Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

BA PHỤ NỮ NỔI DANH THẾ GIỚI NĂM 2012

Fr: Thieu Vu* Hoai Vu
  Ba phụ nữ nổi bật trên chính trường thế giới năm 2012

                 clip_image002 
 1. Lãnh Đạo Dân Chủ Miến Điên – Aung San Suu Kyi clip_image004 Lãnh đạo dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi,  67 tuổi, đã thực hiện chuyến công du lịch sử ra hải ngoại  – cũng là lần đầu tiên sau 24 năm bị cầm tù tại quê nhà. Bả trở lại Miến Điện từ Anh quốc để tranh đấu cùng toàn dân cho nền dân chủ, và đã bị chế độ quân phiệt độc tài giam hãm cho tới mới đây, khi hàng ngũ quân phiệt độc tài đã ở thế bị buộc phải có những cải cách dân chủ vào cuối năm 2011. clip_image006 Tại Geneva ngày 15-6-2012, bà đã đọc bài diễn văn thường niên tại hội nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế. Kế đó, bà đã tới Na Uy (16-6-2012) để đọc diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991 mà bà đã được trao tặng 20 năm trước. Sau đó, bà đã tới Ireland để nhận một giải thưởng về Nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ ngôi sao nhạc rock Bono, và đã được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Anh hôm 21-6-2012 – một vinh dự chỉ dành cho 3 vị quốc khách trong lịch sử Anh Quốc. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà và sau một chuyến thăm 5 ngày tới Thái Lan vào tháng trước. Ngày 17-9, bà Aung San Suu Kyi đã bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ 20 ngày theo lời mời của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton. clip_image008 18-9-2012 U.S Secretary State (trái) and Burma ’s Democracy Leader Aung San Suu Kyi clip_image010 Bà Suu Kyi nhận giải thưởng cao quý của Quốc Hội Mỹ ngày 19-9-2012 Trong chuyến công du này, bà Suu Kyi đã nhận giải thưởng Huân chương Vàng của Quốc hội Mỹ, danh hiệu dân sự cao nhất, và Giải thưởng Công dân Toàn cầu do Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại New York trao tặng.   Ngoài việc tham gia diễn đàn tự do ở thành phố San Francisco , bà Suu Kyi cũng đã gặp các kiều dân Miến định cư tại một số thành phố Hoa Kỳ. Trong suốt các chuyến công du, bà Suu Kyi đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của thế giới, được hoan nghênh như biểu tượng của sự phản kháng ôn hòa đối với một chế độ độc tài. Aung San Suu Kyi (phát âm: A-ung Xan Xu Chi) sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon, Myanma (Miến Điện), là con gái của tướng Aung San, người đã lãnh đạo thành công cuộc chiến giành độc lập cho Miến Điện từ tay người Anh vào năm 1947. Nhưng ông đã bị ám sát ngay trong năm đó, khi cô con gái mới được 2 tuổi clip_image012 Hình chụp chung với gia đình thuở ấu thơ (bà Suu Kyi mặc áo trắng) Trong những năm 1988-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanma và bị chính quyền Myanma giam lỏng. Năm 1990, bà được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto. Bà được tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [2]. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới [3]. Năm 2011 bà được trao Huy chương Wallenberg. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 2012 bà được bầu làm dân biểu quốc hội của Miến Điện. Bà thường được gọi với tên là Daw Aung San Suu Kyi. Daw trong ngôn ngữ Miến mang ý nghĩa gần giống với danh xưng (Madam), dùng để tỏ sự tôn trọng. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có. Thành quả tranh đấu của Aung San Suu mang một thông điệp mạnh mẽ: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ.

