Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

MIỀN TRUNG LŨ LỤT TANG THƯƠNG

1. Thiệt hại nhân mạng vả tài sản
thiet hai nhan mang Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết tính đến 6g sáng 18-11, miền Trung - Tây Nguyên đã có 31 người chết do lũ lụt, tăng 7 người so với ngày 17-11.
Người dân ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng chạy lụt vừa qua - Ảnh: Đoàn Cường

2. Quốc lộ qua miền Trung ngập trong biển nước
QUOC LO QUOC LO 2
Chiều 16/11, sau nhiều giờ ách tắc, CSGT Quảng Ngãi bắt đầu cho các phương tiện xếp hàng lưu thông trên quốc lộ 1A. Lũ đang dần rút nhưng tuyến đường vẫn mênh mông nước.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/quoc-lo-qua-mien-trung-ngap-trong-bien-nuoc-2911297.html
3. Nước lũ Quảng Ngãi dâng cao 15 m trong đêm
Đêm 16, lũ lớn dâng cao hơn 15 m ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi khiến hàng trăm nơi sạt lở núi gây ách tắc tất cả các tuyến đường, ít nhất 10 cây cầu bị phá hỏng.
CAU TAN LONG Mưa lũ lớn dâng cao hơn 15 m đã cuốn phăng chiếc cầu Tân Long Trung, xã Ba Động, huyện miền núi Ba Tơ vào đêm 15/11, gây cô lập hoàn toàn gần 200 hộ dân với hơn 600 nhân khẩu.
CAU HOC KE
Cầu Hóc Kè, thôn Hóc Kè, xã Ba Động bị lũ gây sạt mố trống hoác, hư hỏng nặng. "Ít nhất 4.000 hộ  với khoảng 16.000 nhân khẩu không thể đi lại được do nước lũ phá hỏng, cuốn trôi các chiếc cầu bắc ngang qua sông Tô, sông Liêng trên địa bàn huyện. Suốt từ tối qua đến trưa 16/11, hàng chục nghìn khối đất, đá sạt lở tràn xuống tại km15 và km17 chắn ngang tuyến quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Ba Động và Ba Thành gây cô lập hoàn toàn huyện miền núi Ba Tơ gây tắc nghẽn giao thông"…
NUI SAT Sạt lở núi nghiêm trọng đã biến quãng đường dài trên quốc lộ 24 tại km15, thôn Tôn Long Hạ, xã Động thành sa mạc dày đặc những tảng đá lớn, nước chảy ầm ầm như thác đổ gây tắc nghẽn giao thông. Hiện toàn huyện Ba Tơ có hàng trăm điểm sạt lở núi gây ách tắc giao thông hoàn toàn trên các tuyến đường từ trung tâm huyện về 6 xã vùng cao
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lu-quang-ngai-dang-cao-15-m-trong-dem-2911165.html
4. Nước mắt người dân mất trắng tay
NUOC MAT NUOC MAT 2 NUOC MAT 3
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nuoc-mat-noi-tam-lu-quang-ngai-2911448.html

5. Nguyên nhân
Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.
VOA: Báo chí trong nước nói tình trạng này do ‘ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ’?
Ông Hồ Đắc Hưng: Họ phải nói vậy thôi. Thứ nhất do mở đập thủy điện nhiều quá. Thứ hai, do nạn phá rừng nên giờ không giữ nước được khi mưa nhiều.

VOA: Anh nói lũ do người ta xả lũ xuống chứ không phải do mưa bão?
Ông Hồ Đắc Hưng: Không có bão. Mưa thì nhiều trên thượng nguồn. Vì phá rừng, không giữ được nước, nên nước đổ xuống các hồ nhiều. Họ sợ vỡ đập thì còn chết nhiều hơn nữa. Cho nên, họ xả lũ, xả hồ chứa nước đập thủy điện mới gây lũ, chứ không phải lụt. Lụt thì nước dâng lên từ từ. Còn đây lũ nó ào xuống chạy đâu có kịp.
VOA: Đã có sơ tán, sao lại có nhiều người bị mắc kẹt trong lũ, thưa anh?
Ông Hồ Đắc Hưng: Tại chạy không kịp. Phương tiện cũng không có. Lũ mà, sao chạy cho kịp.

http://www.voatiengviet.com/content/ba-muoi-sau-nguoi-chet-vi-lu-o-mien-trung-vietnam/1792273.html

6.Thủy điện không thể vô can
TT - Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
 Ông Trịnh Duy Thuân, bí thư Thị ủy An Khê, cho biết “thủ phạm” gây ra tình trạng ngập lụt của thị xã An Khê trong đợt mưa lũ vừa qua là do thủy điện An Khê - Kanak. Ông Hồ Văn Diện, phó chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa, cũng nói trong đợt ngập lụt lịch sử vừa qua có nguyên nhân từ việc Nhà máy thủy điện An Khê - Kanak và hồ thủy lợi Ayun Hạ đã xả lũ
Ngày 15-11, nước lũ dâng gần ngập cầu Sông Ba qua thị xã An Khê (Gia Lai) - Ảnh: Lê Trang
Tại cuộc họp với lãnh đạo các ngành liên quan ngày 17-11, ông Hồ Quốc Dũng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định - yêu cầu lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu gấp cho UBND tỉnh để kiến nghị sớm có một đánh giá khoa học về thực trạng lũ lụt miền Trung. Ông Dũng bức xúc: “Tôi xuống dưới dân, người ta nói họ sống cả ngàn đời, mưa thế này là không gì hết. Lâu nay mình sống ở quê mình biết, mưa 200-300mm là thường thôi. Nhưng những năm gần đây, ở miền Trung hễ có mưa là có lũ lớn và rất lớn. Do đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tham gia để đánh giá vì sao chuyện đó xảy ra, chứ bây giờ chẳng ai nói được hết. Hễ có lũ lớn, ông thì đổ cho thủy điện, ông đổ cho thủy lợi, ông thì đổ mưa to, ông thì đổ do phá rừng, đủ thứ, cuối cùng không biết đổ đâu thì nói là do biến đổi khí hậu. Nếu cứ để thế này thì đời sống của người dân ngàn đời nữa còn cơ cực, không cách chi mà ngóc đầu lên nổi”.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/580744/thuy-dien-khong-the-vo-can.html\

7.Dân thiệt hại bao nhiêu, thủy điện phải bồi thường bấy nhiêu

TTO - Người dân thiệt hại bao nhiêu thì chủ đầu tư thủy điện phải đền bù bấy nhiêu. Kinh doanh thu lợi nhuận mà hà cớ gì khi gây thiệt hại cho người dân lại không chịu đền bù? Nhiều bạn đọc đã đặt vấn đề như vậy.
http://tuoitre.vn/Ban-doc/580769/dan-thiet-hai-bao-nhieu-thuy-dien-phai-boi-thuong-bay-nhieu.html