Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

NGA- MỸ NỖ LỰC THÁM HIỂM HỎA TINH

           USA SPACE MARS SPACE LABORATORY
Tổng hợp Nguoi Viet Jan 11/1/2012 và Tiếng Nói Nước Nga 28/11/2011)
Trong những thập niên tới nhiều quốc gia sẽ hoạch định những chương trình  có người lái lên Hỏa tinh .

Nhiều câu hỏi về sự sống trên hành tinh này đưọc đặt ra ,như : Tại sao trên Hỏa tinh không thấy có núi lửa đang hoạt động mà lại có sự hiện diện của  ammonia và methane , biết rằng hai khí này chỉ hình thành từ vi khuẩn hoặc từ núi lửa ?Hình một vách đá dốc đứng bị nước bào mòn chụp đươc trên sao Hỏa chứng tỏ đã từng có nước trên hành tinh này.Vậy tại sao sau 3 tỷ năm, khí hậu Hỏa tinh này đã trở nên lạnh và khô như hiện nay? Bất kỳ thông tin giải thích những câu hỏi tương tự về sự sống trên Hỏa  tinh  đều quí giá vô cùng.

Hiện nay có  hai chương trình thám hiểm Hoả tinh :
1/ Chương trình “Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa (MSL) của Mỹ ( có sự hợp tác của các khoa hoc gia nhiều nước trong đó có Nga ) với nhiệm vụ  tìm kiếm dấu vết của sự sống nguyên thủy
2/ Phobos-Grunt của Nga với sứ mạng thám sát hộ tinh Phobos của Hỏa Tinh và hy vọng có thể lấy được mẫu đất đá mang về.
1/“PHÒNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC SAO HỎA (MSL)
Phòng thí nghiệm là  xe tự hành sao Hỏa "Curiosity" ("Tò mò")thực chất là thiết bị kế thừa "Viking" của NASA, đã được phóng tới Hoả tinh năm 1976 với cùng một sứ mệnh tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự sống trên Hỏa tinh. Một yếu tố cần thiết cho sự sống là Nước. Tìm kiếm nước là phần vụ của toán khoa học gia Nga với thiết bị gắn trên xe tự hành Curiosity: máy DAN dò neutron chế tạo tại Nga sẽ phát hiện sự có mặt của các hợp chất hydro trong lòng đất dưới độ sâu 2 m.
Dữ liệu thu từ thiết bị Nga sẽ được đem so sánh với chỉ số của các thiết bị và hệ thống khác. Sau khi tổng hợp toàn bộ thông tin, nhóm hỗ trợ xe tự hành tại Phòng thí nghiệm chuyển động phản ứng (JPL) ở Pasadena (California) sẽ quyết định, lái thiết bị theo hướng nào.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu vũ trụ thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga sẽ đến Pasadena vào tháng Tám năm 2012, khi MSL tiến sát tới sao Hỏa. . 
2/ PHOBOS-GRUNT
Phi thuyền tự động Phobos-Grunt của Nga nặng 13 tấn, trị giá $125 triệu, được chế tạo trong 5 năm, phóng lên từ căn cứ không gian Baikonur ở Kazakhstan ngày 8 tháng 11 năm ngoái .Cơ quan không gian Roscosmos của Nga cho biết phi thuyền thăm dò Hỏa Tinh này bị trục trặc ngay sau khi phóng đi và không ra khỏi quỹ đạo Trái Ðất, sẽ rớt trở lại bầu khí quyển vào khoảng cuối tuần này.
Lúc đầu khi Phobos-Grunt đi trật hành trình, Giám Ðốc Vladimir Popovkin của Roscosmos cho rằng có lẽ do máy điện toán dẫn đường bị trục trặc. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Izvestia mới đây, ông tuyên bố nguyên nhân là do bị tác động bởi một hệ thống vũ khí chống hỏa tiễn hay vệ tinh. Ông nói: “Chúng tôi không muốn lên án ai, nhưng có thể một thiết bị điện tử rất mạnh nào đó đã ảnh hưởng tới phi thuyền”.
Hồi tháng 11, một cựu chuyên gia hỏa tiễn của Nga đã nghi ngờ là sóng điện từ mạnh của một đài radar Hoa Kỳ ở Alaska có thể tác động đến máy điện tử trên phi thuyền.
Ông Popovkin tuy nhiên cũng đưa ra một giải thích khác là có thể phi thuyền đã bị hỏng trước khi phóng lên. Phi thuyền phải để tại căn cứ một thời gian dài chờ đợi cho Trái Ðất và Hỏa Tinh di chuyển tới vị trí thích hợp, điều kiện này hai năm mới có lại một lần, như vậy “nếu không phóng được trong năm 2011, chúng tôi phải vứt bỏ Phobos-Grunt”, ông nói.