mạnh, làm thường xuyên sẽ góp phần phòng bệnh tim rất tốt. Một ngày đi bộ hoặc hoạt động nhẹ nhàng khoảng 60 phút, hoặc ít nhất cách ngày một lần cũng sẽ rất có ích trong phòng chống bệnh tim mạch.
clip_image002
Không nên ngủ quá nhiều
Những người bị bệnh tim mà ngủ 10 giờ một ngày thì tỷ lệ tử vong gấp 2 lần người chỉ ngủ 7 giờ/ngày. Đó là vì khi ngủ, tuần hoàn máu chậm, dễ gây nên các cục máu đông; ngoài ra, nếu ngủ quá dài cũng là dấu hiệu chứng xơ vữa động mạch. Do vậy, người có tuổi không nên ngủ nhiều, đề phòng bất trắc.
Không nên hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim không triệu chứng. Các nhà khoa học Mỹ khảo sát hai nhóm người hút thuốc và không hút thuốc cho thấy, nicotin trong thuốc lá làm giảm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho năng lực cảm nhận đau đớn giảm đi, chính điều này đã che lấp triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người bệnh. Vì vậy người bệnh chủ quan không đi khám và khi được phát hiện thì bệnh đã nặng. Lời khuyên là, người hút thuốc cần khám sức khỏe định kỳ và làm điện tâm đồ, nếu có thiếu máu cơ tim cần điều trị ngay.
clip_image004
Không nên chủ quan khi trời mưa lạnh
Bị mưa đột ngột dễ dẫn tới bệnh động mạch vành. Theo các chuyên gia, khi trời mưa, khí hậu thay đổi rất lớn, khí áp hạ đột ngột, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu ôxy. Nếu đột ngột bị mưa, nhiệt độ trong và ngoài cơ thể sẽ chênh lệch nhau, tim không chịu nổi những ảnh hưởng đó của môi trường, dễ gây ra bệnh động mạch vành, nhất là ở người già.
Không dùng quần áo bằng sợi hóa học
Người bị bệnh tim mạch cần chú ý đến hiện tượng tĩnh điện. Với người bình thường, tĩnh điện hoàn toàn không gây hại, nhưng người bệnh tim cần cẩn thận. Các nghiên cứu cho thấy, một số người bị bệnh nhịp tim thất thường đa số do mặc đồ lót cũng như quần áo bằng sợi hoá học làm da bị tĩnh điện gây ra chênh lệch điện áp, ảnh hưởng tới sự truyền dẫn của điện tim, dẫn tới nhịp tim thất thường. Do đó, người có bệnh tim mạch cần phải dùng quần áo bằng sợi bông để tránh hiện tượng trên. Ngoài ra cần tăng cường độ ẩm tương đối trong phòng ở cũng là cách để hạn chế tĩnh điện làm tổn thương cơ thể.
clip_image006
Tránh căng thẳng tầm thần (stress)
Phần lớn bệnh tim là do áp lực về tâm lý (stress). Chẳng hạn công việc quá nhiều, làm việc quá sức hoặc xúc cảm quá, nhất là loại không vui vẻ (cảm xúc âm tính). Các nghiên cứu cho thấy, khi rơi vào trạng thái quá căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, hệ thống thần kinh thực vật xuất hiện những phản ứng mang tính điều tiết như tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, người run lên, tâm thần bất ổn, mất ngủ… Những phản ứng này sau đó sẽ tự mất đi. Nhưng một số người tính cách hướng nội, mẫn cảm, đa nghi, không đủ tự tin, do dự, quá chú ý tới bản thân, sinh ra căng thẳng và lo sợ trước những phản ứng của cơ thể, sẽ làm cho những triệu chứng này tăng nặng thêm. Các stress đều dễ trực tiếp tạo nên các biến chứng nặng nề của bệnh xơ vữa động mạch (như cơn đau tim) dạng nhồi máu cơ tim hoặc dạng cơn đau thắt ngực.
Suy tim cấp tính – Chớ coi nhẹ
Suy tim cấp tính là chỉ những người chức năng tim không toàn vẹn nhưng triệu chứng lại không điển hình, nên rất dễ bị coi nhẹ. Nếu khi ngủ đêm phải kê cao gối mới thấy thoải mái, khi nằm ngửa bị ho, thở dốc; khi ngủ hay bị ngạt phải tỉnh dậy ngồi một lúc mới khỏi… thì có thể đó là biểu hiện của suy tim. Người khi nằm mà bị ho (chú ý nếu bị suy tim thì ho thường kèm theo sợi máu hoặc viêm tuyến nước bọt), dùng thuốc kháng sinh điều trị không kết quả; nhịp tim thất thường cũng là một đặc trưng của người suy tim, mạch tăng (trên 80 lần/phút), hễ lao động thể lực là tăng trên 100 lần/phút, cũng có lúc thấy mạch ngừng. Hiện tượng này chứng tỏ nhịp tim thất thường (loạn nhịp) một khi phát hiện ra cần đi kiểm tra ngay để đề phòng bị suy tim.
Chăm sóc đôi bàn chân

