Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

        Gio hong Phanxic xuất hiện trước cng chng  sau khi được bầu. Ảnh tối 13/03/2013
  Giáo hoàng Phanxicô xuất hiện trước công chúng sau khi được bầu. Ảnh tối 13/03/2013 REUTERS/Dylan Martinez

Bấm xem video :

New Pope Elected Announced 2013 After White Smoke Signal Vatican                        http://www.youtube.com/watch?v=bxDR7NEZe74

New Pope starts work: Pope Francis charms Vatican faithful as he begins new papal
http://www.youtube.com/watch?v=-w-cAyfuvJk&list=UU56WwNsqpbjme7r-URpl3OA&index=7

                                                    -----

Fr: Thuy Huong
www.conggiaovietnam.net conggiaovietnam@gmail.com
        
               Hòa Bình là kết quả 
         của Công Lý và Tình Liên Đới
                (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)
       Bài Huấn Từ Đầu Tiên của ĐTC Phanxicô I:
 Không Tuyên Xưng Đức Kitô Chịu Đóng Đinh thì Không Phải Môn Đệ của Người
 “Khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa!” Dưới đây là bản dịch Bài Huấn Từ của của ĐTC Phanxiciô I trong Thánh Lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine hôm thứ năm 14 tháng 3, 2013. * * * Trong cả ba Bài Đọc này, tôi thấy có một chủ đề chung là hành động. Trong Bài Đọc Thứ Nhất là con đường hành động, trong Bài Đọc Thứ Hai là hành động xây dựng Hội Thánh, trong Bài Đọc Thứ Ba, trong Tin Mừng, là hành động tuyên xưng. Đi, xây dựng và tuyên xưng.
Hãy đi. “Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, chúng ta hãy cùng đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5). Đây là điều đầu tiên Chúa đã nói với ông Abraham: Hãy đi trong sự hiện diện của Tahãy sống hoàn hảo! Đi: cuộc đời của chúng ta là một cuộc hành trình và chúng ta sai lầm khi chúng ta ngừng lại. Hãy đi, trong sự hiện diện của Chúa, trong ánh sáng của Chúa, cố gắng sống trong sự hoàn hảo mà Thiên Chúa đòi hỏi ở ông Abraham, trong lời hứa của Ngài. Hãy xây dựng. Xây dựng Hội Thánh. Người ta nói về những viên đá: những viên đá có tính nhất quán, nhưng những viên đá sống động là những viên đá được Chúa Thánh Thần xức dầu. Hãy xây dựng Hội Thánh, Hiền Thê của Đức Kitô, mà đá góc tường của Hội Thánh ấy chính là cùng một Chúa. Đây là một hành động khác trong đời sống chúng ta: xây dựng. Thứ ba là hãy tuyên xưng. Chúng ta có thể đi như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai? Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh, là Hiền Thê của Chúa. Khi anh em đi, anh em dừng lại. Khi anh em không xây dựng trên đá, điều gì sẽ xảy ra? Điều sẽ xảy ra như xảy ra cho các trẻ em khi chúng ở trong những lâu đài xây trên cát ở bãi biển, tất cả đều xụp đổ, không vững chắc. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, tôi nhớ lại những lời của Léon Bloy: Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, sự trần tục của ma quỷ.
 Đi, xây cất - xây dựng và tuyên xưng. Nhưng không phải là dễ dàng như thế, vì trong việc đi, xây dựng và tuyên xưng, đôi khi có những đột biến, có những sự di chuyển mà không chỉ là chuyển động theo đường: mà là những chuyển động kéo chúng ta ngược lại. Tin Mừng này tiếp tục với một hoàn cảnh đặc biệt. Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Điều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá ,và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa. Tôi ao ước rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, có lòng can đảm, can đảm chính là để đi trong sự hiện diện của Chúa, với Thánh Giá của Chúa, để xây dựng Hội Thánh trên máu của Chúa được đổ ra trên Thánh Giá, và để tuyên xưng một vinh quang duy nhất: là vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh. Và bằng cách này, Hội Thánh sẽ tiến lên. Tôi ước mong cho tất cả chúng ta rằng Chúa Thánh Thần, nhờ lời cầu nguyện của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, ban cho chúng ta ân sủng để: đi, xây dựng và tuyên xưng Đức Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Như vậy thôi. Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ bài Huấn Từ trong webste của Tòa Thánh Nguyên văn: http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130314_omelia-cardinali_it.html                                              

                                          *****

Giáo hoàng gốc châu Mỹ đầu tiên : Sinh khí mới cho Giáo hội Công giáo ?

