Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

TÌNH HÌNH LIBYA

1.CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH DẦU LỬA LIBYA THỜI “HẬU GADDAFI” BẮT ĐẦU KHI TRIPOLI CHƯA IM TIẾNG SÚNG(rfi)
2. CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NƯỚC NGOÀI TỪNG GIÚP CHẾ ĐỘ GADDAFI THEO DÕI PHE ĐỐI LẬP TRÊN MẠNG INTERNET (Tiếng Nòi Nước Nga)


1.CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH DẦU LỬA LIBYA THỜI “HẬU GADDAFI” BẮT ĐẦU KHI TRIPOLI CHƯA IM TIẾNG SÚNG(rfi)
Tripoli chưa im tiếng súng, một cuộc chiến khác ở Libya đã bắt đầu. Đó là cuộc chiến tranh giành dầu lửa Libya thời “hậu Gaddafi”.
clip_image001_thumb[1]
Vốn yểm  trợ phe nổi dậy giành chính quyền, phương Tây đang kỳ vọng chiếm lợi thế trước các tập đoàn Nga và Trung Quốc trong các hợp đồng khai thác dầu khí tại Libya.

Các tập đoàn dầu khí quốc tế - từ ENI của Ý đến BP hay Total của Anh, Pháp, ExxonMobil của Mỹ và Qatar Oil đã sớm gửi chuyên gia đến hiện trường như để nhắc nhở Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) về công lao của NATO trong việc lật đổ chế độ Gaddafi cũng như vai trò của các « đại gia » dầu lửa trong giai đoạn sắp tới ở Libya.
Ngoài dầu khí, NATO còn nhắm đến nhiều hợp đồng quan trọng khác của Libya trong giai đoạn tái thiết đất nước: từ các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đến chương trình trang bị máy bay cho hãng hàng không quốc gia Air Libya hay  trang bị quân sự cho một chế độ có trong tay đến 150 tỷ USD dự trữ ngoại tệ.
Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) Libya cho biết họ đã bắt đầu đàm phán với đại diện của những công ty dầu khí  phương Tây (đứng đầu là ENI, Total, Shell, BP) và cũng đã không quên sự hỗ trợ quý giá của các nước Arập như Qatar.
Đại diện của chính phủ lâm thời Libya từng tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ tôn trọng các hợp đồng đã được ký kết dưới chế độ của đại tá Gaddafi, tuy nhiên những quốc gia đã không yểm trợ phong trào dân chủ có thể sẽ mất một số hợp đồng.

Từng phản đối chiến dịch quân sự của NATO ở Libya, Matxcơva và Bắc Kinh lo ngại các tập đoàn của Nga và Trung Quốc bị thua thiệt trong chính sách phát triển năng lượng của chính quyền Tripoli trong nay mai.
Cơ quan Thương mại của Nga tại Libya đang lo ngại “các doanh nghiệp của Nga sẽ mất hết các hợp đồng ở Libya”. Vốn đã đầu tư hàng tỷ USD vào thị trường châu Phi này,  Gazprom Neft và Tatneft đang hối thúc Mátxcơva thuyết phục chính phủ lâm thời Libya “nhẹ tay” với hai con chim đầu đàn của ngành công nghiệp dầu khí của Nga.
Trung Quốc cũng cảm thấy lo lắng trong khi chờ đợi chính quyền mới của Tripoli quyết định về số phận của 75 tập đoàn Trung Quốc đang có mặt tại Libya.

2. CÔNG TY CÔNG NGHỆ THÔNG INH NƯỜC NGOÀI TỪNG GIÚP CHẾ ĐỘ GADDAFI THEO DÕI PHE ĐỐI LẬP TRÊN MẠNG INTERNET (Tiếng Nòi Nước Nga)
 
Tiếng nói Nước Nga 31-8-2011 -Một số công ty công nghệ thông tin nước ngoài đã tham gia cung cấp cho chế độ Muammar Gaddafi dịch vụ gián điệp theo dõi phe đối lập trên mạng Internet. Điều này đã được đăng tải trên tờ báo Mỹ "The Wall Street Journal." Theo tờ báo, các đơn đặt hàng tương ứng với Tripoli đã được côg ty Amesys (Pháp), Narus (Mỹ), ZTE (Trung Quốc) và VASTech (Nam Phi) thực hiện. Ấn phẩm này khẳng định tại thủ đô Tripoli của Libya có một trung tâm thong tin 6 tầng, tại đó các nhân viên sử dụng phần mềm do các công ty này cung cấp để xử lý tất cả thông tin thu thập được về quân nổi dậy. Ở đây nói về các cuộc điện thoại, email và tin nhắn.
(Minh Bích theo RFI)