1- Trị gót chân nứt nẻ

Thời tiết lạnh giá và khô hanh khiến vùng da ở gót chân trở nên dày cứng và nứt nẻ, thậm chí rớm máu. Gót chân nứt nẻ không chỉ làm mất điyếu tố thấm mỹ của đôi chân mà còn khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Những chiếc “mặt nạ” và các cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Bạc hà và đường


Thành phần: Một vài giọt dầu bạc hà hoặc một vài nắm lá bạc hà; 4 thìa đường đỏ; 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu ôliu.
Cách làm: Trộn đường đỏ với dầu của quả hạnh hoặc dầu ôliu, sau đó thêm vài giọt dầu bạc hà. Nếu không có dầu bạc hà có thể dùng tay vò nát những nắm lá bạc hà để lấy nước thay thế. Đối với lá bạc hà khôngnên dùng dao hay chày để giã lấy nước mà hãy dùng tay.
Sau đó dùng hỗn hợp dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗingày 1 - 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt.
Dầu ô liu
Lấy dầu ôliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Nênlưu ý mátxa kỹ vùng gót chân, đốt ngón chân và những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ bị chai.
Cách làm này sẽ không chỉ giúp bạn khắc phục được những cục chai chân, mà còn giúpmáu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái.
clip_image008
Chanh

Dùng vài quả chanh vắt vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân vàotrong chậu nước khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nó.
2- Mẹo "trị" chai bàn chânChai chân tuy không phải là một bệnh và cũng không ảnh hưởng đến sứckhỏe, nhưng rõ ràng bạn sẽ không thể dễ chịu chút nào với những vếtchai cứng nhắc, vướng víu, có khi gây đau đớn.
Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóngcải thiện tình hình.
- Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần.
- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đóthấm và chà xát nhẹ nhàng lên chỗ sần.
- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật o­ng đắp lên chỗ chai.
- Dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi dùngvải buộc lại (nên dùng vải xô, thoáng). Sau một ngày, bỏ chỗ đắp rarửa sạch, sau đó lại đắp tiếp hành đã giã nát vào vết chai. Mỗi ngàychỉ cần đắp hành vào vết chai một lần.
- Cũng có thể lấy một cây hành (đã bỏ lá), một củ tỏi tím bóc bỏ vỏngoài rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Làm theocách này sau 6 - 7 ngày vết chai sẽ biến mất.
- Đi chân trần trên cát có thể làm bong lớp tế bào chết một cách tựnhiên. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thểngăn ngừa chai chân.
Nếu đã thử nhiều cách mà không có kết quả, bạn có thể nhờ đến sự giúpđỡ của bác sĩ. Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường nếu có chai chân nênđến gặp bác sĩ, không nên tự chữa ở nhà vì có thể có những biến chứng
gây nguy hiểm.
3- Phòng ngừa bệnh nấm móng chân
clip_image010
- Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụngphòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môitrường sống thích hợp giúp các loại vi khuẩn và nấm phát triển.
- Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụngphấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạncũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.
- Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nênchọn những đôi tất có chất liệu thoáng. Mồ hôi chân chính là điều kiệnthuận lợi giúp các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, khôngnên để quá dài.
- Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Do đó bạn hãyhạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
- Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hayđôi giày quá chật sẽ rất dễ bị nấm móng.
- Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.
4- Mặt nạ cho đôi chân
Muối biển


