Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

"GIẤC MƠ TRUNG HOA" CỦA Ô. TẬP CẬN BÌIN KHÓ THÀNH HIỆN THỰC ?

Liệu ông Tập Cận Bình có thắng được thói quen tiệc tùng xa hoa của quan chức Trung Quốc?xa hoa trung quoc

 Tiếng Nói Nước Nga -Ở Trung Quốc tiếp diễn chiến dịch chống xa hoa lãng phí do tân lãnh đạo đảng và Nhà nước Tập Cận Bình phát động trong khuôn khổ những biện pháp chống tham nhũng và biển thủ công quỹ. Cụ thể, cuộc đấu tranh đã động chạm đến các bữa tiệc và những món ngon vật lạ ê hề của các quan chức từ kinh phí nhà nước hoặc doanh nghiệp quốc gia. Tuy nhiên biện pháp của chính quyền trung ương vấp phải sự bất mãn của các quan chức. Chuyên viên Andrei Karneev Phó Giám đốc Viện các nước Á-Phi thuộc Đại học Tổng hợp Matxcơva MGU sẽ xem xét vấn đề này. Chính quyền ban hành nghị định hướng dẫn cán bộ nhà nước và nhân viên các tổ chức chính phủ tuân thủ “8 điều qui định” về hành vi, nhằm nâng cao hình ảnh uy tín của đảng và chính phủ trong con mắt công chúng. Tuy vậy gần đây, một số nhà báo Hồng Kông đã tiến hành phỏng vấn công chúng ở các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc, và phát hiện thấy rằng đúng như câu ngạn ngữ khôn ngoan “phép vua thua lệ làng”, - thượng cấp công bố bất cứ chính sách nào thì cấp dưới luôn biết cách tránh né. Và các nhà báo đã thu thập không ít cứ liệu về phương thức mà quan chức địa phương áp dụng trong trường hợp này. Ở một số nơi, những bàn tiệc lễ hội và thết đãi phong phú bây giờ được tổ chức không phải là trong các nhà hàng sang trọng nữa, mà ở những căn phòng căng-tin đã trần thiết lại của cơ quan. Nơi trước đây thường bán xuất ăn trưa tiêu chuẩn với giá vài đồng nhân dân tệ thì bây giờ có thể thưởng thức các món hải sản tươi và đồ uống đắt tiền. Để phòng ngừa các blogger có mặt ở khắp nơi chụp ảnh rồi sau đó đăng lên tấm hình chứng cớ về “tiệc tùng xa hoa”, những chai rượu quí như Mao Đài chẳng hạn hoặc là được bóc nhãn, hoặc là rót hẳn toàn bộ rượu bên trong sang vỏ chai nước khoáng bình dân. Theo thông báo, ở tỉnh Phúc Kiến, các nhà ăn tập thể của nhiều cơ quan giờ đây được nâng cấp tu bổ và trang bị những phòng riêng. Kết quả là, một số phòng trong đó chẳng kém gì nhà hàng trong restaurant năm sao. Người ta còn mời đến đó cả những đầu bếp giỏi nhất từ những nhà hàng đắt tiền, nơi mà bây giờ chuyện kinh doanh đã sút kém vì không còn thu được khoản lời lãi khủng. Một mưu mẹo khác của quan chức là di chuyển các bữa tiệc đến những “khu nhà vườn”, "trang trại", nhà nghỉ ngoại ô và những địa điểm khác của môn du lịch sinh thái. Phương án nữa là tổ chức tiệc và cuộc thết đãi trong các căn hộ tư nhân và nhà riêng. Theo dữ liệu của Nam Hoa báo, nhiều căn nhà nhìn bên ngoài trông rất giản dị nhưng nội thất gồm những căn phòng được tái thiết sang trọng rất tiện lợi thoải mái cho những bữa tiệc cao cấp. Tờ báo dẫn ra nhiều chi tiết thú vị về cách thức mà các quan chức địa phương và giới doanh nhân đã phát minh ra, vừa tránh không vi phạm qui định nghiêm ngặt do Bắc Kinh ban hành với nhiều cấm kỵ về ăn trưa ăn tối, mà vẫn thực hiện được nguyện vọng gặm nhấm đục khoét tiền ngân sách. Thời xưa, Mao Chủ tịch từng tuyên bố: “Cách mạng không phải là bữa tiệc cho quí vị”, với ý rằng cách mạng luôn luôn là hủy diệt, đấu tranh, máu chảy và đau khổ. Còn bây giờ ở Trung Quốc, nơi đặt ra nhiệm vụ xây dựng "xã hội thịnh vượng thu nhỏ", chính quyền tỏ ra phẫn nộ trước cảnh tiệc tùng sang trọng và lãng phí của giới quan liêu, để phô trương sự gần gũi của mình với nhân dân. Trong những phát biểu chính thức liên tục nhấn mạnh lo ngại về cảnh phân hóa xã hội ngày càng gia tăng, đà suy thoái chuẩn mực đạo đức và giá trị tinh thần trong cộng đồng. Nhưng những biện pháp cấm đoán đơn giản kèm theo tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông chính thức, liệu có đủ chăng? Ngay từ thời trước, chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch trong những năm 30 của thế kỷ XX từng đấu tranh với tệ nạn lãng phí và cuộc sống xa hoa của quan chức. Khi đó, người ta còn tổ chức chiến dịch toàn Trung Hoa "Vì cuộc sống mới", đội tuần tiễu thình lình đến các nhà hàng và quán bar ở các đô thị lớn của Trung Quốc để kiểm tra xem bao nhiêu món ăn được đặt cho một bữa tiệc trưa. Một số quan sát viên nhận định rằng những dạng khác nhau của lễ lạt tiệc tùng thừa mứa đồ ăn thức uống không chỉ là thói quen tiêu xài, mà còn bắt nguồn từ chuẩn mực xã hội. Vượt qua nó trong khoảng thời gian ngắn ngủi là chuyện không hề giản đơn. Ở đây, cần có hệ thống biện pháp gắn với sự cần thiết hoạch định mối quan hệ đổi khác một cách nguyên tắc giữa chính quyền và cộng đồng. Mà điều đó chỉ có thể là kết quả của công cuộc cải tổ sâu rộng và những thay đổi cơ bản trong xã hội. Tân Chính phủ của ông Tập và ông Lý sẽ đối mặt với công tác chẳng nhẹ nhàng mà kết quả đến đâu còn chưa ai biết. http://vietnamese.ruvr.ru/2013_04_01/109572009/