Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

TRÔNG ĐỢI THÁI ĐỘ CỦA TQ TẠI CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH ASEAN

ASEAN khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại Brunei

clip_image001    Dinh thủ tướng Brunei, nơi diễn ra thượng đỉnh Asean, từ 24/03/2013. REUTERS/Bazuki Muhammad ( Theo RFI -Tiếng nói Nước Nga)Hội nghị thượng đỉnh thường niên cua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tiến hành trong hai ngày 24 và 25 /04/2013 tại Brunei. Theo dự thảo, lãnh đạo các nước của tổ chức thảo luận về 2 vấn dề :
  1) chương trình chuyển đổi ASEAN- cộng dồng mười quốc gia với tổng dân số 600 triệu người và GDP hơn 3 nghìn tỷ dollar -  thành một cộng đồng kinh tế tương tự như EU. Nếu như ý tưởng này được thực hiện, ở châu Á sẽ xuất hiện khối thương mại mới lớn nhất thế giới. Các thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh lưu ý rằng trong lĩnh vực này tới khi đã thực hiện 77% công việc, cộng đồng kinh tế mới có thể xuất hiện trên thế giới  trong một năm rưỡi nữa, vào năm 2015. Các lãnh đạo ASEAN dự trù sẽ thông báo mở các cuộc đàm phán vào tháng tới với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand để thiết lập một khu vực tự do mậu dịch khổng lồ, mang tên "Đối tác kinh tế toàn diện khu vực" ( RCEP ). ASEAN hy vọng sẽ kết thúc các cuộc đàm phán này vào năm 2015.   2 )Tranh chấp lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc đối với các đảo ở biển Nam Hoa (Biển Đông). Bản dự thảo tuyên bố viết: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết giải quyết một các hòa bình các tranh chấp chủ quyền, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc thương lượng theo đúng các nguyên tắc được thừa nhận trong công pháp quốc tế”. Bản dự thảo tuyên bố nhắc lại lời kêu gọi của các nước Đông Nam Á nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc. Thế nhưng, tới nay Trung Quốc chi muốn thương lượng trực tiếp với từng nước hơn là đàm phán với cả khối ASEAN, dã không hề tỏ thái độ muốn nhanh chóng thảo luận về bộ quy tắc ứng xử này. Nhắc lại năm ngoái, tại cuộc họp thượng đỉnh thường niên của ASEAN ở Phnom Penh, những nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm thống nhất lập trường của khối này trước thái độ xác quyết chủ quyền ngày càng hung hãn của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông đã không thành công, do sự chống đối của Cam Bốt, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, mà năm ngoái giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. Kêt quả là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh tháng 7 năm ngoái đã không đưa ra được một thông cáo chung./.