 2. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton clip_image014   Được coi là Ngoại trưởng phải đi công du nhiều nhất, bà Clinton đã tới ít nhất là 111 quốc gia, và đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng trên toàn cầu trong suốt những năm bà tại nhiệm. Từ cuộc khủng hoảng đẫm máu tại Syria, cho tới vụ tấn công ngày 11/9 tại lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, cho tới xung đột 8 ngày giữa Israel và Gaza, vai trò của bà Clinton nổi bật trong các thách thức gai góc này. Bà Hillary Clinton có thể sẽ trở thành người phụ nữ đáng ngưỡng mộ nhất lần thứ 10 do Gallup bình chọn trong năm nay. Và chắc chắn, bà giành danh hiệu ‘người được yêu cầu  tranh cử Tổng thống Mỹ trong năm 2016 nhiều nhất’. clip_image016 Loạt ảnh được chụp tại nhà của bà Hillary Clinton tại Park Ridge, Illinois vào mùa hè năm 1969, chưa đầy 2 tuần sau khi bà tốt nghiệp đại học Wellesley, nơi bà lần đầu tiên được cả nước biết đến vì những phát biểu đáng chú ý tại lễ trao bằng tốt nghiệp

. clip_image018 Bài phát biểu 7 phút của bà đã được mọi người đứng dậy vỗ tay tán thưởng bởi phản ứng nhanh, thông minh của bà khi chỉ trích thượng nghị sỹ Edward Brooke, người đã phát biểu trước bà tại lễ phát bằng. Vì vậy mà bà được đăng ảnh trên tạp chí Life, ấn bản ngày 20/6/1969. Tuy nhiên, trong loạt ảnh được đăng tải năm đó, chỉ có một bức ảnh không “nghiêm chỉnh” mà nhiếp ảnh gia Balterman chụp bà được đăng tải. Trong dòng chú thích viết tay về bộ ảnh, Balterman cho biết những bức ảnh chân dung không chính thức nói lên được nhiều điều, như diễn đạt trên gương mặt, cử chỉ tay…và cả cặp kính của bà. -Là con cả trong gia đình có cha mẹ theo quan điểm bảo thủ về chính trị ở Park Ridge, Chicago, bà Hillary Clinton bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các vụ ám sát Malcolm X, Robert F. Kennedy, and Martin Luther King, Jr., trong những năm bà học đại học. Bà đã gia nhập Đảng Dân chủ, tình nguyện tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên chống chiến tranh Eugene McCarthy. Cuộc đời chính trị của bà bắt đầu khi bà lần đầu tiên gặp ông chồng tương lai, ông Bill Clinton, và là Tổng thống tương lai của nước Mỹ vào năm 1970, trong lớp học tại đại học luật Yale. clip_image019 Ông bà Bill và Hillary Clinton gặp nhau tại Wellesley  năm 1969 -  Giờ đây, 43 năm sau những bức ảnh trên , Ngoại trưởng Mỹ, 65 tuổi, đã xây dựng được một sự nghiệp lẫy lừng, 2 lần là đệ nhất phu nhân, thượng nghị sỹ Mỹ và ứng viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2008; điều quan trọng nhất là bà đã đạt được rất nhiều thành tích khuyến khích, thúc đẩy quyền của phụ nữ Mỹ. clip_image020 Sau khi ông Obama đắc cử tổng thống, bà Clinton đã nhận lời làm ngoại trưởng dưới chính phủ của ông. Bà Clinton và chồng, con gái tại lễ nhậm chức ngoại trưởng Mỹ năm 2009. clip_image021 Ngoại Trưởng Hillary trong lễ nhậm chức năm 2009         clip_image023 Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton cùng con gái Chelsea đội chiếc nón lá đặc trưng của Việt Nam trong khi tháp tùng chồng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, thăm Hà Nội tháng 11/2000. Đó cũng là lần đầu tiên bà Clinton tới thăm Việt Nam .
  Những ‘cái nhất’ của ngoại trưởng Hillary Ngoại trưởng Hillary Clinton là người phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ, một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới… song bà vô cùng giản dị, thân hiện và hài hước
 Hình ảnh trên chính trường Trước khi giữ cương vị là Ngoại trưởng trong chính quyền Tổng thống Obama như hiện nay, bà Hillary Clinton từng nắm giữ những vị trí đầy quyền lực khác như Đệ nhất phu nhân của nước Mỹ và Thượng nghị sĩ New York. Với những ảnh hưởng to lớn trên sân khấu chính trị quốc tế, Ngoại trưởng Mỹ nghiễm nhiên có tên trong danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới do Tạp chí danh tiếng Times bình chọn và công bố hồi tháng 4/2012. Danh sách này cũng có tên các nhân vật nổi tiếng quen thuộc bao gồm Tổng thống Mỹ Obama, tỉ phú Warren Buffett, CEO của Apple Tim Cook… Sau đó khoảng một tháng, Forbes bình chọn bà là bà mẹ quyền lực nhất thế giới trong một cuộc bình chọn hồi tháng 5 với các tiêu chí như số tài sản mà họ nắm giữ, quyền quyết định của họ và những ảnh hưởng khác. Tháng 9/2006, bà Hillary Clinton được đưa vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới doForbes bình chọn và xếp ở vị trí thứ 18. Năm 2009, trong cuộc bình chọn thường niên do viện Gallup và tờ USA Today thực hiện, nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama tiếp tục giữ danh hiệu người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất trong mắt người Mỹ, với 16% người được hỏi bình chọn cho bà.
