Trung quốc tăng nguồn năng lượng- Nhật Bản : siêu cường quân sự
1. Bước nhảy vọt năng lượng của Trung Quốc trong vịnh Bengal
Ngày 28 tháng 7, Phó Chủ tịch Myanmar U Nyan và Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Yang Houlan đã bấm nút biểu tượng khởi động đường ống dài 800 km dẫn khí đốt từ thềm lục địa gần bờ biển phía Tây của Myanmar đến thị trấn Thụy Lệ trên lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ nhận khoảng 12 tỷ mét khối khí đối mỗi năm trong thời gian 30 năm, và có thể gia hạn thỏa thuận này.
Song song với đường ống dẫn khí, Trung Quốc đã xây dựng đường ống dẫn dầu từ cảng biển của Myanmar đến biên giới của nước mình. Nhiên liệu sẽ được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ châu Phi và Trung Đông. Vào mùa thu sẽ bắt đầu bơm dầu vào đường ống này. Bây giờ Bắc Kinh sẽ nhận khí đốt và dầu mỏ bằng đường bộ qua Myanmar chứ không phải thông qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát. Tại Myanmar, Trung Quốc đang xây dựng cảng nước sâu là rất quan trọng để đảm bảo sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ Dương cũng như chiến lược trở thành một cường quốc đại dương lớn”.
Hoa Kỳ muốn sử dụng Myanmar để chống Trung Quốc.Đó là ý kiến của chuyên viên Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada: “Ở Myanmar biểu hiện rõ các lợi ích địa chính trị của Mỹ liên quan đến cuộc đối đầu với Trung Quốc, với mục đích kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh. Mỹ cố gắng xây dựng quan hệ với các quốc gia trong khu vực để trong trường hợp cần thiết nhận được sự hỗ trợ của họ, hoặc ít nhất sự trung thành. Vì những lý do đó họ đang củng cố quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ, và bây giờ cả với Myanmar”. Để cạnh tranh với Trung Quốc ở Myanmar, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác dựa vào phong trào nhân quyền địa phương. Trên thực tế, đó là lực lượng đối lập với chính quyền Myanmar. Không loại trừ khả năng, các cuộc biểu tình của người dân địa phương phản đối đề án xây dựng các đường ống dẫn dầu khí đã bị phương Tây kích động. Vấn đề là ở chỗ: nông dân yêu cầu bồi thường công bằng cho các khu đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các đường ống. Người dân Myanmar cũng phẫn nộ với thực tế rằng, dầu mỏ và khí đốt sẽ được vận chuyển qua lãnh thổ nước họ đến Trung Quốc, trong khi họ sẽ tiếp tục nấu ăn bằng củi. Đáp lại điều đó, Trung Quốc đang xây dựng các trường học và bệnh viện, thực hiện các hoạt động từ thiện khác. Hoạt động này dịu đi phần nào làn sóng phản đối, nhưng không giải quyết vấn đề. http://vietnamese.ruvr.ru/2013_07_29/118750328/
2.Nhật Bản - cường quốc quân sự qui mô đầy đủ Bình luận về việc chuẩn bị những sửa đổi nguyên tắc trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nhận định rằng, "Môi trường an ninh quốc gia mà chúng ta đối mặt đang thay đổi liên tục, nhưng tôi muốn nói rằng chúng ta đã chứng kiến rất nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm vừa qua" - Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói. "Các yêu cầu về thiết bị và mục tiêu của chúng tôi cũng vì thế mà thay đổi. Đó là lý do vì sao mà chúng tôi đang xem xét lại các nguyên tắc chỉ đạo cho quốc phòng". Ông Onodera giải thích rằng nếu như có một quốc gia khác tiến hành tấn công Nhật bằng tên lửa, Tokyo sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trước tiên. Nhưng nếu như các cuộc không kích tiếp tục và tái diễn thì việc Nhật đáp trả cũng là lẽ tự nhiên. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng nói thêm là trong cộng đồng quốc tế thì khái niệm này đều được nhiều bên nhất trí. "Cho tới lúc này, chúng tôi đã yêu cầu các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, đóng vai trò bảo vệ Nhật Bản". "Nhưng khi chúng tôi xem xét lại việc phân chia công việc giữa Nhật và Mỹ, chúng tôi thấy cần phát triển một tiềm lực nhất định để không kích vào các căn cứ chiến lược của quân địch khi xác định rõ ràng là họ mưu tín tấn công chúng tôi. Theo chúng tôi hiểu thì trong hiến pháp Nhật có cho phép điều này".
