Các vụ tranh chấp đất với chính quyền địa phương tại Việt Nam ngày càng nhiều, vì chưa có sự công nhận quyền sở hữu của tư nhân về đất đai ,các quy định về quyền sử dụng đất đai không rõ ràng, cũng như không được tôn trọng do công tác chống tham nhũng, lãng phí yếu kém, chiếu lệ .Vấn đề gốc rễ của quốc nạn tham nhũng chính là sự thiếu dân chủ và thiếu minh bạch trong các hoạt động của nhà nước. ( Luật sư Hà Huy Sơn)
CHƯA DỨT VĂN GIANG …
Mới đây huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã huy động hàng ngàn quân dùng biện pháp mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư lấy đất của nông dân. Nhiều cảnh CA đánh đập dân tàn nhẫn đã đuơc thu vào video clips ,trong đó có trường hợp 2 nhà báo đang hành nghề trong vụ cưỡng chế đất này.
Nhưng Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh đã báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là « có những video clip giả được dàn dựng để vu khống chính quyền ». Tuy nhiên sau đó trên mạng đã phát hiện được hai người bị đánh đập trong một video clip là hai nhà báo Ngọc Năm và Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sự việc xảy ra ngày 24/4 nhưng mãi đến 8/5 cơ quan báo chí này mới xác nhận sự việc trên.
*09/05/2012 Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đang yêu cầu CA có lời giải trình chính thức
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-dai-tieng-noi-viet-nam-yeu-cau-giai-thich-viec-cong-an-hanh-hung-phong-vien
*Văn phòng chính phủ Việt Nam được yêu cầu cung cấp thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120508-van-phong-chinh-phu-viet-nam-duoc-yeu-cau-cung-cap-thong-tin-ve-vu-cuong-che-o-van
…ĐÃ SANG VỤ BẢN
Hôm nay 09/05/2012, chính quyền tỉnh Nam Định đã huy động lực lượng công an khoảng gần 300 người đến cưỡng chế đất của nông dân xã Liên Minh huyện Vụ Bản cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Nhiều người dân bị đánh đập, có năm người dân đã bị bắt về huyện.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-cuong-che-dat-dai-tai-vu-ban-nam-dinh-5-nguoi-dan-bi-bat
VÀ LÊN TÂY NGUYÊN
Ngày 08/05/2012, công an tỉnh Gia Lai, phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động Bộ Công an, đã bắt giữ một số người ở ba làng thuộc tỉnh Gia Lai, vì họ bị cáo buộc có « hoạt động chống phá chính quyền ».Cụ thể họ bị xem là “ lợi dụng tà đạo Hà Mòn để hoạt động Fulro”, chống phá chính quyền.
Trong những năm 2001 và 2004, người dân thuộc nhiều sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đa số theo Thiên chúa giáo, đã biểu tình rầm rộ để phản đối các vụ trưng thu đất đai và phân biệt đối xử đối với họ vì lý do tôn giáo. Những cuộc biểu tình này đã bị đàn áp thô bạo, khiến hàng ngàn người đã phải chạy sang Cam Bốt tỵ nạn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120509-cong-an-bat-them-mot-so-nguoi-tai-tay-nguyen-bi-xem-la-co-hoat-dong-%C2%AB-chong-pha-ch