  Bà Clinton được nhiều người Mỹ yêu mến. Kể từ năm 1993 đến năm 2009, bà Clinton 14 lần được chọn là người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất trong năm. Chỉ có 3 lần bà không về ngôi đầu bảng mà giành vị trí thứ 2 sau cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush năm 2001 và Mẹ Teresa năm 1995 và 1996. Còn trên cương vị là một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hiện nay, năm 2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton giành danh hiệu “nhà ngoại giao đi nhiều nhất” của nước Mỹ. Theo thống kê, trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, bà Hillary đi nước ngoài tới 165 ngày, vượt 2 ngày so với kỷ lục cũ của người tiền nhiệm Condoleezza Rice. Hồi tháng 6/2012 với chuyến tới thăm Riga, thủ đô Latvia, bà Hillary Cliton lập kỷ lục là ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ công du 100 quốc gia trên toàn thế giới. Trước bà, Mỹ chưa từng có một ngoại trưởng nào tới thăm hơn 96 quốc gia trong thời gian tại vị. Trong gần 4 năm làm việc với tư cách ngoại trưởng, bà Clinton dành 337 ngày để di chuyển, trong đó có hơn 1.750 giờ (tương đương 73 ngày đêm) trên phi cơ. Lý do là, chính quyền Obama theo đuổi chính sách ngoại giao “mềm” và ngoại giao “công chúng” để thúc đẩy lợi ích của nước Mỹ; đồng nghĩa với việc Ngoại trưởng Hillary phải công du nhiều hơn. Trong một chuyến công du bắt đầu từ ngày 5/7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thăm 8 nước châu Á, châu Âu và châu Phi – gồm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel.
  Giản dị, thân thiện Là một Ngoại trưởng đầy quyền lực của Mỹ nhưng bà Hillary Clinton được đánh giá là giản dị, hài hước và rất thân thiện. Trong khuôn khổ chuyến công du tới Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại để mặt mộc và khẳng định không còn quan tâm đến việc trang điểm. “Các bạn biết đấy, ở một vài nơi, trang điểm sẽ không có ý nghĩa gì trong khi phải bỏ ra quá nhiều thời gian cho việc đó. Tôi cảm thấy rất thoải mái trong giai đoạn này của cuộc đời mình… và nếu những người khác muốn lo lắng về điều đó, tôi sẽ để họ lo lắng cho tôi”, Ngoại trưởng Mỹ trả lời phỏng vấn CNN. Tại lễ nhậm chức trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề đối ngoại của ông Michael Hammer hồi tháng 6 vừa qua, bà Hillary trưng diện với trang phục khác vẻ quý phái thường ngày và gọi cặp kính của mình là “đồ vật nổi loạn”. Dù vô cùng bận rộn trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ đảm đang. Bà dành thời gian để ở bên cạnh gia đình và chăm sóc con gái độc nhất Chelsea . Cuộc thăm dò do ABC News Washington Post thực hiện cho thấy, có tới 57% người Mỹ nói rằng họ sẽ ủng hộ cho bà Hillary Clinton nếu bà tham gia tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới (tức năm 2016). Theo khảo sát, bà Hillary Clinton có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới hầu hết phụ nữ nước Mỹ. Trong cuộc thăm dò, có tới 66% phụ nữ và 49% nam giới hưởng ứng sự “trỗi dậy” của bà Clinton vào năm 2016. (Nguyễn Thủy – theo ABC News)  