Hòa tan 2 thìa muối biển trong 2 lít nước lạnh để ngâm chân. Bạn cóthể dùng những viên đá cuội to, nhẵn để massage nhẹ nhàng từ đầu gốixuống mắt cá chân, dọc mu và lòng bàn chân để tẩy tế bào chết và thanhlọc độc tố hoặc chà hai chân và các ngón chân vào nhau.
Nước muối cũng giúp làm mềm các vết chai chân và sát trùng nếu gótchân có vết nứt nẻ. Sau 20 phút, lau chân khô và bôi kem dưỡng ẩm.
Dầu ô liu


Dầu ôliu chứa nhiều vitamin và dưỡng chất làm mềm da và nuôi dưỡng da tuyệt vời. Vào mùa khô hanh, phết một lớp mặt nạ dầu ôliu mỏng lên da,ủ chân trong vòng 10 phút sẽ cho làn da mềm mượt, bóng mịn.Mật o­ng

Mặt nạ mật o­ng có tác dụng giữ ẩm hoàn hảo cho da chân. Đắp mặt nạ mật o­ng còn giúp thanh tẩy tế bào chết, làm sạch và sáng da. Phết mộtlớp mật o­ng lên da chân, để chừng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.Thực hiện mỗi tuần một lần sẽ đem lại cho bạn một làn da mềm mại, hồnghào.
5- Massage đôi bàn chânBạn vẫn thường nghe nói massage chân giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên,nên massage chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì ít ai có thể biếtđược điều này.
clip_image012
Cách massage chân không khó như bạn vẫn tưởng. Nó cũng tương tự nhưviệc massage những bộ phận khác trên cơ thể. Bạn hãy thoa lên đôi bàntay một lớp kem dưỡng da mỏng hay một chút dầu thơm, nên chọn loại cóchứa thành phần giúp máu nhanh chóng lưu thông như bạc hà, dầu thông,long não hay lá hương thảo.
Tiếp đó, bắt đầu massage chậm rãi và nhẹ nhàng, từ lòng bàn chân. Dùngcác ngón tay cái bấm nhẹ vào lòng bàn chân, rồi đến mặt dưới của cácngón chân sau đó di chuyển xuống phần gót chân. Dùng hai tay siết chặthai chân sau đó rồi thả lỏng từ từ. Làm từ chân nọ chuyển sang chânkia.
6- Giảm phù nề đôi chân khi mang bầu
- Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xemnhư là một loại chất "xúc tác" giúp các phản ứng hóa học trong cơ thểđược thực hiện.
Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn có bầu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bìnhbạn cần uống tối thiểu 6 - 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc những độc tố gây hại.
- Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi mang bầu bạnkhông nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiếncác chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa đôi chân sẽ càng trở nên phù nề nặng hơn.
- Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao khôngcó lợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể.
- Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối vớithai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còngiúp bạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loạithực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt...
Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng khôngchỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứngphù nề ở cơ thể thai phụ.
6 mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh
Minh Hà (bài do bạn BaTran giới thiệu)
clip_image014
Hầu hết chúng ta đều nghĩ tủ lạnh là nơi dự trữ thức ăn an toàn nhất. Nhưng nghiên cứu cho thấy ngăn đựng rau quả có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli 0157, salmonella và listeria thậm chí cao hơn.
clip_image016clip_image018clip_image020
E- coliSalmonellaListeria
Giáo sư Tom Humphrey của Viện nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh) nói “Biết cách dự trữ thực phẩm là điều quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho gia đình”
.
Dưới đây là những mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và cách xử lý:
1. Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey, thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1oC đến 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá...
Theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4- 5oC, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.
2. Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn
Để bảo đảm sức khỏe người dùng các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng cắt giảm hàm lượng chất bảo quản vì v ậy nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì gia t ăng .
clip_image022
Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, Riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.
3. Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng

clip_image024
Theo giáo sư Humphrey “Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo”. Ví dụ, thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
4. Dự trữ phô mai trong hộp riêng
Giáo sư Humphrey khuyên nên bảo quản phô mát trong một chiếc hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói. Lý do là phô mát dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của bạn.
clip_image026
5. Hãy cẩn thận với các loại rau sống

clip_image028
Giáo sư Humphrey nói “Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh”. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
6. Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn

clip_image030
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên để cơm vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và nên đem cơm bỏ sau 3 ngày cất trong tủ lạnh.
MỔi TUẦN MỘT CHỦ ĐỀ GỒM NHỮNG BÀI TRÍCH TỪ TINTUCCAONIEM.COM
CHỦ ĐỀ TUẦN NÀY: HỆ THỐNG TIM M ẠCH
·