Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

GIÚP NGƯỜI DAO ĐỎ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phụ nữ Dao Đỏ và du lịch bền vững
ở Tà Phín
Marc Eiden (Radio Australia 16/10/2013) - Thời gian ở trọ cùng với những phụ nữ người Dao Đỏ tại phía Bắc Việt Nam đã khiến nhà làm phim Erin McCuskey’s có cảm hứng dựng một bộ phim ngắn về những người ở vùng đất xa xôi này.
Trong hành trình đến làng Tà Phín hẻo lánh,  Erin McCuskey và Lyndan Baxter rất xúc động trước những gì họ thấy và nghe về những người phụ nữ ở đây. Và thế là Erin và Lyndan bắt đầu ghi lại câu chuyện của họ.


 Ta Phin: A Hard Life Easy to Live” ( Tà Phín: Cuộc sống khó khăn nhưng dễ sống) (1) kể về câu chuyện của những người phụ nữ Dao Đỏ ở Tà Phín, những người ý thực được rằng cách duy nhất để bảo tồn và bảo vệ văn hóa của họ cùng môi trường ở đây là tiếp nhận ‘kinh doanh du lịch kiểu Tây’ một cách thận trọng.  Bằng cách hợp lại với nhau, phụ nữ Tà Phín giải quyết những ảnh hưởng do công nghệ du lịch tại cộng đồng của họ bằng cách mời khách du lịch tới nghỉ trong nhà của họ và chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống trong làng. “Họ tin rằng du lịch bền vững sẽ giúp nâng cao cuộc sống của họ, mang thế giới bên ngoài về làng và bảo vệ văn hóa của họ. Đó là một cuộc sống khó khăn nhưng đơn giản và ấm cúng,”Erin nói.
 Phỏng vấn ngắn với nhà làm phim Erin McCuskey

PV: Bộ phim về Tà Phín bắt nguồn do ý tưởng nào?
Erin: Bạn tôi, Lynden, và tôi muốn sử dụng những kỹ năng sẵn có của mình. Kinh nghiệm của tôi về truyền thông sáng tạo ( phim, nhiếp ảnh và hoạt họa..) và cô ấy, về viết văn, có thể hỗ trợ phụ nữ trong bối cảnh quốc tế. Chúng tôi muốn thử thách và du lịch, hai thứ thật hợp với nhau.

PV: Tại sao bộ phim về những con người ở Tà Phín lại có ý nghĩa với chị?
Erin: Nó thiên về chia sẻ thông điệp của họ hơn, để đảm bảo rằng tâm huyết của họ về cuộc sống, cho con cái và văn hóa của họ được mọi người biết đến và để nói với thế giới rằng hãy đến thăm họ. Du lịch bền vừng là cách mà những người phụ nữ này muốn bảo vệ làng của họ khỏi nghèo đói. Chúng tôi có thể giúp bằng cách đảm bảo rằng thế giới sẽ tôn trọng ngôi làng này và những người khác.

PV: Làm phim tại một nước khác gặp phải những khó khăn nào? Erin: Vấn đề lớn của chúng tôi là việc phải liên lạc từ xa. Chúng tôi phải cố gắng trong ba năm để liên lạc từ Úc. Cuối cùng chúng tôi quyết định là sẽ cứ đi để xem sao. Khi đến nơi, trong vòng hai ngày chúng tôi phải liên lạc và phải đi chuyến tàu đêm đến Sa Pa. Điều đó giống như thể họ phải nhìn thấy tia sáng trong mắt chúng tôi, cảm thấy sự quyết tâm và đánh giá sự thấu hiểu của chúng tôi. Những phụ nữ này không có thư điện tử, tài khoản ngân hàng hay điện thoại để bàn. Những đứa con của họ lái xe máy và dùng điện thoại di động. Đó là nhiều thế giới lồng xen kẽ với nhau.

PV: Chị đã dùng thiết bị nào để dựng nên video này?
Erin: Không thể tin nổi là chúng tôi dùng máy chụp ảnh kỹ thuật số SLR cùng loa gắn sẵn trong máy.  Mục đích của tôi là ‘tất cả là ý tưởng’. Tuy nhiên lần sau tôi sẽ dùng XLR mic, một đèn LED nhỏ và ổ cứng dự trữ, nhưng nếu thế tôi sẽ cần thêm người đi trong đoàn?  Thực ra tất cả khá hoàn hảo rồi.



(1) Muốn coi :
 Ta Phin: A Hard Life Easy to Live” ( Tà Phín: Cuộc sống khó khăn nhưng dễ sống)
hãy bấm :
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-10-16/ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-dao-%C4%91%E1%BB%8F-v%C3%A0-du-l%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng-%E1%BB%9F-t%C3%A0-ph%C3%ADn/1205632