Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

TIN TẶC VÀO MỸ XUẤT PHÁT TỪ TRUNG QUỐC ?

hacker trung quoc
Hãng bảo mật mạng Mandiant của Hoa Kỳ nói họ tìm thấy dấu vết rất nhiều các vụ tấn công mạng được thực hiện từ một tòa nhà thuộc Đơn vị quân đội 61398 ở Thượng Hải.
Phóng viên BBC John Sudworth tới khu vực tòa nhà quân đội ở Thượng Hải để tìm hiểu, nhưng đã bị chặn và bị tạm giữ trong một thời gian ngắn (1)
Trung Quốc cực lực  bác bỏ cáo buộc nói trên. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra bài xã luận cáo buộc Hoa Kỳ và nước đồng minh đã thổi phồng "sự đe dọa" tấn công mạng từ Trung Quốc.
 Liệu hãng bảo mật Mandiant có thể dưa ra những bằng chứng thuyết phục ?
Mời quí bạn doc bản tin sau dây :
Tiếng Nói Nưóc Nga 15.02.2013
Thế giới trong mạng lưới giám sát tổng thể
Khi đưa lên Internet hình ảnh cá nhân với ý kiến nhận xét, hầu hết không ai nghĩ về chuyện đã tự nguyện đặt mình dưới sự kiểm soát của nhiều cá nhân và các tổ chức quan tâm. Một số công ty phần mềm đã lập ra những chương trình theo dõi hoạt động của người sử dụng mạng qua các dữ liệu được lưu khi tiếp cận các trang mạng xã hội.
Để không khiêu khích các cuộc thảo luận không cần thiết, những nghiên cứu này thường được tiến hành bí mật. Mấy hôm trước, phóng viên tờ báo Anh The Guardian đã viết về chương trình máy tính RIOT (Rapid Information Overlay Technology), được phát triển bởi công ty quốc phòng Mỹ Raytheon. Nghiên cứu và so sánh số lượng thông tin được thu thập trên trang web Twitter, Facebook, Foursquare và các mạng tương tự, chương trình phần mềm RIOT có thể dựng nên bức tranh đầy đủ về cuộc sống hàng ngày của "đối tượng" quan sát. Người quan sát có thể biết sơ đồ chi tiết về mối quan hệ của đối tượng bị theo dõi với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và họ hàng. Bản đồ di chuyển của "đối tượng" với các tuyến đường cụ thể và các điểm dừng chân. Chương trình RIOT dựng lên gần như một bức chân dung tính tình và tâm lý của người này, bao gồm cả thói quen, điểm yếu, thậm chí cả động cơ tiềm năng của những hành động nhất định.
Theo đại diện của Raytheon, đến bây giờ công ty vẫn chưa bán “bí mật” đó cho ai. Tuy nhiên, phù hợp với quy định kiểm soát xuất khẩu Hoa Kỳ, chương trình RIOT thuộc loại mà trong hầu hết các trường hợp được phép cung cấp sản phẩm cho khách hàng mà không cần giấy phép.
Trả lời phỏng vấn đài "Tiếng nói nước Nga," chuyên gia truyền thông Anton Korobkov-Zemlyansky khẳng định rằng, về cơ bản, tất cả chúng ta đều sống "trong lưới” đã một vài năm: “Tất cả các thông tin về chúng ta trên web, họ không khó khăn để có thể truy cập bằng công cụ tìm kiếm thông thường hiện nay, chưa kể đến một số phần mềm đặc biệt. Vì vậy, câu hỏi là ai theo dõi chúng ta và với mục đích gì. Đó là những công ty lớn và các thương hiệu, họ cần biết động cơ hành vi, một số thói quen của chúng ta để có thể quảng cáo sản phẩm cụ thể. Đương nhiên, các công ty tư nhân trên thế giới và các cơ quan đặc nhiệm cũng theo dõi, và không có đảm bảo nào rằng những thông tin như vậy sẽ không rơi vào tay của một số tội phạm.”
Các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan tình báo với sự hỗ trợ của mạng xã hội có thể theo dõi và kiểm soát người dân khá hiệu quả, Tổng giám đốc công nghệ thông minh của Cơ quan "R-Tech" Roman Romachev nhận xét. Tuy nhiên, không có sự giám sát tổng thể nào được áp dụng ở đây. Ông Romachev nói trong một cuộc phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga": “Ở đây có thể nói rằng anh sẽ bị theo dõi bởi những người cần làm điều đó. Nếu anh đưa một số thông tin về bản thân lên các mạng xã hội, anh phải nhận thức được rằng sau đó các thông tin này có thể được sử dụng để chống lại anh. Ví dụ, không khuyến cáo truyền bá thông tin về gia đình của bạn, hình ảnh gia đình của bạn, thông tin về những nơi bạn hay đến, các thông tin về nhà cửa, về các phương tiện giao thông của bạn.”
Theo ông Roman Romachev, việc tạo ra các chương trình như RIOT là một bước dự đoán được trong sự phát triển chung của mạng toàn cầu.
Tuy nhiên, nhân loại vẫn đang nhanh chóng tiếp cận với việc chúng ta sẽ bị giám sát ở khắp mọi nơi trong không gian ảo và thực. Hiện nay, tại các thành phố lớn, máy quay camera hầu như được gắn khắp nơi: tại ngã tư, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, nhà ăn, văn phòng, và thậm chí cả trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tại sự giám soát qua mạng hoặc qua video chưa có gì đe dọa công dân bình thường. Nếu họ không có vấn đề với pháp luật và họ không nổi bật quá về thu nhập, họ không hề có nguy cơ rơi vào lĩnh vực giám sát của cơ quan an ninh, những kẻ lừa đảo, bọn tội phạm và khủng bố quốc tế.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/02/130220_china_shanghai_hackers2.shtml