RFI -Thanh Phương Phát biểu trước đám đông hân hoan đón chào Ngài trên quảng trường Thánh Phêrô tối hôm qua, tân Giáo hoàng Phanxicô đã nói đùa : « Các hồng y đã đi đến nơi gần như tận cùng thế giới để đưa tôi về làm giám mục Roma » ( Giáo hoàng cũng là giám mục Giáo phận Roma ).

Khi chọn tước hiệu Phanxicô, tân Giáo hoàng muốn noi gương Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh của những kẻ nghèo hèn, mà tổng giám mục Bergolio vẫn rất ngưỡng mộ. Trong cuộc sống của Ngài cho tới nay, Giáo hoàng Phanxicô, xuất thân từ một gia đình nghèo, vẫn tỏ ra rất khiêm nhường và giản dị. Ngài thích đi métro, thích du hành với những người khác, ít khi sử dụng xe có tài xế riêng và đã không ở trong dinh thự nguy nga dành cho các tổng giám mục Buenos Aires. Vốn nổi tiếng cứng rắn, bảo thủ trong các vấn đề đạo lý, đặc biệt là kịch liệt chống hôn nhân đồng tính ở Achentina, tân Giáo hoàng vẫn xem chống nghèo đói là ưu tiên hàng đầu trong sứ vụ mục tử của Ngài, cho nên theo các nhà quan sát, có thể tân lãnh đạo Giáo hội Công giáo sẽ cởi mở hơn về mặt xã hội. Phanxicô là Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Khác với châu Âu già cỗi, mà hiện đang bị xu hướng thế tục hóa lấn át, Giáo hội Công giáo ở châu Mỹ Latinh được xem là vẫn còn giữ được tính chất năng động và sức sống dồi dào, cho nên vị tân Giáo hoàng gốc Achentina có thể mang lại một luồng gió mới cho Giáo hội. Đây là châu lục có nhiều tín đồ Công giáo nhất thế giới ( 44% ), đông nhất là Brazil với 123 triệu giáo dân, tiếp đến là Mêhicô, 93 triệu. Tuy nhiên, theo giáo sư Jeffrey Klaiber, nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo tại Đại học Công giáo Lima, Peru, trên thực tế đại đa số giáo dân châu Mỹ Latinh không phải là tín đồ thuần thành, hàng triệu người không bao giờ đi nhà thờ. Mặt khác, giáo sư Kleiber cho biết, môi trường tâm linh của Giáo hội nói chung không đủ sức hấp đẫn đối với lớp trẻ, vốn khao khát công lý và hòa bình, nhưng lại không tìm thấy nơi Giáo hội những lời giải đáp cho những bức xúc của họ. Ngoài ra, trong những thập niên qua, các hội thánh Tin Lành đã phát triển rất mạnh ở châu Mỹ Latinh, ngày càng lấn át Giáo hội Công giáo ở châu lục này. Chỉ có một yếu tố thuận lợi đó là con số các tín đồ Công giáo đã tăng nhanh chóng ở nhiều nước phía Nam. Ở những quốc gia đó, Giáo hội vẫn luôn có mặt hàng đầu trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, y tế, chống nghèo đói ), đề ra nhiều sáng kiến mới, khởi xướng nhiều phong trào mới. Nhưng nhiều thách đố to lớn đang chờ đón tân Giáo hoàng, vì Giáo hội vẫn đang bị rúng động bởi các vụ tai tiếng tham nhũng và lạm dụng tình dục trẻ em, bởi các vụ đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Tòa Thánh, bởi cung cách điều hành còn kém cỏi, trong khi quan hệ với các tôn giáo khác, đặc biệt là với Hồi giáo, thì vẫn chưa suôn sẻ. Châu Mỹ vốn được, được mệnh danh là « châu lục của hy vọng », người ta đang chờ xem vị tân Giáo hoàng sẽ đi theo con đường truyền thống của người tiền nhiệm Benedicto 16 hay sẽ canh tân Giáo hội để thích ứng với những đòi hỏi của thế giới ngày nay.

