Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN : KHUYẾN CÁO VÀ CHẾ TÀI

1) Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ Cồn Dầu Đà Nẵng
Fr: Loan Phan* Huy Nguyen
Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc: Những trường hợp chiếm đoạt đất đai ở Việt Nam cần phải được giải quyết ngay lập tức
( Bấm : Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc )
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ

Ảnhbên: Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ
  cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

GENEVA (26 tháng Ba 2014) – Một nhóm các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư đã kêu gọi Chính quyền Việt Nam can thiệp ngay lập tức đối với một trường hợp cưỡng chế đất đai những gia đình còn lại ở Cồn Dầu, một làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
"Trường hợp này rõ ràng là một trường hợp chiếm đoạt đất đai vì lợi ích các doanh nghiệp tư nhân và với cái giá phải trả là tổn thất của người dân địa phương", Raquel Rolnik, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền có nhà ở, cho biết.
Năm 2007, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định chiếm đoạt đất của làng Cồn Dầu, vốn được sử dụng cho nhà ở và nông nghiệp. Người dân địa phương đã phản đối dự án này, và chỉ được đền bù với giá thấp và nhà tái định cư ở vị trí xa xôi. Khu vực đất Cồn Dầu được giao cho công ty tư nhân Sun Land thuê để xây một khu nhà nghỉ sinh thái.
Năm 2013, hàng trăm hộ dân đã chuyển đi sau khi đối mặt với áp lực và đe dọa, một số người còn phải chứng kiến nhà của họ bị phá hủy. Quyền sử dụng đất đã được cho là đang được bán theo lô cho các cá nhân. Vào ngày 7 tháng Ba 2014, chính quyền địa phương Đà Nẵng đã đưa ra thời hạn cuối cùng là 15 tháng Tư 2014 cho khoảng trên 100 hộ dân còn lại, và họ phải giao đất và chuyển ra trước ngày này. Trong khi đó, việc phá hủy các khu nhà một cách bắt buộc vẫn đang diễn ra, và người ta lo ngại rằng thậm chí trước thời hạn cuối cùng kia, tất cả các căn nhà ở đây đã bị phá hủy.
"Bởi vì hàng trăm gia đình vẫn đang đấu tranh dành quyền giữ lại ngôi nhà của họ, chúng tôi đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp này tới chính quyền Trung Ương Việt Nam và đề nghị họ can thiệp vào một cách mạnh mẽ", bà Rolnik bổ sung.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về lĩnh vực văn hóa Farida Shaheed, người vừa mới ghé thăm Việt Nam gần đây, nói rằng khu làng là nhà của một cộng đồng Công Giáo nhỏ.
"Cồn Dầu được xây dựng bởi công sức của nhiều thế hệ người dân sống ở đây, những người đã tạo nên một nền văn hóa thông qua việc trồng lúa và các hoạt động của nhà thờ", bà nói. "Nghĩa trang giáo sứ, một địa điểm di sản văn hóa dân tộc, đã bị dỡ bỏ và chuyển tới một khu vực hẻo lánh. Những hành động như thế là phá hoại nghiêm trọng cuộc sống văn hóa và tôn giáo của cộng đồng, và phải được chấm dứt ngay lập tức".
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo và niêm tìn Heiner Bielefeldt và chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề người thiểu số Rita Izsák đã cùng đưa tham gia vào bản kêu gọi khẩn cấp được gửi cho chính phủ Việt Nam vào đầu tuần trước.
2) Ai sẽ bị chế tài?
Dân biểu Ed Royce đang nói về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam( Theo AFP/Thuy My) Vừa qua vào ngày 14/03/2014, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang số hiệu HR 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ. ( Hình) Dân biểu Ed Royce đang nói về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam @royce.house.gov
Dự luật này dự kiến  trừng phạt những quan chức Việt Nam «đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam ». Biện pháp trừng phạt gồm những hạn chế về du hành và tài chính.
RFI phỏng vấn  nhà bình luận Phạm chí Dũng
RFI - dự luật này nếu được thông qua sẽ có hiệu quả răn đe thực sự ?
Phạm chí Dũng .. hiệu quả răn đe thực sự đối với cá nhân. Về mặt tâm lý của các quan chức trong chế độ độc tài và tham nhũng, thì việc mất thể chế đối với họ không quan trọng bằng việc mất tài sản cá nhân và ảnh hưởng tới sinh mạng của họ. Đó là tâm lý ích kỷ vốn có của các quan chức vốn ở trong một chế độ độc trị.
…..Một khi thể chế thay đổi như Mùa xuân Ả Rập, ở Tunisie, ở Ai Cập, lúc đó tình hình sẽ như thế nào ? những cá nhân tham nhũng, chuyên quyền, vi phạm nhân quyền nhưng lại không có bất kỳ một lối thoát nào ra khỏi đất nước của họ.Chúng ta đã thấy số phận Kadhafi, với khối lượng tài sản tôi nghe nói lên tới 10 tỉ đô la chứ không phải là ít, nhưng không ra thoát được một đồng nào cả. Và số phận của Kadhafi cuối cùng là nằm dưới cống, như một xác chuột.
Cho nên họ nhìn vào bài học Miến Điện – và rất may là đã có bài học này rồi, nếu không có lẽ họ còn kéo dài nữa, và cái chết đối với họ gần như là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ có bài học nhãn tiền của Miến Điện, tôi nghĩ sẽ có một số quan chức ngộ ra.
Họ nhận ra, thấy được con đường là dù sao cũng nên thỏa hiệp phần nào đó với nhân dân và làm cho bầu không khí có vẻ như là dân chủ hơn, đỡ căng thẳng hơn. Do đó có thể họ sẽ nhận thức được một điều cực kỳ quan trọng, là nếu chia sẻ quyền lực với nhân dân thì dù sao đó là lối thoát khả dĩ nhất của họ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140327-vi-pham-nhan-quyen-o-viet-nam-ai-se-bi-che-tai\