Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ý NGHIÃ CUỘC TRANH CHẤP BẠCH ỐC - QUỐC HỘI HOA KỲ

Hoa Kỳ có tránh nổi sự phá sản?

clip_image005( Tiếng Nói Nước Nga )Giới nghiên cứu kinh tế đang ước tính thiệt hại từ việc Mỹ đóng cửa các cơ quan chính phủ, sự kiện xíu nữa kết thúc bằng sự phá sản đầu tiên của Hoa Kỳ trong lịch sử.    © Photo: «The Voice of Russia»
Nhà Trắng đã đưa ra con số 10 tỷ USD. Giới chơi chứng khoán và tài chính nhắc đến con số lớn hơn, lưu ý việc các nhà đầu tư bị tước mất khả năng truy cập nguồn vay chính phủ. Thế nào đi nữa, điều rõ ràng là nền kinh tế Mỹ đã hứng chịu những thiệt hại không hề nhỏ. Nhưng tại sao phải làm như vậy? Đảng Cộng hòa chấp nhận mất điểm để làm gì? Chưa bao giờ uy tín của những người Cộng Hòa thấp như vậy kể từ năm 1992. Ở Mỹ, một số người đã chĩa ngón tay về phía hai đảng viên Cộng hòa tích cực là anh em tỷ phú Charles và David Koch. Họ ném hàng triệu đô la vào chiến dịch chống cải cách y tế được Tổng thống Obama đề xuất. Cải cách muốn dùng tiền bảo hiểm của những người còn trẻ và khỏe mạnh tài trợ một phần cho chăm sóc y tế người nghèo không có bảo hiểm. Đảng Cộng hòa, trong đó có anh em Koch, nhìn nhận ở đây sự trôi dạt nguy hiểm về phía chủ nghĩa xã hội. Giáo sư Michael Chosudovsky, người phụ trách Trung tâm nghiên cứu các vấn đề toàn cầu hóa nhận định rằng, yếu tố cá nhân không có nhiều giá trị trong cuộc đối đầu vừa kết thúc. Về nguyên tắc, đảng Cộng hòa luôn phản đối sự gia tăng các chi tiêu quốc gia vào phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lúc này. “Tất nhiên có những người như anh em Koch, nắm giữ sự can thiệp, sở hữu những quan hệ nhất định trong hành lang Nghị viện. Nhưng dù sao, bàn về cuộc tranh luận ngân sách hiện nay, chúng ta phải nhớ đến những nguyên nhân mang tính cơ cấu. Hoa Kỳ đứng bên bờ vực phá sản. Tương lai của chính quyền Liên bang đang bị đe dọa. Nhà chức trách đối mặt với tình huống nợ quốc gia tăng 70% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối cùng hồi năm 2008.” Theo ông Chosudovsky, nước Mỹ ngày nay trước ngưỡng một cuộc tư hữu hóa quy mô lớn các tài sản quốc gia và khu vực. 100 thành phố ở Mỹ đã tuyên bố phá sản, trong đó có Detroit. Các đầu sỏ chính trị dang tay với tới những tài sản mà người ta đánh giá là phi lợi nhuận. Giáo sư Chosudovsky lưu ý rằng, không hề có tranh chấp giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong vấn đề này, cả hai đều bị các nhóm vận động hành lang thao túng kiểm soát như nhau. “Khi nói đến các nhóm vận động hành lang, chúng tôi không ám chỉ một hoặc hai gia đình giàu có, chẳng hạn anh em Koch. Chúng tôi đang nói về cả Wall Street, về những nhà băng giống JP Morgan Chase, Ngân hàng trung ương Mỹ hay còn được gọi là Cục Dự trữ Liên bang. Mang danh Liên bang nhưng trong thực tế đó là một tổ chức tư nhân, nắm giữ các kỳ phiếu nợ quốc gia.” Ông Chosudovsky cho rằng, Hoa Kỳ không thể tránh khỏi những cắt giảm chương trình xã hội và chính sách thắt lưng buộc bụng theo mô hình Hy Lạp. Câu hỏi đặt ra là làm điều này như thế nào? Chương trình chăm sóc y tế của ông Obama là chiếc phao cứu sinh mà Nhà Trắng mong cung cấp cho những ai bị hất ra ngoài trong khuôn khổ "thắt lưng buộc bụng". Còn đảng Cộng hòa không chịu chi cho chiếc phao này, chú tâm mơ ước ngay lập tức chia trác tài sản quốc gia cho các "mèo mỡ", cách gọi những tập đoàn lớn ở Mỹ. Đó là toàn bộ ý nghĩa cuộc tranh giành giữa Nhà Trắng và Quốc hội hôm nay.