Tân Giáo hoàng trong ngày đầu


  Buổi lễ đầu tiên của Giáo hoàng Francis I là vào thứ Ba 19/03 (BBC) Giáo hoàng mới, Francis I bắt đầu ngày đầu tiên ở vai trò đứng đầu Giáo hội, đang chuẩn bị tuyên bố tầm nhìn cho nhiệm vụ giáo hoàng của mình trong một buổi lễ trù bị. Ngài sẽ dẫn đầu các hồng y trong buổi Lễ đầu tiên, bắt đầu bổ nhiệm các nhân viên chính của tòa Thánh và có thể sẽ đi thăm đức cha tiền nhiệm, giáo hoàng Benedict XVI.
Là người Mỹ Latinh và theo đạo dòng Tên đầu tiên trở thành giáo hoàng, ngài nhận được sự ủng hộ và những lời chúc phúc từ đông đảo người theo đạo trên khắp thế giới.
Nhưng ngài cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách phía trước. Giáo hội vốn vẫn có mâu thuẫn nội bộ dai dẳng và nhất là các vụ tai tiếng liên quan tới lạm dụng tình dục và tham nhũng. Sáng thứ Năm 14/03, giáo hoàng Francis sẽ bắt đầu ngày mới với buổi cầu nguyện riêng ở thánh đường chính của thành Rome được xây để tưởng nhớ Đức mẹ Mary.

'Món quà to lớn'

"Habemus Papam Franciscum," là nội dung được tweet đầu tiên từ tài khoản của giáo hoàng @pontifex kể từ khi Đức Benedict thoái vị hồi tháng trước. Kết quả bầu chọn được đón chào với những tiếng vỗ tay vang trời tại thánh đường ở Buenos Aires, thành phố của tân Giáo hoàng. Trên khắp Mỹ Latinh, người dân đón nhận tin với niềm vui sướng pha lẫn ngạc nhiên. Tin về tân giáo hoàng được tweet từ tài khoản @pontifex, cũng là nội dung đầu tiên được tweet kể từ khi Đức Benedict thoái vị "Đó là một món quà to lớn cho toàn thể Mỹ Latinh. Chúng ta đã chờ đợi 20 thế kỷ. Thật là sự chờ đợi đáng giá," hãng tin AP trích lời Josse Antonio Cruz, một thầy dòng dòng Francis tại thủ đô San Juan của Puerto Rica nói. "Tất thảy mọi người, từ Canada cho tới Patagonia, đều đang cảm thấy được ban phước lành. Thật là một sự kiện đáng nhớ." Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã thay mặt người dân Mỹ gửi "những lời chúc nồng ấm" tới vị tân giáo hoàng vừa được bầu chọn, và ca ngợi Ngài là "giáo hoàng đầu tiên của người dân châu Mỹ". Các phóng viên nói Ngài là một lựa chọn bất ngờ và không nằm trong nhóm nhỏ các gương mặt có nhiều triển vọng trước khi diễn ra việc bỏ phiếu. Nhiều quan sát viên cũng trông đợi là một giáo hoàng ở độ tuổi thấp hơn sẽ được bầu chọn. Tổng cộng 115 vị hồng y đã họp kín, hoàn toàn cắt đứt liên lạc với bên ngoài kể từ chiều hôm thứ Ba và đã trải qua bốn phiên bỏ phiếu. Phải có ít nhất 77 vị hồng y, tức hai phần ba, cùng đồng ý bầu chọn một ứng viên thì người đó mới được bầu thành Giáo hoàng. Trước khi mật nghị bắt đầu, không có vị hồng y nào tỏ ra dẫn trước trong việc trở thành người thay thế cho Đức Benedict XVI. Từng đám đông mang theo ô dù đã tụ tập tại quảng trường, vẫy cờ của các quốc gia trên khắp thế giới. Sau khi danh tính vị tân Giáo hoàng được công bố, vị chủ chăn mới của Giáo hội Công giáo xuất hiện từ lối hành lang nhìn xuống quảng trường để có bài diễn thuyết đầu tiên. Ngài khi đó đã phải chấp nhận lời thỉnh cầu trở thành Giáo hoàng và các hồng y khi đó đã phải tuyên thệ trung thành với ngài, và sau đó Ngài sẽ rời đi để cầu nguyện một mình.