Nhật Bản sẽ cố gắng khai thác mọi thành tựu kỹ thuật để kiềm chế mối đe dọa tên lửa và để tấn công trả đũa. Nhật Bản có tất cả những khả năng về kỹ thuật và kinh tế để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất trong vòng vài năm tới, - chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ dự đoán. Nhật Bản đang chuẩn bị để hủy bỏ điều khoản có hiệu lực mấy thập kỷ nay về cấm xuất khẩu các sản phẩm quân sự của đất nước. Cuối cùng, hành động của chính phủ Nhật Bản dự định sửa đổi các điều khoản của Hiến pháp liên quan đến lực lượng vũ trang, để đất nước có được quân đội đầy đủ qui mô. Mặc dù chỉ bây giờ mới xuất hiện cơ hội thay đổi các nguyên tắc trong chính sách quân sự của Nhật Bản, nhưng những điều kiện kỹ thuật cho sự thay đổi này thực ra đã được tạo lập tích hợp trong chặng dài nhiều thập niên. Nhật Bản đã chi khoản tiền khổng lồ để xây dựng tổ hợp công nghiệp-quân sự hàng đầu, suốt thời gian dài thi hành chính sách chủ ý “dựa vào sức mình” trong ngành công nghiệp quốc phòng. Ngay hiện nay, nhu cầu của lực lượng vũ trang quốc gia đã được đáp ứng chủ yếu nhờ hệ thống vũ khí thiết kế và sản xuất hoàn toàn ở Nhật Bản, hoặc là hệ thống sản xuất tại Nhật Bản với giấy phép Mỹ. Hệ thống vũ khí do Nhật Bản sản xuất, trong đó có cả máy bay quân sự, phi cơ mang tên lửa, tàu ngầm, vũ khí hải quân và xe tăng, đều phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Trong nhiều thập kỷ Nhật Bản đã dành kinh phí tài chính rất lớn để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Quy mô không lớn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và từ chối xuất khẩu, có nghĩa là hệ thống vũ khí của Nhật Bản đã sản xuất theo những lô nhỏ. Giá thành mỗi đơn vị vũ khí sản xuất ở Nhật Bản cao hơn 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại của Mỹ, trong khi cũng chỉ có tính năng tương đương hoặc thậm chí tồi hơn. Trong những năm 2000, sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản đã dẫn tới chỗ ngân sách quân sự ngừng gia tăng, còn việc mua sắm vũ khí mới cũng giảm rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp quốc phòng Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Bây giờ xuất hiện cơ hội để nhanh chóng cải biến tình thế. Trước hết, các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản có thể tăng cao đáng kể phần tham gia của họ vào các dự án của giới sản xuất vũ khí Mỹ và châu Âu. Kinh nghiệm độc đáo mà người Nhật sở hữu trong ngành công nghiệp điện tử, chế tạo động cơ, sản xuất vật liệu tiên tiến, không cần nghi ngờ gì, sẽ được yêu cầu, và các công ty Nhật Bản vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong phân chia lao động quốc tế trên bình diện công nghiệp quốc phòng, giống như các cơ sở Vương quốc Anh và Israel. Chắc chắn Nhật Bản có thể cố gắng triển khai xuất khẩu hệ thống vũ khí riêng của nước mình. Tính đến chi phí cao của việc sản xuất ở nội địa Nhật Bản, có thể giả định rằng sự hợp tác của Nhật Bản với các nước khác sẽ thường mang hình thức tổ chức xí nghiệp liên doanh, với tỷ lệ đáng kể về nội địa hóa sản xuất trên lãnh thổ nước đối tác của Nhật Bản. Những đối tác tiềm năng có triển vọng của Nhật Bản trong lĩnh vực này có thể là các quốc gia châu Á, vốn cũng đang tìm cách phát triển nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình trong tâm thế lo ngại trước sự nổi trội của Trung Quốc, thí dụ những nước như Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Phần tham gia tích cực then chốt của tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nhật Bản trong hợp tác quốc tế, song hành với sự quan tâm ngày càng tăng của Chính phủ cho các vấn đề quân sự, sẽ tạo điều kiện để tái trang bị quân sự và gia tăng tiềm năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Nhật Bản. Chắc hẳn, những hệ thống vũ khí tấn công đầu tiên mà Nhật Bản thiết kế nhằm kiềm chế Bắc Triều Tiên và thêm nữa là ngăn chặn Trung Quốc, sẽ là tên lửa hành trình tầm trung, có sử dụng công nghệ sản xuất nội địa hiện nay Nhật Bản là tên lửa chống tàu biển, chẳng hạn như mẫu SSM-1.
Đây cũng là con đường mà Đài Loan đã trải qua khi chế tạo tên lửa hành trình dựa trên mẫu tên lửa chống tàu "Hùng Phong-2». Đồng thời, kinh nghiệm sẵn có của Nhật Bản trong việc thực thi các chương trình không gian riêng và tiềm năng cao của ngành công nghiệp Nhật Bản sẽ tạo đà để trong tương lai chế tạo cả tên lửa đạn đạo nhãn hiệu Nhật Bản. Nhật Bản có đầy đủ mọi khả năng kỹ thuật và kinh tế để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất trong vòng vài năm tới.
Chướng ngại vật cản trở xu thế này chỉ là tinh thần yêu hòa bình của bộ phận đáng kể trong cộng đồng Nhật Bản và sự phản đối của Mỹ. Thế nhưng tâm trạng của xã hội Nhật Bản cũng dần biến đổi, còn Hoa Kỳ trên nền suy giảm nội lực cũng sẽ buộc phải tăng cường sử dụng ngày càng nhiều hơn sức mạnh của các đồng minh để thực thi chính sách khu vực của Washington http://vietnamese.ruvr.ru/2013_07_29/118745157/
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/131753/buoc-ngoat-trong-chien-luoc-quoc-phong-cua-nhat.html