3. Nữ Tổng Thống Nam Hàn đầu tiên – Park Geun-hye clip_image024 Tổng thống đắc cử của Hàn Quốc Park Geun-Hye – Đảng New Frontier, bên ngoài trụ sở đảng ở Seoul vào ngày 19 tháng 12 năm 2012 (AFP PHOTO / Dong-A Ilbo) Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà khá thăng trầm. Số phận của bà đã gắn liền với ánh sáng và bóng tối của di sản trong quá khứ mà cha bà để lại trong 18 năm cầm quyền đất nước Hàn Quốc. Đối với một đất nước xem đàn ông đóng vai trò quan trọng quyết định trong gia đình thì cuộc thắng cử ngoạn mục của bà Park Geun-hye đã làm đảo lộn mọi giá trị bảo thủ truyền thống của Hàn Quốc về quyền bình đẳng giới. Bà thắng ông Moon Jae-in với số phiếu là 51.55%. so với 48.02%. Bà Park đã có một bước đột phá lịch sử, đánh dấu bước đi quyền lực của phụ nữ trên một đất nước mà đàn ông nắm toàn bộ quyền hành ở tất cả các lĩnh vực chính trị thương mại. Trong khi đó, phụ nữ chỉ chiếm 15% số ghế trong Quốc Hội, và chỉ có 12% nắm vị trí quản lý trong số  1.500 các công ty lớn . clip_image025 Theo Wikipedia, bà Park Geun-hye sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại thành phố Daegu. Bà tốt nghiệp Đại học Sogang ở Seoul và Đại Học Văn Chương trường Đại Học Moonward của Đài Loan. Gia đình bà có 3 anh chị em, bà là con gái đầu của Tổng Thống Park Chung-hee. Ông là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Nam Hàn. Năm 1961, ông đã cầm đầu cuộc đảo chính và lên nắm quyền lâu nhất từ 1961 cho đến 1979. Ông là người được mệnh danh là ông vua có bàn tay sắt. Trong thời gian ông cầm quyền, ông đã bắt giam rất nhiều người bất đồng chính kiến. Ông đã bị Kim Jae-kyu, vị chỉ huy tình báo mà ông tin cậy bắn chết tại Trụ Sở Trung Ương Tình Báo năm 1979 do sự bất đồng về đường lối cai trị độc tài của ông trong suốt thời gian cầm quyền. Mẹ của bà là Đệ Nhất Phu Nhân Yuk Young-soo, đã bị người có cảm tình với Bắc Hàn ám sát chết vào ngày 15 tháng 8 năm 1974, nhân ngày Hàn Quốc Độc Lập tại Seoul. Vụ ám sát thật ra là nhắm vào chồng bà, ông Park Chung-hee, nhưng kẻ ám sát đã quá run và đạn lạc vào bà. Khi mẹ chết, bà Park mới 22 tuổi nhưng bà đã trở về bên cha để lo việc nước. Người dân Nam Hàn gọi bà là “Đệ Nhất Tiểu Thư”. Nhưng sau cái chết của cha. Bà đã biến mất khỏi chính trường. Sau gần hai thập niên vắng bóng, bà Park được biết đến sau khi đã cứu Nam Hàn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chánh. Bà được vinh danh và bầu vào Quốc Hội năm 1998. Năm 2004 đến năm 2006, bà Park là Chủ Tịch của đảng bảo thủ Đại Dân Tộc (GNP). Năm 2012, Đảng này đổi tên là Đảng Saenuri. Bà là thành viên của Quốc Hội Nam Hàn liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ. Và là một trong những chính khách có ảnh hưởng nhất Hàn quốc. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 4 năm 2012, Đảng của bà đã thắng lớn và chiếm được 152 trên tổng số 300 ghế Đại Biểu. clip_image026 Bà Park Geun-Hye thắp hương cho cha Bà, Cố Tổng thống Park Chung-hee tại tư gia ở Gumi hôm 25/03/2008. AFP PHOTO / Jeon Young-HAN. Năm 2007, bà có dự định ra tranh cử Tổng Thống nhưng Đảng của bà đã chọn ông Lee Myung-bak. Năm nay, bà ra tranh cử. Cuộc bầu cử lần này rất gay go, căng thẳng vì bà phải vượt qua hai ứng cử viên nam khá nổi tiếng: Thứ nhất là ông Moon-Jae-in, ứng cử viên đối lập 59 tuổi, là một luật sư tranh đấu nhân quyền lâu đời tại Hàn Quốc từ khi ông còn là một sinh viên. Vào thập niên 1970, ông là Chủ Tịch sinh viên, cầm đầu những cuộc biểu tình chống lại đường lối cai trị độc tài của Park Chung-hee và