Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

HOC TIẾNG ANH

Câu chuyện người dân Campuchia học tiếng Anh ngoạn mục như thế nào?  

( Infonet) Ban đêm chúng tôi đi ra quán ăn uống, các chủ quán cũng giới thiệu với chúng tôi bằng tiếng Anh các món ăn khác nhau, món này giá bao nhiêu, món kia giá cả thế nào… chúng tôi thấy rất ngạc nhiên.

clip_image002
Theo ông Trần Xuân Nhĩ, chúng ta phải phát triển học tiếng Anh làm sao để xuất khẩu được nhân lực

Trao đổi với PV, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh của người dân Campuchia:
“Tôi có dịp đi sang Campuchia, mặc dù là nước còn kém phát triển, nhưng tôi thấy người dân ở đây rất giỏi tiếng Anh. Khi tôi vào một khu chợ có khoảng 20 phụ nữ đứng bán hàng, tôi thực sự ngạc nhiên, đến đâu người ta cũng nói được tiếng Anh, giới thiệu các mặt hàng, sản phẩm… cho du khách.”
Người ta tư vấn cho du khách mặt hàng này bao nhiêu tiền, mặt hàng này tốt như thế nào, xấu như thế nào… toàn bằng tiếng Anh, đi đến cả 20 gian hàng thì họ đều nói được tiếng Anh hết...
Điều ngạc nhiên nữa, khi chúng tôi đi xe túc túc, người lái xe túc túc giới thiệu cho chúng tôi cũng toàn bằng tiếng Anh đây là công trình gì, bảo tàng, thư viện, đường nào…
Ban đêm chúng tôi đi ra quán ăn uống, các chủ quán cũng giới thiệu với chúng tôi bằng tiếng Anh các món ăn khác nhau, món này giá bao nhiêu, món kia giá cả thế nào… chúng tôi thấy ngạc nhiên.
Khi chúng tôi hỏi lại họ, vì sao ở nước các bạn ai ai cũng biết tiếng Anh. Thì chúng tôi nhận được câu trả lời của một số người dân. Chính quyền địa phương cấp cho chúng tôi kiểu như cái thẻ thuế môn bài, giấy phép hành nghề, khi chúng tôi nhận thẻ, thì họ cấp luôn cho cuốn sách tiếng Anh để tự học và tự giao tiếp bán hàng.
Trong vòng 1 năm, nếu chủ hàng không học tiếng Anh thành thạo thì chính quyền địa phương người ta thu luôn giấy phép hành nghề. Vì vậy, ai ai muốn mưu sinh kiếm sống thì bắt buộc phải học để giao tiếp, để bán hàng… Đây có thể thấy câu chuyện học tiếng Anh ở Campuchia, một đất nước còn nghèo hơn chúng ta, nhưng cách học tiếng Anh của người dân rất hiệu quả.
Còn ở Việt Nam thì sao? Chúng ta không làm được như họ thì tiến hành phổ cập tiếng Anh phải từ mầm non, chứ không thể dạy từ lớp 3. Ai cũng thừa nhận rằng, giai đoạn của trẻ từ 3 – 7 tuổi, học ngoại ngữ nhanh nhất.
Chẳng hạn trẻ chỉ chơi một cái tranh với 30 - 40 từ bằng tiếng Anh, trẻ chỉ tiếp xúc một hai lần là có thể nhớ hết và nhớ lâu. Còn khi càng lớn tuổi trí nhớ của trẻ sẽ càng chậm đi… việc học ngoại ngữ sẽ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, khi ở mầm non, đứa trẻ bập bẹ nói, không chỉ tiếng Anh mà tiếng Việt cũng là ngoại ngữ. Thậm chí có trẻ, gia đình có điều kiện có thể cho học tới 3 ngoại ngữ cùng một lúc.
Tôi nghĩ, theo chủ trương đường lối của Đảng, chúng ta phải hội nhập. Nhưng hội nhập mà không biết ngoại ngữ thì làm sao hội nhập được. Vì vậy, muốn dạy ngoại  ngữ tốt, môi trường mầm non là điều kiện lý tưởng, vì trẻ ở độ tuổi này hấp thụ ngoại ngữ tốt. Trong vấn đề hội nhập có nhiều mặt, nhưng ngoại ngữ là hàng đầu, vì muốn hội nhập con người ta phải giao tiếp với nhau.
Ngoài việc chúng ta dạy tiếng Anh cho trẻ từ bé, tại các cấp học, chúng ta không ngừng tổ chức các cuộc thi tiếng Anh với nhiều hình thức, nghe, nói, đọc, viết… để học sinh có dịp cọ sát thực tế, đánh giá lại kiến thức, phương pháp học tiếng Anh  để điều chỉnh cách học.
Như các nước lân cận Malaisya, Phillipin, Singgapore… tiếng Anh họ rất phát triển, họ còn đi dạy các nước khác. Vậy vì sao chúng ta không tự phát triển, không mở ra các trường song ngữ để phổ cập tiếng Anh?
Nguyễn Hiếu