Tân Giáo Hoàng gây sốc ở Vatican

папа римский автомобиль папа римский машина папа римский Photо: EPA
   Tiếng Nói Nước Nga -Trong nhà nguyện Sistine của Vatican tân Giáo hoàng Francis đã cử hành thánh lễ đầu tiên với sự tham gia của các Hồng y, vừa đêm trước đã bỏ phiếu bầu chọn ông làm người đứng đầu Tòa Thánh. Còn chưa kịp chuyển đến Vatican, Đức Giáo hoàng Francis đã bỏ chạy khỏi đó, tới Vương cung Thánh đường Santa Maria Maggiore. Hồi 8 giờ sáng một chiếc xe màu đen với biển số bình thường dừng trước lối cửa hậu. Cha Jorge Bergoglio yêu cầu để cửa giáo đường mở rộng dành cho tất cả mọi người. Mười phút cầu nguyện trước hình ảnh Đức Mẹ Madonna, người bảo trợ thành phố, sau đó ông cất lời hát bản thánh ca Regina Salve, chụp ảnh chung với các con chiên rồi mới đi thu xếp va li trong căn hộ của mình. Dù đã trở thành Giáo hoàng, đức cha Jorge Mario Bergoglio vẫn giữ nguyên là chính mình, ông khiêm nhường và làm tất cả theo cách riêng của ông. Hôm thứ Bảy chẳng hạn, ông muốn gặp gỡ các nhà báo khiến Vatican bị sốc bởi xưa nay Đức Thánh Cha không bao giờ cho phỏng vấn. Tuy nhiên, sau những gì diễn ra đêm qua, Vatican có lẽ cần phải quen với sự ngạc nhiên. Ai có thể tác động đến đức cha người Argentina? Tỷ lệ cược là 1:41.

Chân dung Ðức Giáo Hoàng Phanxicô

(VOA) Hồng y Jorge Mario Bergoglio, vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo sinh tại Buenos Aires, Argentina, năm 1936.
Ngài là con một di dân đến từ Ý và thân phụ Ngài là công nhân đường sắt.
Tân giáo chủ của 1,2 tỉ người Công giáo thế giới lấy tước hiệu Phanxicô I và là người gốc châu Mỹ Latinh đầu tiên giữ ngôi vị này.
Châu Mỹ Latinh là nơi có nhiều tín đồ Công giáo, trong đó người Công giáo tại Brazil và Mexico chiếm đa số.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô học khoa học xã hội tại Santiago, Chile, và vào năm 1960 tốt nghiệp ngành triết tại trường đại học Công giáo Buenos Aires.
Ngài thụ phong linh mục năm 1969, và thuộc dòng Tên. Trước khi làm hồng y vào năm 2001, Ngài là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998.
Ngài được biết đến là một người có lối sống giản dị, khiêm nhường, bảo thủ về mặt giáo luật và có quyết tâm về công bằng xã hội.
Ngài nói với đám đông ở Vatican City vào đêm thứ Tư rằng: “Nhiệm vụ của mật nghị hồng y là chỉ định giáo hoàng và có vẻ các hồng y anh em của tôi đã chọn một trong những người từ phương xa, và tôi đã đứng đây."
Tốc độ của sự lựa chọn được xem là khá nhanh, chỉ dài hơn một chút so với cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô năm 2005, điều này cho thấy các vị hồng y mật nghị đã nhanh chóng kết hợp sau lưng một ứng viên, dù có những tin tức nói rằng có nhiều bất đồng nơi các hồng y.
  