bị bắt giam. Ông cũng từng là tham mưu trưởng của cựu Tổng Thống Roh-Moo-hyun (2003-2008). Vị Tống Thống này đã nhảy xuống vực thẳm tự sát vì bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng và làm rối loạn nền kinh tế quốc gia. Ứng cử viên thứ hai là ông Ahn Chul-soo, một giáo sư Đại Học và là một tỉ phú sáng giá. Nhưng ông đã rút lui vào tháng 11 vừa qua để tăng sự ủng hộ cho ông Moon-Jae-in kiếm thêm phiếu để đánh bại bà Park. Dù thời tiết hết sức giá lạnh nhưng cử tri lần này đi bầu đông hơn năm 2007. Chiến dịch vận động tranh cử của bà là khơi lại cái chết bi thảm của cha mẹ mình. Vào tháng 9 vừa qua, bà đã xin lỗi người dân Nam Hàn về những gì cha bà đã làm sai trái trong qua khứ. Nhưng bà cũng cho biết giai đoạn đó không thể làm gì khác hơn là phải có cuộc đảo chính để cứu vãn tình hình đất nước. Bà Park cam kết quan tâm đến vấn đề hòa giải dân tộc, đối thoại với Bắc Hàn, cải thiện dân chủ, chú trọng phát triển kinh tế, và tăng phúc lợi xã hội đồng đều cho tất cả mọi người. Bà cũng quan tâm đến những tập đoàn kinh tế lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Người dân là gia đình
Những người ủng hộ bà đã đánh giá bà là một nhà lãnh đạo ôn hoà, bình tĩnh nhưng cũng rất mạnh mẽ và đáng tin cậy. Trong suốt cuộc vận động tranh cử, bà Park cũng tuyên bố rằng bà không bao giờ kết hôn. Vai trò của người phụ nữ như bà sẽ là tài sản để lãnh đạo quốc gia mà bà yêu mến trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bà nói: “Tôi không có gia đình để chăm sóc. Tôi không có con cái để kế thừa tài sản của tôi. Quý vị,, người dân là gia đình duy nhất của tôi mà tôi muốn mang lại cho bạn hạnh phúc. Đó là lý do vì sao tôi hoạt động chính trị. Sau những đau thương mất mát, ngày nay bà đã trở về với “Blue House”, nơi mà cách đây hơn 50 năm bà đã từng sống, làm việc với cha mình. Ánh hào quang của ông Park Chung-hee vẫn còn được dân chúng tôn trọng và tưởng nhớ. Ông chú trọng đến chương trình kỹ nghệ hoá đất nước và đẩy mạnh xuất cảng hàng hoá sang các nước, đã đưa kinh tế Nam Hàn cất cánh từ trong đổ nát sau chiến tranh Thế Giới Thứ II, xây dựng được một tầng lớp trung lưu tại Nam Hàn. Đó là nền tảng để Nam Hàn sau này trở thành là một trong những quốc gia giàu có, văn minh vào bậc nhất Đông Nam Châu Á. Hiện nay, tổng sản lượng quốc gia chia trên đầu người bình quân là 30.000 mỹ kim chỉ đứng sau Nhật Bản là 34.000 mỹ kim. Dư luận cho rằng bà chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này là do bà có một lợi thế quan trọng, đó là đã từng xuất hiện bên cha trong nhiều năm. Điều đó đã giúp bà chinh phục được khối cử tri nam. Bà Haly, một người Hàn Quốc đã rời đất nước sang Hoa Kỳ trên 30 năm. Hiện bà đang sinh sống tại Elicotte City , tiểu bang Maryland . Khi hay tin bà Park Geun-hye đắc cử bà rất vui. Bà nói trong niềm tự hào về ông Park Chung-hee như sau: Thời gian đó người Mỹ đã đến miền Tây của Hàn Quốc. Ông Park Chung-hee  và cha tôi cũng đang phục vụ trong quân đội. Ông Park và cha tôi đã từng học chung một trường Cao Đẳng Tham Mưu Quân Sự tại Nhật Bản. Nhờ có ông mà đất nước Nam Hàn mới thoát khỏi nghèo đói. Người dân Nam Hàn chiến thắng và có cuộc sống giàu có, thịnh vượng như hôm nay. Mặc dù cha tôi ở trong một đảng đối lập với ông Park. Nhưng cha tôi rất tin tưởng và