Đức Giáo Hoàng Francis yêu bóng đá và tango

    Франциск 1 папа римский Франциск I п Photо: EPA
  Tiếng Nói Nước Nga - Theo lời ông Hugo Bergoglio, người anh em họ của Đức Tổng giám mục Buenos Aires, người được bầu làm Đức Giáo Hoàng Francisvào ngày thứ Tư, cho đến gần đây Đức Cha Jorge Mario Bergoglio không hề nghĩ mình sẽ trở thành người đứng đầu Giáo hội. Như phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi đã nói, Đức Giáo Hoàng mới là con người đặc biệt giàu nội tâm với bề ngoài bình dị của người tu hành. Giám mục phụ tá Buenos Aires Raul Martin cho biết, Đức Cha Bergolo là con người giản dị, ông yêu bóng đá, tango, mặc dù thực tế sống thiếu một lá phổi từ lâu do nhiễm trùng ./.

Những thách thức đang chờ đức Giáo hoàng mới

Tân Giáo hoàng Phanxicô rời Thánh đường  Santa Maria Maggiore ở Roma. Ảnh chụp ngày  14/03/2013.
\
Tân Giáo hoàng Phanxicô rời Thánh đường Santa Maria Maggiore ở Roma. Ảnh chụp ngày 14/03/2013.
REUTERS/Alessandro Bianchi

Lê Phước
Mật nghị hồng y tại Vatican đã có kết quả với việc bầu một hồng y người Achentina làm người kế nhiệm đức giáo hoàng Benedicto XVI. Báo chí Pháp ngày 14/03/2013 dành ưu tiên đặc biệt cho sự kiện này với nhận định chung : Đức Giáo hoàng mới là niềm kỳ vọng cải cách Giáo Hội cùng với những nhiều hồ sơ hóc búa mà những người tiền nhiệm chưa xử lý xong.

Nhật báo Công Giáo La Croix đăng một bức ảnh lớn của đức giáo hoàng vừa được bầu - giáo hoàng Phanxicô - với dòng tựa « Đức Giáo hoàng đến từ phía nam ». Nhật báo cánh tả Pháp Libération cũng dành trang nhất đăng ảnh vị tân Giáo hoàng cùng với các hồng y tham gia mật nghị đứng trên ban công đại thánh đường Thánh Phêrô để chào các giáo dân. Nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro cũng dành trang nhất đăng ảnh người vừa đắc cử Giáo hoàng với hàng tít lớn : «Phanxicô, đức giáo hoàng của tình bác ái ».
Cả ba tờ báo đều ghi nhận rằng giáo hội Công Giáo La Mã vừa trải qua hai sự kiện đặc biệt : Đức Giáo hoàng Benedicto XVI từ nhiệm là một sự kiện đặc biệt xưa nay hiếm, và giờ đây các hồng y tham gia mật nghị đã bầu một người thuộc dòng Tên đầu tiên và là người Mỹ Latinh đầu tiên vào vị trí Giáo hoàng.
Cả ba tờ báo đều ghi nhận về xuất thân bình dân của đức giáo hoàng Phanxicô. Qua đó, các tờ báo lược lại cuộc sống giản dị và gần gụi tầng lớp bình dân của tân Giáo hoàng. Từ đó, các tờ báo nhận định, Giáo hoàng Phanxicô là « Đức Giáo hoàng của người nghèo », luôn biết lắng nghe tiếng nói của những người bất hạnh nhất trong xã hội.
Le Figaro bày tỏ lạc quan khi đăng bài xã luận trên trang nhất với dòng tựa : «Gương mặt của niềm hy vọng », Libération cũng có bài xã luận mang tên « Quyền lực », và La Croix thì đăng bài xã luận : « Bắt đầu một chặng đường ». Cả ba bài xã luận đều cho rằng Giáo hoàng Phanxicô là một nhân vật mang tính « chuyển tiếp », là nhân vật có thể đứng giữa hai cánh bảo thủ và canh tân trong Giáo hội Công Giáo.

Nhiều thách thức đang chờ đón Giáo hoàng Phanxicô
Chính vì ông là niềm kỳ vọng, nên trên vai ông sẽ là một gánh nặng của những yêu cầu cải tổ. Về chủ đề này, La Croix đăng bài : «10 hồ sơ nóng của vị tân giáo hoàng », Libération thì có bài : « 5 việc chờ đón Giáo hoàng Phanxicô ». Cả hai tờ báo đều tập trung vào một số hồ sơ được cho là những thách thức lớn nhất của Tân Giáo hoàng Phanxicô.
Thứ nhất là hồ sơ cải cách Giáo Hội Công giáo. Hai tờ báo nêu rõ, trải qua nhiều vụ tai tiếng thời gian qua, uy tín và hình ảnh của Giáo hội Công giáo đã bị tổn hại. Nào là những xì căn đan lạm dụng tình dục, nào là sự thiếu minh bạch tài chính, nào là bị chỉ trích không theo kịp thời đại… Đó là những hồ sơ hóc búa cần phải xử lý của người kế nhiệm đức Giáo hoàng Benedicto XVI.
Thứ hai đó là hiện tượng suy yếu của Công giáo tại Châu Âu. Một trong những minh chứng được đưa ra, đó là chỉ trong vòng 10 năm, số trẻ em con nhà Công giáo được rửa tội tại Pháp đã giảm đến 100.000 lượt. Các tờ báo nhận định, xì căn đan các tu sĩ lạm dụng tình dục trẻ em rùm beng ở Đức, Ai-Len, hay ở Bỉ, đã góp phần vào việc mất uy tín của Công giáo tại Châu Âu.
Thứ ba đó là vấn đề quan hệ với Hồi giáo. Vấn đề này nổi lên trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa thế giới phương Tây và thế giới Hồi giáo. Vatican tỏ ra lo lắng cho số phận của những người Công giáo chiếm thiểu số trong các xã hội có đa số là người Hồi giáo.
Kế đến đó là những vấn đề liên quan đến xã hội hiện đại, như phá thai hay hôn nhân đồng tính. Những vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc tín đồ Công giáo.
Đặc biệt đáng chú ý là Libération nêu ra hồ sơ Công giáo tại Trung Quốc và cho rằng đó cũng là một trong những thử thách đang chờ Đức Giáo hoàng Phanxicô. Tờ báo nhắc lại, từ nhiều năm nay, tại Trung Quốc đã tồn tại hai Giáo hội Công giáo, một hoạt động chính thức do nhà nước Trung Quốc điều khiển, một hoạt động ngầm hướng về Vatican. Vấn đề là làm sao biết được bên nào trong hai giáo hội nêu trên có ảnh hưởng nhiều hơn đến tín đồ Công giáo tại Trung Quốc, làm sao định lượng được mức độ tự do của các tín đồ Công giáo ở đất nước này.
Tóm lại, hàng loạt khó khăn đang chờ tân Giáo hoàng Phanxicô. Và cũng như tờ báo Công Giáo La Croix đặt tựa cho bài xã luận của mình : « Điểm khởi đầu của một chặng đường ». Hay như nhận định trong bài xã luận của nhật báo Libération là liệu vị tân Giáo hoàng « sẽ dẫn dắt Giáo hội và tín đồ về một hướng cởi mở hơn đối với các vấn đề liên quan đến phụ nữ, đến giới tính ; hay là ông ta cũng sẽ cứng nhắc như những người tiền nhiệm ».
Thế nhưng, dù sao thì sự bầu chọn Giáo hoàng Phanxicô, một người dòng Tên đầu tiên và là người Mỹ Latinh đầu tiên, cũng cho thấy một tín hiệu cởi mở trong Giáo hội Công giáo, cũng cho thấy một tương lai có nhiều hy vọng như tựa đề của bài xã luận của tờ Le Figaro : «Gương mặt của niềm hy vọng ».