quý trọng ông, người dân rất kính trọng ông và xem ông là một vị cứu tinh. Không có ông đất nước Nam Hàn sẽ giống Bắc Hàn rồi. Ngay cả bây giờ nền kinh tế thế giới đang suy trầm nhưng kinh tế Hàn Quốc vẫn phát triển. Những công ty kỹ nghệ xe hơi của Nam Hàn vẫn cất cánh, vẫn phát triển và vượt qua cả Nhật Bản. Chuyện bà Park Geun Hye trở thành nữ Tổng Thống Nam Hàn đó là niềm tự hào của chúng tôi. Thật là tuyệt vời.” Bà Nguyễn Như An, một người theo dõi thời cuộc, quan tâm đến tình hình Việt Nam và các nước Á Châu. Bà là một phụ nữ khá quen thuộc trong nhiều hoạt động của cộng đồng tại Seattle . Bà rất vui khi hay tin bà Park đắc cử và trở thành Tổng thống Nam Hàn. Bà chia sẻ quan điểm như sau: Đây là cuộc bầu cử tự do mà bà đã thắng một cách vẻvang là mà chiếm trong số 51.6% của phiếu bầu thì như vậy tôi thấy điều này rất là mừng cho nữ giới mà có được sự công nhận quyền bình đẳng, một suy nghĩ, một kiến thức, một bản lĩnh mà được quần chúng công nhận. Tôi hy vọng rằng bên đất nước Châu Á phải có phụ nữ nhiều hơn để thấy rằng càng ngày phụ nữ không thể chấp nhận những vấn đề, những điều ràng buộc vô lý mà từ xưa đã áp đặt lên người phụ nữ khiến họ mất khá nhiều quyền hạn và cơ hội đóng góp. Theo báo New York Time, Asian Pacific, phát hành ngày 20 tháng 12. Một ngày sau khi đắc cử, bà Park đã viếng thăm song thân tại Nghĩa Trang Quốc Gia. Bà cũng đã mở một cuộc họp báo và bà phát biểu rằng “ Tôi sẽ tiếp nhận tất cả ý kiến của người dân cho dù họ ủng hộ hay chống đối tôi.” Bà cam kết sẽ xây dựng một xã hội công bằng, hài hoà không phân biệt giới tính, và thế hệ. Bà cũng hứa hẹn sẽ chia sẻ thành quả của tăng trưởng kinh tế, giải quyết khoảng cách thu nhập ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến dịch hoạt động sắp tới của bà. Bà Park cũng đã gặp gỡ các vị Đại Sứ của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga về vấn đề Bắc Hàn phóng phi đạn khiêu khích vừa qua và chương trình vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa của Bắc Triều Tiên. Bà sẽ đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng thật thận trọng, bà sẽ viện trợ nhân đạo nhưng đi đôi với điều kiện về sự tiến bộ trong việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo dòng chảy của thời gian và sự biến thiên của lịch sử, những nhà nghiên cứu lịch sử cận đại thường so sánh cuộc nội chiến Việt Nam và Hàn quốc. Người ta tìm thấy sự giống nhau của hai nước bị chia cắt “Bắc-Nam”. Năm 1961, ông Park Chung-hee đã lật đổ Tổng Thống Yun Bo-seon (1897-1990) và lên nắm quyền. Tại Việt Nam , Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và sát hại. Hàn Quốc đã giữ vững chế độ cộng hoà, dân chủ và tự do cho đến ngày nay. Riêng miền Nam Việt Nam lại bị mất vào tay cộng sản Bắc Việt năm 1975. Sau khi chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới tan rã, người dân Nam Hàn có dịp so sánh, soi sáng lại quá khứ. Họ có phần nào hiểu, thông cảm với niềm đau khổ bất hạnh của bà Park Geun-hye. Cuộc bầu cử vừa qua là một phần thưởng để “cô Đệ Nhất Tiểu Thư” trở lại Blue House đóng trọn vai trò của mình trên quê hương Hàn Quốc và trên chính trường quốc tế.
 
clip_image027 Bà Aung San Suu Kyi (trái) đàm đạo với tân Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye ngày 29-1-2013 ( Wikipedia)